Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 54 - 57)

Một là, các văn bản quy định về ATTP hiện nay tuy đã có bổ sung, sửa

đổi nhưng vẫn có quá nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo do nhiều ngành ban hành, nội dung chưa đồng bộ, đầy đủ, còn xảy ra sự chồng chéo hoặc bỏ sót một số nội dung về quản lý ATTP.

Hai là, tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo VSATTP quận hiện nay chưa

đảm bảo yêu cầu, hầu hết các thành viên của Ban Chỉ đạo là kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên chất lượng công tác QLNN về ATTP có phần hạn chế.

Ba là, nguồn lực đầu tư cho cơng tác bảo đảm ATTP tuy có tăng qua

các năm nhưng vẫn cịn rất hạn chế so với tổng mức chi bình quân hàng năm của quận

Bảng 2.6: Kinh phí đầu tư cơng tác đảm bảo ATTP quận 2016-2017

Năm 2016 Năm 2017

(đồng) (đồng)

TỔNG CỘNG 345.663.000 2.233.850.000

A-Kinh phí thường xuyên 345.663.000 747.850.000

Tuyên truyền, tập huấn công tác quản lý, 83.600.000 58.250.000 đảm bảo ATTP

Mua sắm các mẫu Test nhanh, hóa chất 14.200.000 55.000.000 phục vụ cơng tác kiểm tra ATTP

Phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận cơ 147.665.000 289.600.000 sở đủ điều kiện ATTP và hậu kiểm

Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi 100.198.000 345.000.000 phạm hành chính về ATTP

B- Kinh phí xây dựng chợ đảm bảo ATTP 0 946.000.000

Chợ Bắc Mỹ An 0 946.000.000

Nguồn: Phịng Tài chính – Kế hoạch quận

Bốn là, nguồn nhân lực làm công tác QLNN về ATTP của quận và

phường rất mỏng, năng lực cơng tác của một số cán bộ cịn hạn chế dẫn đến sự buông lỏng về quản lý, quá tải trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP trên địa bàn quận, dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngày càng bị mất an tồn và khó kiểm sốt hơn.

Năm là, hình thức tuyên truyền, giáo dục các quy định về ATTP chậm

được đổi mới nên chưa tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng; các nội dung tuyên truyền dàn trải, nặng về lý thuyết dẫn đến người nghe khó hiểu, khó nhớ và khó thực hiện. Chế tài xử phạt vi phạm các quy định về đảm bảo ATTP hiện nay còn nhiều bất cập, một số hành vi chưa cụ thể, mức xử phạt cịn thấp, chưa đảm bảo tính răn đe, giáo dục.

Sáu là, một số chủ cơ sở sản xuất vì ham lợi nhuận mà bỏ qua đạo đức

kinh doanh, cố tình sử dụng các loại chất cấm trong sản xuất, kinh doanh đã gây ô nhiễm thực phẩm. Thói quen mua bán, tiêu dùng của người Việt khơng quan tâm nhiều đến nguồn gốc, xuất sứ, sự thiếu hiểu biết về các thành phần hóa chất được sử dụng trong thực phẩm và tâm lý ham hàng hóa rẻ, bề ngồi bắt mắt là một trong những nguyên nhân tác động đến kết quả QLNN về ATTP.

Kết luận Chương 2

Trong Chương 2, luận văn đã khái quát giới thiệu về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội quận Ngũ Hành Sơn, luận văn sử dụng lý thuyết ở Chương 1, phân tích thực trạng cơng tác QLNN về ATTP, đánh giá những tác động của điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội đến công tác QLNN về ATTP của quận.

Nhìn chung, cơng tác QLNN về ATTP trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn có những chuyển biến rõ rệt và đạt kết quả nhất định trong hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATVSTP, hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATVSTP, đội ngũ cán bộ quản lý về mặt chun mơn ngày càng được nâng lên, đồng thời có sự phân cơng nhiệm vụ, phân cấp quản lý giữa các ngành chức năng.

Đạt được những kết quả đó là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, hỗ trợ của các ngành chức năng, sự nỗ lực của các ngành, các cấp. Tuy nhiên, công tác QLNN về ATTP của quận còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Những hạn chế đó đặt ra nhiều thách thức và đòi hỏi các cấp, các ngành của quận cần tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong cơng tác quản lý. Do đó, để nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP trong thời gian tới, địi hỏi chính quyền quận Ngũ Hành Sơn cafn xây dựng định hướng, giải pháp hiệu quả để thực hiện.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)