Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác QLNN về ATTP quận Ngũ Hành Sơn còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại:
Một là,việc thực hiện QLNN về ATTP trên địa bàn quận hiện nay gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc, đơi lúc vẫn có sự bng lỏng quản lý về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn.
Hai là, hệ thống các văn bản pháp luật quy định về ATTP tương đối
đầy đủ, tuy nhiên còn nhiều bất cập trong việc phân công, phân cấp quản lý giữa các cơ quan chức năng và giữa các cấp với nhau. Cụ thể, việc quản lý thực phẩm từ “ trang trại cho đến bàn ăn” do nhiều Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị quản lý tuy có văn bản phân cơng nhưng chưa rõ ràng, quy về một đầu mối quản lý. Một số ngành hàng có sự đan xen và khơng phân định rõ chịu sự quản lý của cơ quan nào. Sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý ATTP đang là một thực tế tồn tại từ lâu nhưng việc giải quyết vẫn chưa dứt điểm, đã gây khơng ít khó khan cho doanh nghiệp.
Đồng thời, tính khả thi, cũng như tính ổn định của các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP còn chưa cao, cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn áp dụng. Có những văn bản được các cơ quan chức năng ban hành chỉ trong một thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Do đó, đã gây khó khăn cho các chủ thể kinh doanh thực phẩm, cũng như cơng tác kiểm sốt ATTP trong hoạt động thương mại của các cơ quan nhà nước.
Ba là, thực tế hiện nay, thành phố phân cấp quản lý nhà nước về ATTP
cho tuyến quận, phường rất lớn nhưng lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ kiểm tra chuyên ngành rất mỏng, một số nơi cán bộ chưa đảm bảo chất lượng chuyên môn dẫn đến công tác tham mưu, thực hiện QLNN về ATTP chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bên cạnh đó, đặc thù hiện nay của cơng tác quản lý ATTP luôn phát sinh những nội dung mới, phức tạp, địi hỏi phải liên tục cập nhật các thơng tin về quản lý, kiến thức khoa học mới giải quyết tốt các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên hiện nay, chế độ tiền lương, tiền công và chế độ đãi ngộ chưa đảm bảo điều kiện sống và làm việc của cán bộ, công chức và người làm công tác đảm bảo ATTP nên khơng khuyến khích được cán bộ tận tụy, cơng tâm trong thực hiện nhiệm vụ..
ATTP nhằm nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan về việc thực hành ATTP tuy được quan tâm chỉ đạo và thực hiện thường xuyên nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, chưa xây dựng được ý thức tự giác chấp hành các quy định về ATTP của các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm, cũng như thói quen tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân còn rất hạn chế.
Năm là, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động quản lý
và hoạt động chuyên môn về đảm bảo ATTP còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Kinh phí đầu tư cho cơng tác quản lý chất lượng ATTP cịn q hạn hẹp; các phương tiện kiểm tra cơ động và trang thiết bị kiểm tra nhanh còn thiếu so với nhu cầu; kỹ thuật kiểm nghiệm cịn lạc hậu, gần như khơng thể phát hiện kịp thời các loại thực phẩm khơng an tồn
Sáu là, hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATVSTP tuy số lần đi kiểm tra
có tăng lên nhưng trong tình trạng hiện nay, thực phẩm bẩn, khơng an tồn đang trong tình trạng báo động, điều đó địi hỏi phải tăng cường, quyết liệt hơn nữa trong giải quyết vấn đề về ATVSTP nhưng các cuộc thanh tra, kiểm tra ở quận Ngũ Hành Sơn chỉ thực hiện theo kế hoạch của thành phố, kiểm tra theo các đợt tháng hành động, vào các dịp lễ hội,…do đó, khơng đảm bảo hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó, hình thức xử lý các cơ sở có hành vi vi phạm về ATVSTP chưa đủ sức răn đe, nhắc nhở là chủ yếu. Mặt chác, việc theo dõi, đôn đốc cơ sở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về ATVSTP chưa cao, cịn lỏng lẻo, khơng có cơ chế đảm bảo việc thực thi của cơ sở.
Bảng 2.5: Nội dung vi phạm về ATTP trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn
Nội dung vi phạm Số cơ sở vi phạm Tỷ lệ
Về điều kiện cơ sở (quy định về điều kiện
chung bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, 15 11.5% kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống)
Về điều kiện con người (khơng có giấy xác
nhận kiến thức về đảm bảo ATTP, Giấy 58 44.6% chứng nhận sức khỏe)
Về điều kiện trang thiết bị dụng cụ 19 14.6% Về điều kiện bảo đảm ATTP trong bảo quản
thực phẩm, phụ gia thực phẩm trong trong sản 27 20.8% xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm
Về giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP 11 8.5% Nguồn: Phịng Y tế quận Ngũ Hành Sơn
Có thể thấy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống của quận chủ yếu vi phạm các điều kiện về con người: như khơng có Giấy xác nhận kiến thức về đảm bảo ATTP, khơng có Giấy chứng nhận sức khỏe. Đây là hạn chế cần được giải quyết triệt để nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của chủ cơ sở và người lao động tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống.
Hiện nay, quận chưa đủ năng lực để trực tiếp thực hiện công đoạn xét nghiệm các mẫu thực phẩm nghi ngờ không đảm bảo ATTP, các đoàn kiểm tra cấp quận chỉ tiến hành lấy mẫu thực phẩm và gửi về Trung tâm xét nghiệm của thành phố để xét nghiệm và chờ thông báo kết quả, vì vậy việc xử lý các hành vi vi phạm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm chưa kịp thời, các thực phẩm không đảm bảo vẫn có nguy cơ được lưu hành trên thị trường và đến tay người tiêu dùng trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, có
thể gây hại trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
Trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thời gian qua khơng có hiện tượng ngộ độc thực phẩm cấp tính xảy ra trên diện rộng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm mãn tính, trong đó đáng báo động nhất là những bệnh nan y do lượng tồn dư hóa chất độc hại, chất cấm trên các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định chất lượng gây ra và hiện nay các thực phẩm này vẫn cịn lưu thơng trên thị trường, chưa được quản lý chặt chẽ. - Việc đánh giá kết quả công tác QLNN về ATTP trên địa bàn quận chưa khách quan, sát đúng với tình hình thực tế. Hiện nay, kết quả công tác đảm bảo ATTP gần như được đánh giá chủ quan từ các cơ quan quản lý Nhà nước, chưa có sự khảo sát và tham gia đánh giá của các đối tượng có liên quan trực tiếp đến ATTP trên địa bàn quận như: các chủ sản xuất, kinh doanh, cửa hàng cung ứng thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ ăn uống và đặc biệt là người trực tiếp tiêu dùng, sử dụng thực phẩm.