Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về QUY HOẠCH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 83 - 89)

3 Đất chưa sử dụng CSD 821,66 1.016,21 194,55 12,

3.2.5. Giải pháp khác

- Xuất phát từ thực tiễn Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam), “vấn đề mấu

chốt mà Quảng Nam đang đặt ra hiện nay, đặc biệt là khu đô thị mới Điện

Nam - Điện Ngọc chính là phải tuân thủ quy hoạch, lựa chọn những dự án khả thi để triển khai, các chủ đầu tư phải được thẩm định năng lực tài chính, năng lực quản lý một cách chặt chẽ, doanh nghiệp nào đảm bảo tuân thủ quy hoạch chung thì cho cho phép triển khai, cịn khơng đảm bảo cố ý làm trái quy định của nhà nước thì tỉnh Quảng Nam nên loại bỏ sớm để tránh hệ lụy về sau” [13]. Do đó, cần phải chú trọng đặt đúng vị thế của quy hoạch SDĐ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó cần đổi mới nhận thức về quản lý quy hoạch SDĐ trong cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong quy trình thực hiện, việc xác định cơ bản nhu cầu các nguồn lực để triển khai thực hiện cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với quy mơ của từng dự án cụ thể thì trước hết là phải căn cứ vào quy hoạch SDĐ. Theo đó, các vấn đề pháp lý liên quan tới bồi thường, giải phóng mặt bằng cần nhìn nhận có hệ thống, mục tiêu SDĐ phải được hình thành và thiết lập cụ thể nhằm tạo lập cơ sở để quản lý và giảm thiểu các tình trạng lạm dụng SDĐ: xây dựng cơng trình mới hoặc cơi nới các cơng trình; trồng thêm cây cối, hoa màu khi đất đã quy hoạch SDĐ... Căn cứ vào quy hoạch SDĐ sẽ cung cấp về

tổng thể cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và giúp định hình các giải pháp ngay từ khi có nhà đầu tư tiếp cận dự án, như: xác định cụ thể về quy mô, khối lượng, tiến độ, tổng mức bồi thường sơ bộ để gắn với năng lực thực sự của chủ đầu tư; đánh giá được những khó khăn, đặc thù cụ thể đối với từng chủ thể SDĐ trong vùng dự án.

- Sớm thành lập Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch cấp tỉnh để xác định các nội dung cần được tích hợp vào quy hoạch; ưu tiên cân đối các nguồn lực và triển khai các thủ tục cần thiết cho nhiệm vụ lập quy hoạch cho thời kỳ 2021-2030. - Trên cơ sở chú trọng hoàn thiện quy hoạch vùng và quy hoạch khơng

gian, cần tăng cường tính hiệu lực pháp lý trong thiết lập cơ chế phối hợp để đảm bảo sự đồng bộ giữa quy hoạch SDĐ với quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - xã hội trên địa bàn Thị xã Điện Bàn. Đây cũng là cơ sở ràng buộc thực thi cơ chế phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường với cơ quan quản lý các ngành kinh tế - xã hội khác.

- Tiếp tục hồn thiện hệ thống các cơng cụ tài chính kinh tế đất. Hoàn thiện cơ chế kiểm sốt chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai. Nghiên cứu hình thành cơ quan tham mưu xây dựng giá đất và cơ quan thẩm định giá đất là hai cơ quan độc lập, mở rộng thành phần thẩm định giá đất theo hướng có sự tham gia của đại diện Hội đồng nhân dân các cấp. Mặt khác, cần ưu tiên đủ nguồn lực để thực thi công tác quy hoạch SDĐ cấp huyện.

- Cần chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ, sử dụng các phương pháp tiên tiến trong lập, tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch SDĐ. Đẩy mạnh áp dụng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả điều hành quản lý nhà nước của chính quyền đơ thị. Qua đó, cần ứng dụng các thành tựu này

vào việc tái rà soát, thống kê xác định: diện tích đất khơng thay đổi mục đích sử dụng; diện tích đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng khác, gồm cả diện tích đất dự kiến phải thu hồi để thực hiện các dự án… nhằm xây dựng các phương án phân bổ chi tiết về diện tích các loại đất dành cho nhu cầu phát triển trong kỳ quy hoạch phải thực hiện).

Về dài hạn, phải tăng cường đầu tư vào việc thiết lập và hồn thiện hệ thống thơng tin đất đai, hồ sơ địa chính để góp phần hồn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch theo mơ hình hiện đại, tập trung thống nhất mang tính tích hợp trong vận hành, khai thác và SDĐ đáp ứng nhiệm vụ triển khai lập các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch. Theo đó, sớm thiết lập các phần mềm ứng dụng để một hệ thống địa chính hiện đại phục vụ đa mục tiêu và chia sẻ thông tin hiệu quả cơ sở dữ liệu địa chính với các ngành và người SDĐ là rất quan trọng, nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả trong hoạt động quy hoạch và quản lý quy hoạch SDĐ. Việc thống nhất, kết nối liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính hiện đại giữa các ngành, các cấp và người SDĐ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của công tác quản lý đất đai của địa phương.

- Phát triển lành mạnh thị trường bất động sản.

- Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai, tài nguyên và vệ sinh môi trường để người dân nắm vững các quy định của pháp luật, SDĐ đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững… Đồng thời, chú trọng nâng cao dân trí đi đơi với xây

dựng lối sống văn hóa ứng xử nơi cộng đồng để hình thành nếp sống văn hóa, văn minh đơ thị của người dân Thị xã Điện Bàn.

Tiểu kết chương 3

Từ bốn quan điểm định hướng quản lý nhà nước về quy hoạch SDĐ được nêu trên, chương 3 tập trung đề xuất năm nhóm giải pháp hồn thiện, tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch SDĐ đối với Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hiện nay, cụ thể là: Giải pháp hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật đối với quản lý quy hoạch SDĐ trên địa bàn Thị xã Điện Bàn; Giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác tiền quy hoạch SDĐ; Giải pháp kiện tồn đội ngũ cán bộ công chức để đáp ứng việc tổ chức thực thi quy hoạch SDĐ cấp huyện; Giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng về quy hoạch SDĐ; và nhóm giải pháp khác như: Cần đặt đúng vị thế của quy hoạch SDĐ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường tính hiệu lực pháp lý trong thiết lập cơ chế phối hợp để đảm bảo sự đồng bộ giữa quy hoạch SDĐ với quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - xã hội; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các cơng cụ tài chính kinh tế đất; Đẩy mạnh áp dụng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường đầu tư vào việc thiết lập và hoàn thiện hệ thống thơng tin đất đai, hồ sơ địa chính…

KẾT LUẬN

Trong quá trình đổi mới, quản lý nhà nước về đất đai đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phịng an ninh và hội nhập quốc tế. Mà đóng góp vào thành quả đó, là hiệu quả, hiệu lực của tổ chức quản lý quy hoạch SDĐ có vai trị rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trong sự phát triển hài hoà, cân đối của các ngành, lĩnh vực. Bởi quy hoạch SDĐ là cơ sở để Nhà nước quản lý thống nhất toàn bộ đất đai theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo đất đai được sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên đất đai của tỉnh Quảng Nam nói chung và với Điện Bàn nói riêng vẫn chưa được quản lý và khai thác hợp lý; sử dụng cịn lãng phí và kém hiệu quả; ở nhiều nơi đất đai bị suy thối, ơ nhiễm và phá hoại đến mức báo động; nguồn thu ngân sách từ đất chưa tương xứng với tiềm năng của tài nguyên đất… như thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đối với Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam được nêu trên, cùng với việc xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những hạn chế, bất cập.

Với cơ sở lý luận và thực tiễn Điện Bàn như đã nêu trên là căn cứ đề xuất: các quan điểm định hướng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất; và nội dung của năm nhóm giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đối với Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hiện nay, cụ thể là:

- Một là, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật đối với quản lý quy

hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thị xã Điện Bàn;

- Ba là, kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức để đáp ứng việc tổ chức

thực thi quy hoạch SDĐ cấp huyện;

- Bốn là, tăng cường tham vấn cộng đồng về quy hoạch sử dụng đất;

- Năm là, nhóm giải pháp khác.

Hy vọng, một số gợi ý giải pháp trình bày trên cung cấp những luận cứ khoa học và thự tiễn để góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương Thị xã Điện Bàn trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về QUY HOẠCH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)