Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 44 - 48)

nước về an tồn thực phẩm

Trong hoạt động QLNN nói chung, QLNN về ATTP nói riêng thì thanh tra, kiểm tra là một hoạt động không thể thiếu nhằm đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, qua hoạt động kiểm tra để xem xét các quy định của pháp luật có được thực hiện đúng và thống nhất hay khơng, có đảm bảo đủ các điều kiện thực hiện, có phù hợp với thực tế, hay chỉ ra những yếu kém bất cập trong quản lý, nguyên nhân của chúng từ đó có những hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hiệu quả công việc của từng đơn vị. Thông qua hoạt động

thanh tra để phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật, nguyên nhân, điều kiện dẫn đến những vi phạm pháp luật để có những biện pháp xử lý kịp thời, xây dựng những biện pháp phòng ngừa để đảm bảo kỷ cương, pháp chế. Theo đó, UBND quận phân cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phịng, ngành chức năng chun mơn và UBND các phường trực thuộc.

- UBND quận: Hàng năm, ban hành Kế hoạch tổ chức kiểm tra việc đảm

bảo ATTP trên tồn địa bàn quận, trong đó, phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng phối hợp tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát 54

các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận. - Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận: Trực tiếp tham mưu UBND quận thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ATTP trên địa bàn quận. Năm 2018, căn cứ Kế hoạch số 40/KH-BCĐ ngày 05/3/2018 của Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận Hải Châu về "Kiểm tra ATTP trên địa bàn quận Hải Châu năm 2018", Ban Chỉ đạo đã ban hành Quyết định thành lập 02 Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn.

- Phòng Y tế quận: Với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo

liên ngành VSATTP quận, Phòng Y tế tham mưu Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện việc thành lập Đồn kiểm tra và chủ trì phối hợp với các ngành chức

năng tiến hành kiểm tra thực tế việc đảm bảo ATTP cũng như giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống thuộc lĩnh vực y tế quản lý theo phân cấp; tổ chức các đợt cao điểm ra quân kiểm tra ATTP vào các dịp Lễ lớn như: Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Trung thu và các dịp kỷ niệm trong năm. Đặc biệt, ra quân kiểm tra ATTP trong thời gian diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng năm 2017; Lễ hội Pháo hoa Quốc

tế (DIFF) hàng năm của thành phố Đà Nẵng…

- Phịng Kinh tế quận: Theo dõi, đơn đốc, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm thuộc lĩnh vực công thương và nông nghiệp theo phân cấp quản lý. Tham gia các đợt kiểm tra liên ngành về ATTP do Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP quận chủ trì. Giám sát ơ nhiễm trong thực phẩm

đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý. Tổ chức cho các cơ sở ký cam kết thực hiện đảm bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ (không thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP) và kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của các đơn vị này. Phối hợp kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thực phẩm giả, nhái, kém chất lượng, đảm bảo các mặt hàng thực phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng. - Trung tâm Y tế quận: Phối hợp với các đơn vị trong công tác kiểm tra,

giám sát việc thực hiện đảm bảo ATTP khi có u cầu về chun mơn như xét nghiệm, điều tra về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm thực phẩm. - Công an quận: Phối hợp với các phịng, ngành của quận tham gia cơng

tác theo dõi, phát hiện và xử lý các hành vi liên quan đến tội vi phạm quy

định về ATTP được quy định tại Điều 317 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và các văn bản pháp luật có liên quan.

- UBND các phường: Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước theo

phân cấp quản lý. Thành lập các đoàn kiểm tra việc đảm bảo ATTP trên địa

bàn phường đối với các cơ sở thuộc phân cấp quản lý. Tham mưu UBND quận chỉ đạo thực hiện việc đảm bảo ATTP phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP của quận khi có yêu cầu.

Bảng 2.4: Số liệu cơng tác kiểm tra việc thực hiện chính sách ATTP trên địa bàn quận giai đoạn 2016-2018

2016 2017 2018 (6 tháng)

Số cơ sở được kiểm tra 1.708 2.354 1.767 Tỷ lệ cơ sở được kiểm tra so

với tổng cơ sở quản lý 36.6% 44.4% 33.3%

Số cơ sở vi phạm 43 51 36

Tỷ lệ cơ sở vi phạm so với

tổng số cơ sở được kiểm tra 0.025% 0.022% 0.02% Số tiền xử phạt thu nộp ngân 63 triệu 98.8 triệu 75.5 triệu đồng

sách nhà nước đồng đồng

Nguồn: Phòng Y tế quận Ngũ Hành Sơn

Số liệu về công tác kiểm tra việc đảm bảo ATTP trên địa bàn quận từ năm 2016 đến nửa đầu năm 2018 tại bảng trên thể hiện rất rõ kết quả công tác theo dõi, kiểm tra và xử lý các vi phạm về ATTP của quận Ngũ Hành Sơn. Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống được kiểm tra tăng đều qua các năm đạt tỷ lệ tăng bình quân 43,24%/năm, thể hiện sự vào cuộc quyết liệt của tồn hệ thống chính trị quận, trong đó, có vai trị rất quan trọng của các đơn vị chức năng được phân công phụ trách công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn quận, góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATTP, kiểm sốt tình hình và chủ động ngăn ngừa, dự phịng các tình huống tiêu cực về ATTP phát sinh trên địa bàn. Trong những năm qua, số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống của quận được kiểm tra ATTP tăng đều qua các năm thể hiện sự đầu tư năng lực và nguồn lực tham gia thực hiện công tác kiểm tra ATTP của quận đã được nâng lên. Theo đó, các cơ sở vi phạm các quy định về ATTP cũng tăng theo từng năm: từ 43 cơ sở vi phạm trong năm 2016 tăng đến 51 cơ sở vi phạm

năm 2017 và đến nửa đầu năm 2018 đã có 36 cơ sở vi phạm. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ số cơ sở vi phạm so với tổng số cơ sở được kiểm tra thì đều giảm qua 57 các năm, cụ thể từ 0,025% năm 2016 giảm còn 0,022% vào năm 2017 và đến nửa đầu năm 2018 chỉ còn 0,02%. Kết quả này cho thấy tình hình chấp hành các quy định về đảm bảo ATTP của các cơ sở được cải thiện rõ nét; ý thức chấp hành pháp luật về ATTP của người dân, nhất là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống được nâng lên, phản ánh một phần kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về ATTP của quận đạt hiệu quả khá tốt, năng lực kiểm tra của các lực lượng chức năng quận được cải thiện qua từng năm… những kết quả trên đã góp phần vào thành tựu chung trong việc thực hiện chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn quận trong thời gian qua

Trong thời gian đến, quận Ngũ Hành Sơn tiếp tục tập trung triển khai thực hiện “Đề án Quản lý thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố đến năm 2020”. Ngồi ra, quận cũng chú trọng cơng tác tập huấn nâng cao kiến thức quản lý về VSATTP đối với các thành viên Đoàn kiểm tra và xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách ATTP tuyến quận và các phường đảm bảo chất lượng, năng nổ trong thực thi nhiệm vụ. “UBND quận tiếp tục huy động hệ thống chính trị, các cấp chính quyền, các ngành, đồn thể xã hội nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước, ý thức trách nhiệm của người dân về ATTP, tạo chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm hình thành nếp sống văn hóa, góp phần bảo đảm sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)