Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Lợi ích kinh tế: lòng tham lợi nhuận của một số con người đã dẫn tới sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 26 - 28)

Lợi ích kinh tế: lịng tham lợi nhuận của một số con người đã dẫn tới sự

tràn lan thực phẩm bẩn. Lợi ích cá nhân, sự hấp dẫn từ lời nhuận cao, nhanh chóng làm giàu, người ta bất chấp tội lỗi, bán rẻ lương tâm, bằng mọi giá kiếm lời, miễn sao cái hầu bao của họ mỗi ngày một chặt và phình to nhanh chóng theo thời gian, họ đang bị đồng tiền làm mờ đơi mắt và mù lịa nhân phẩm, “ Người Việt giết lẫn nhau”.

Nhận thức: Mấy ai phân biệt được thực phẩm bẩn và sạch? Thực phẩm

bẩn đang tràn lan trên thị trường rất khó phân biệt. Họ có thể coi những sản phẩm sạch là râu bị sâu, lấy mức độ sâu và xấu của thực phẩm ra để đo độ sạch của chúng, điều này hoàn toàn khơng có một cơ sở khoa học nào cả. Một số người dù biết thực phẩm bẩn nhưng giá cả khiến họ bất chấp mua những thực phẩm gây hại cho cơ thể về dùng. Bạn nghĩ sao vào siêu thị hoặc những nơi có giấy phép thực phẩm an tồn là bạn đã mua được thực phẩm sạch? Rất nhiều siêu thị lớn cũng nhập hàng từ các chợ thường trên địa bàn rồi được dán mác an toàn mang đi các cửa hàng để tiêu thụ mà giá của chúng sau khi dán mác đắt gấp nhiều lần so với trước.

Cơ chế quản lý: việc quản lý, thanh kiểm tra và phòng chống thực phẩm

bẩn của các cơ quan hữu quan còn chồng chéo, bất cập, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, người dân chưa kiên quyết với việc phòng chống vi phạm an toàn thực phẩm, khiến vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn còn xu hướng gia tăng.

Sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước :Liên kết, phối kết hợp là

cùng nhau làm việc theo một kế hoạch chung để đạt mục đích chung. Đó là một trong những kỹ năng quan trọng của nhà quản lý. Bởi lẽ mỗi người, mỗi đơn vị chỉ có thời gian, năng lực để làm một lĩnh vực nào đó, khơng thể bao qt tất cả các lĩnh vực. Chẳng hạn như: cơ quan y tế trong lĩnh vực ATVSTP là cơ quan thường trực, đầu mối của Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP. Vì vậy giữa cơ quan QLNN về vệ sinh ATTP với các cơ quan liên quan cần có sự phối hợp với nhau để việc đảm bảo ATTP đạt được kết quả tốt. Phối kết hợp trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuyên tryền, đào tạo hay trong hoạt động kiểm nghiệm,…Thường xuyên duy trì phối hợp với các cơ quan thơng tin như: đài, báo, truyền hình…đưa tin các hoạt động của cơ quan QLNN về ATTP, qua đó tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật.

Kết luận Chương 1

Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là một yêu cầu tất yếu trong quá trình hội nhập và phát triển. Xoay quanh các vấn đề lý luận như: Hiểu như thế nào về ATTP và quản lý nhà nước về ATTP; chỉ ra đối tượng, nội dung và chủ thể của nó; nêu lên vai trị của cơng tác quản lý nhà nước; các yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nước. Đồng thời, làm rõ những quy định của pháp luật về ATTP. Tất cả các nội dung này đều được ghi nhận tại Chương 1 của luận văn.

Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về ATTP trong Chương 1 của luận văn có vai trị quan trọng, làm nền tảng phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về ATTP từ thực tiễn tại Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, góp phần đưa cơng tác này ngày càng đi vào nền nếp, tăng cường quản lý, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)