Thị xã Điện Bàn có địa bàn trải từ 15050' đến 15057' vĩ độ Bắc và từ 1080 đến 108020’ kinh độ Đông. Thị xã Điện Bàn được chia thành 20 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: 07 phường (Vĩnh Điện, Điện An, Điện Ngọc, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông, Điện Dương) và 13 xã (Điện Phong, Điện Trung, Điện Quang, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Hòa, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện Minh, Điện Phương).
Diện tích tự nhiên 21.497,00 ha. Điện Bàn có địa thế thấp dần từ Tây sang Đơng, mức độ chia cắt trung bình. Địa hình của Điện Bàn được chia ra thành ba dạng chính: (1) Địa hình ven biển chủ yếu là cồn cát và bãi cát ven biển chạy dài từ Bắc xuống Nam với diện tích khoảng 5.300 ha chiếm 25% diện tích tồn Thị xã. Vùng này gồm các phường Điện Ngọc, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đơng, Điện Dương; (2) Địa hình đồng bằng bao gồm hầu hết các xã đồng bằng ở khu vực trung tâm và phía Tây của Thị xã với diện tích khoảng 15.500 ha chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên. Đây là vùng địa hình phân bố dân cư và đất nơng nghiệp chủ yếu của thị xã; (3) Địa hình gị đồi phân bố chủ yếu ở xã Điện Tiến và một phần xã Điện Thọ có diện tích khoảng 395 ha chiếm 2% diện tích tự nhiên, độ dốc biến thiên từ 80-200, độ cao tuyệt đối trung bình từ 8 - 10 m, hiện tại được sử dụng chủ yếu vào mục đích lâm nghiệp. Như vậy, Điện Bàn ngồi khu vực gị đồi ở Điện Tiến phía Tây của Thị xã có độ cao tuyệt đối trên 10m, cịn lại hầu hết là địa hình bằng
phẳng thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hệ thống sông suối của Điện Bàn phân bố tương đối đồng đều, gồm 5 con sơng chính (sơng Thu Bồn, sơng n, sơng Bà Rén, sơng Vĩnh Điện, sơng Bình Phước) cung cấp nguồn nước mặt dồi dào phục vụ thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn toàn thị xã. Tuy nhiên, về mùa mưa ven sơng Thu Bồn và sơng Vĩnh Điện thường có hiện tượng xói lở ven bờ, gây ngập úng trên một số địa bàn. Mặt khác, do sự xâm nhập sâu của thủy triều nên các sơng như Vĩnh Điện, Cổ Cị thường bị nhiễm mặn vùng cửa sông gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống.
Do thị xã ven biển nên có ảnh hưởng của khí hậu ven biển miền Trung và thuộc khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với 02 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8 với lượng mưa chiếm 20% ÷ 25% lượng mưa trung bình năm, thường xảy ra hạn hán, nắng nóng, giơng tố; mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa khoảng 75% ÷ 70% lượng mưa trung bình cả năm và cũng thường gây ra lũ, lụt. Đa phần diện tích Điện Bàn trong vùng trũng nên chịu tác động mạnh từ bão, lũ.
Về tài nguyên nước, nguồn nước mặt của thị xã được cung cấp chủ yếu từ hệ thống 5 con sơng chính nêu trên và các hệ thống sơng nhỏ khác như sông Thanh Quýt, sông La Thọ, sông Hà Sấu...
Tài nguyên đất trên địa bàn Thị xã Điện Bàn (theo số liệu thống kê đến năm 2017) có tổng diện tích đất tự nhiên tồn thị xã là 21.632,43 ha, gồm có 4 nhóm đất chính: (1) Nhóm đất cát biển (C) có diện tích 5.591,05 ha chiếm 26,04% diện tích tự nhiên; (2) Nhóm đất phù sa (P) có diện tích 14.958,85 ha chiếm 69,67% ha diện tích tự nhiên; (3) Nhóm đất mặn (M) có diện tích 485,24 ha chiếm 2,26% diện tích tự nhiên; (4) Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá
(E) có diện tích khoảng 435,86 ha, chiếm 2,03% diện tích tự nhiên. Trong 21.632,43 ha diện tích đất tự nhiên của tồn thị xã Điện Bàn, phân theo mục đích sử dụng năm 2017 gồm có: 54,23% diện tích tự nhiên là đất nơng nghiệp
(11.730,93 ha); 40,99% diện tích tự nhiên là đất phi nông nghiệp (8.866,52 ha) gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo, nghĩa trang nghĩa địa và đất phi nơng nghiệp khác; 4,78% diện tích tự nhiên là đất chưa sử dụng (1.034,98 ha), chủ yếu là đất bãi ven sông, đất cát ven biển, phân bố manh mún… Nhìn chung, đất đai Thị xã Điện Bàn khá tốt, có độ phì nhiêu cao, nhóm đất phù sa chiếm đến 69,67% tổng diện tích đất, cho phép thâm canh nông nghiệp theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Với địa hình tương đối bằng phẳng của khu vực vùng cát phía Đơng ven biển của Điện Bàn và có cấu trúc địa chất bền vững nên thuận lợi cho việc xây dựng phát triển đô thị - công nghiệp, cùng với bờ biển cát trắng, nước trong, sông nước hiền hòa, thuận lợi cho và khai thác du lịch. Tuy nhiên, ở một số khu vực đất bị nhiễm mặn, chua phèn, xói lở ven sơng cần có biện pháp khắc phục cải tạo; các khu đất màu, chân ruộng cao cần có biện pháp thủy lợi hợp lý, tăng hiệu quả SDĐ.
Vị trí địa lý của Điện Bàn có: phía Bắc giáp huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn (Thành phố Đà Nẵng), phía Nam giáp huyện Duy Xun, phía Đơng Nam giáp Thành phố Hội An, phía Đơng giáp biển Đơng, phía Tây giáp huyện Đại Lộc. Đây là thị xã đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Nam và nhờ nằm cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 48 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Nam. Trong Quy hoạch xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ đã xác định: Cụm đô thị Đà Nẵng - Chân Mây - Hội An - Điện Nam - Điện Ngọc được là cụm đô thị động lực của vùng, là điểm cuối ra biển của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây trên tuyến QL9 qua cửa khẩu Lao Bảo và QL4D qua cửa khẩu Nam Giang.
Ngày 11/3/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết Số 889/NQ- UBTVQH13 về việc công nhận huyện Điện Bàn thành thị xã và thành lập 07 phường thuộc thị xã Điện Bàn.
Theo đó, mạng lưới giao thơng trên địa bàn Thị xã được đầu tư khá hoàn chỉnh. Với 04 trục dọc: Quốc lộ 1A (đã mở rộng), đường cao tốc Đà
Nẵng - Quảng Ngãi đã thi cơng (đoạn Đà Nẵng – Tam Kỳ đã hồn thành và đưa vào sử dụng, có điểm đối nối xuống thị xã Điện Bàn), tuyến du lịch ven biển Đà Nẵng - Hội An (ĐT 603B), tuyến từ cảng Đà Nẵng qua Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc và các cụm công nghiệp đến Hội An (ĐT 603 - 607A); 08 trục ngang: Trục nối Hội An qua phường Vĩnh Điện đi huyện Đại Lộc (ĐT 608 -609); đường nối Đà Nẵng qua đồi Bồ Bồ ra trục ĐT 608 - 609 (ĐT 605); đường nối Quốc lộ 1A đi 3 xã Gò Nổi (ĐT 610B); đường nối Quốc lộ 1A đi các phường vùng cát (ĐT 603, ĐT 607B, ĐH 7, ĐH 8, ĐH 9); Có
tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua dài 17,8km… Nên Thị xã Điện Bàn là nơi
có nhiều tiềm năng kinh tế nổi bật, quan trọng đối với tỉnh Quảng Nam và cả khu vực. Mà cụ thể là các ưu thế trong phát triển của Điện Bàn thể hiện qua vai trò của nơi giao thoa kinh tế giữa thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội An, kết nối gắn liền các hoạt động kinh tế, thương mại và du lịch quốc gia, quốc tế thông qua hệ thống cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, cảng Tiên Sa, khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, hệ thống di sản văn hóa thế giới Hội An – Mỹ Sơn,... Chính vì vậy, nhiều năm qua, Điện Bàn đang có những bước tiến ổn định về nhiều mặt gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự biến chuyển trong cơ cấu ngành nghề sản xuất, dịch vụ ở đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến cơ cấu SDĐ của Thị xã.
Dân số toàn Thị xã Điện Bàn năm 2017 [26] là 209.711 người, mật độ dân số trung bình 969 người/km2 (xem Bảng 2.1). Trong đó, dân số đơ thị 80.657 người chiếm 38,5% và dân số nông thôn 129.054 người chiếm
61,5%. Tổng số hộ dân cư là 55.505 hộ, song dân cư phân bố không đều, nơi tập trung đông dân nhất là phường Vĩnh Điện (4.234 người/km2) và các xã nằm dọc Quốc lộ 1A (1.300 - 2.000 người/km2), nơi có mật độ dân cư thấp nhất là xã Điện Tiến (503 người/km2). Tỷ lệ tăng tự nhiên 8,97‰. Số người nhập cư 1.452 người và xuất cư là 1.308 người. Dân số của thị xã có cơ cấu dân số trẻ, độ tuổi từ 15 - 49 chiếm tỷ trọng lớn, số người trong độ tuổi lao động toàn Thị xã năm 2017 là 131.227 người (số người từ 5 - 17 tuổi chiếm 21,8%; từ 18 - 49 tuổi chiếm 46,4%). Trong lao động sản xuất, nhân dân Điện Bàn cần cù, sáng tạo, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, phát triển làng nghề; được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Thị xã còn thấp, lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ nhỏ trong các doanh nghiệp. Dân số nông thôn vẫn cịn cao, chưa hình thành đầy đủ nếp sống đơ thị.
Bảng 2.1: Dân số Thị xã Điện Bàn giai đoạn 2011 – 2017
Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Dân số trung 200.45 202.17 203.95 205.70 207.56 208.17 209.711 bình 7 3 6 1 3 8 Thành thị 8.17 8.25 8.35 8.50 79.55 79.90 80.657 Nữ 105.07 105.82 106.61 107.41 108.32 108.65 109.238 Mật độ 934 942 950 958 960 962 969
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn năm 2017.
Tại Điện Bàn, quy hoạch SDĐ nằm tập trung chủ yếu ở 3 khu vực bao gồm: Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (từ đầu năm 2011 đến nay có 4 dự án tích cực triển khai như khu đơ thị số 3, khu đô thị số 9, khu đô thị Bách Đạt, khu phố chợ Điện Nam Trung...); khu vực đô thị dọc trục quốc lộ (gồm Điện Phương, Điện Minh, Điện An, Vĩnh Điện, Điện Thắng Trung, Điện Thắng
Nam, Điện Thắng Bắc) và khu vực các xã xây dựng nông thôn mới. Điện Bàn hiện có trên 50 dự án đã và đang được đầu tư xây dựng tạo ra các đô thị mới, các khu du lịch ven biển, cùng với hệ thống giao thông đồng bộ. Riêng Đô thị mới Điện Nam Điện Ngọc (theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường Thị xã Điện Bàn [16]), trong số 2.245ha đất được giao quản lý, đến nay Đơ thị mới Điện Nam Điện Ngọc có 1.123ha đất triển khai thực hiện các dự án. Hiện có 22 dự án đã cơ bản hoàn thành, 22 dự án đang triển khai xây dựng, 2 dự án đầu tư theo hình thức BT, các dự án cịn lại đang hoàn thiện thủ tục đầu tư. Tuy nhiên, đồng thời kèm theo đó là q trình thu hẹp đất nơng nghiệp trong khi mật độ dân số đơng, khiến gia tăng số hộ gia đình khơng có đất sản xuất, nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến đất đai, như: thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích SDĐ, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, tranh chấp đất đai,…). Tổng số hộ theo thống kê phải được bố trí tái định cư là 6.000 hộ. Hơn nữa, số lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cịn ít, tỷ lệ dân cư và lao động sống bằng nghề nơng ở Điện Bàn vẫn cịn cao (xem thêm bảng 2.2); và lao động thiếu việc làm ở khu vực nơng thơn cịn lớn, thu nhập có hạn, thiếu vốn; số hộ nghèo theo thống kê đến năm 2017 cịn 1.193 hộ, chiếm 2,15% (trong đó thành thị 351 hộ và nơng thơn 842 hộ); 1.492 hộ cận nghèo chiếm 2,69%. Số hộ nghèo tập trung nhiều nhất ở các xã nông thôn: Điện Phước 3,09%, Điện Phong 2,88%, Điện Thắng Bắc 2,76%, Điện Thọ 2,59%... [26].
Bảng 2.2: Lao động đang làm việc trong các khu vực kinh tế trên địa bàn thị xã Điện Bàn giai đoạn 2011 - 2017
Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Lao động đang làm việc trong các khu vực kinh tế 114.242 115.235 116.994 118.780 120.791 123.582 125.633 Nông - lâm - thủy sản 41.144 36.705 34.210 29.500 25.370 24.106 24.225 CN–XD 38.842 41.289 42.878 45.196 48.090 51.223 50.851 Dịch vụ 34.256 37.241 39.906 44.084 47.331 48.253 50.557
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn năm 2017.
Tình hình trên hiện đã và đang tác động mạnh đến công tác quản lý nhà nước về đất đai và đặc biệt là công tác quản lý quy hoạch SDĐ trên địa bàn