Công tác tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 37 - 44)

uống. Đây thực sự là khối lượng công việc hết sức nặng nề và khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thực hiện chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn quận. Bên cạnh đó, ở một số phường trực thuộc quận, cán bộ làm công tác đảm bảo ATTP chưa có chun mơn về quản lý nhà nước trên lĩnh vực ATTP, kinh nghiệm thực tế trong công tác QLNN về ATTP khơng nhiều, nên khơng thể tránh khỏi việc bỏ sót các trường hợp vi phạm về ATTP của các đơn vị.

2.2.3. Công tác tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm thực phẩm

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về ATTP của Trung ương, thành phố, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã cụ thể hóa thành các văn bản hướng dẫn,

phương hướng hoạt động phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

Trong những năm qua, cấp ủy chính quyền từ quận đến phường đã quan tâm, chỉ đạo công tác đảm bảo ATTP, quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư, Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới nghiêm túc, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân góp phần nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền, cộng đồng về ATTP, ý thức tự bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Hằng năm, trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Trung ương, thành phố, UBND quận đã thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, chỉ đạo các cấp, các ngành, phường tập trung thực hiện công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn quận, cụ thể: Kế hoạch bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, Tháng hành động vì ATTP, cao điểm về ATTP,..

Ngoài ra, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã đề ra Kế hoạch số 14/KH- UBND ngày 13/1/2017 về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về việc đảm bảo ATTP trong giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Mặt khác, UBND quận Ngũ Hành Sơn cũng xây dựng và ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 16/2/2017 về triển khai tuyên truyền thực hiện chương trình “Thành phố 4 an” về an tồn thực phẩm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn từ nay đến năm 2020. UBND quận Ngũ Hành Sơn đã đề ra các mục tiêu cụ thể phấn đấu thực hiện đến năm 2020 nhằm đảm bảo ATTP trên địa bàn quận.

Xác định cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong q trình thực hiện chính sách đảm bảo ATTP, góp phần thực hiện đạt mục tiêu chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn quận. Hằng

năm, UBND quận chỉ đạo các đơn vị phối hợp tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đảm bảo ATTP trong tình hình hiện nay, tập trung vào 03 nhóm đối tượng chính sau đây: - Nhà lãnh đạo, quản lý các cấp với các nội dung: chủ trương, quy định của Trung ương, thành phố và quận về công tác đảm bảo ATTP, chú trọng các nội dung về Luật an toàn thực phẩm năm 2010 và các quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm trước đây là Nghị định 38/2012/NĐ-CP và từ ngày 02/02/2018 được thay thế bằng Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ). Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng 48 quản lý nhà nước về ATTP; kỹ năng kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính; kỹ năng quản lý thức ăn đường phố; công tác tham mưu UBND quận, phường trong quản lý nhà nước về ATTP.

- Chủ và nhân viên các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng về các nội dung: Tuyên truyền kiến thức ATTP, cách phòng chống ngộ độc thực phẩm cũng như quy định cần thiết đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương về thực hiện Chương trình "Thành phố 4 an" của BTV Thành ủy, đề nghị các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo công tác "An ninh trật tự" (lắp camera giám sát an ninh), "An tồn giao thơng" (sắp xếp xe cộ trên vỉa hè), "An tồn thực phẩm" (đảm bảo các tiêu chí ATTP theo quy định, trang bị muỗng (thìa) khơng rãnh, thùng rác thơng minh,

giỏ rác tại bàn ăn…), xác nhận kiến thức và tiến tới thẩm định kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; cấp sổ theo dõi nguồn gốc xuất xứ cho các hộ kinh doanh trong 03 chợ thuộc phân cấp quản lý và các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc quận. Cấp phát tờ rơi tuyên truyền quy định về thức ăn đường phố; hướng dẫn bảo quản thực phẩm; hướng dẫn kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm.

thức cơ bản về bảo đảm ATTP cho báo cáo viên, tuyên truyền cấp quận, các đồng chí cựu chiến binh, tổ trưởng tổ dân phố nhằm phục vụ công tác tuyên truyền sâu rộng đến từng khu dân cư trên địa bàn về kiến thức tiêu dùng thơng thái, cách thức lựa chọn thực phẩm an tồn…. Phối hợp báo cáo viên tuyên truyền ATTP tại các phường trên địa bàn thông qua các buổi sinh hoạt tổ dân phố định kỳ, kết quả có 1.283/1.283 tổ dân phố tuyên truyền về ATTP đến nhân dân. Tổ chức Hội thi tuyên truyền ATTP đối với Bếp ăn tập thể với 300 người tham dự qua đó phổ biến, truyền tải các kiến thức, quy định liên quan đến ATTP một cách trực quan, sinh động đến người tham gia.Bên cạnh đó, huy động sự tham gia phối hợp tuyên truyền của Mặt trận, hội đoàn thể các cấp và các phường thuộc quận với nhiều mơ hình sáng tạo trong cơng tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách đảm bảo ATTP như tổ chức các Hội thi tuyên truyền ở khu dân cư, phong trào thi đua giữa các đơn vị; hỗ trợ dụng cụ buôn bán, kinh doanh đảm bảo vệ sinh, ATTP như: mơ hình “Tiếng loa lưu động” truyên truyền ATTP của Phường Khuê Mỹ; Hội thi tuyên truyền dưới hình thức sân khấu hóa của phường Hịa Hải; với mơ hình “02 có” “02 hỗ trợ” của Hội Liên hiệp phụ nữ phường Mỹ An; 6 phường hỗ trợ mũ và tạp dề cho chủ các cơ sở buôn bán thực phẩm trên địa bàn các phường Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Qúy. UBND quận vận động tài trợ và cấp phát mũ và tạp dề, muỗng (thìa) khơng rãnh cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố (tiến hành thu hồi 784 muỗng có rãnh và cấp phát 5.640 muỗng (thìa) khơng có rãnh) góp phần hạn chế viêc mất vệ sinh tại các cơ sở kinh doanh thức ăn. Ngồi ra, cơng tác tun truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định về ATTP còn được lồng ghép trong các đợt kiểm tra, giám sát ATTP tại các cơ sở nhằm trực tiếp hướng dẫn cách khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện ATTP tại đơn vị.

Bảng 2.2: Số liệu về công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về ATTP trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2016-2018

Nội dung và hình thức tuyên

2016 2017 2018

truyền (6 tháng)

Nói chuyện về ATTP (buổi) 331 466 170

Phát thanh (lần) 484 625 282

Băng rôn, khẩu hiệu (cái) 44 148 89

Áp phích (cái) 20 633 10

Tờ rơi (tờ) 8.386 31.991 8.028

Bài viết tuyên truyền (bài) 64 80 58

Nguồn: Phịng Y tế quận Ngũ Hành Sơn

Số liệu về cơng tác tuyên truyền các quy định pháp luật về ATTP quận giai đoạn 2016-2018 trong bảng thống kê đã thể hiện sự quan tâm của chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị: từ chính quyền, mặt trận đồn thể quận đến phường đều tham gia và thực hiện quyết liệt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách ATTP với hiều hình thức đa dạng, nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng cụ thể nhằm mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các đối tượng tham gia vào quá trình QLNN về ATTP trên địa bàn quận.

Thực hiện cơng tác đảm bảo an tồn thực phẩm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn năm 2019, UBND quận triển khai Kế hoạch số 58/KH-UBND huy động hệ thống chính trị, các cấp chính quyền, các ngành, đồn thể xã hội nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. Kế hoạch nêu rõ, quận Ngũ Hành Sơn phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể, 100% khu dân cư trên địa bàn tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động, kiểm soát và giám sát an

được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 95% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ký cam kết đảm bảo an tồn thực phẩm; kiểm sốt chặt chẽ hàng hóa lưu thơng, phân phối trong trên địa bàn quận, ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, gian lận thương mại; tăng cường phòng, chống ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm…

Căn cứ các quy định về việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, trong thời gian qua, UBND quận Ngũ Hành Sơn thực hiện nghiêm việc cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất, 51 kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận theo phân cấp quản lý và đúng quy định tại Nghị định 15/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An tồn thực phẩm năm 2010. Phân cơng Tổ Một cửa của UBND quận là đơn vị tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, chuyển Phòng Y tế quận tiến hành kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ sẽ tham mưu UBND quận thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở đăng ký cấp Giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Sau khi có kết quả thẩm định, nếu đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tham mưu UBND quận cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong vịng khơng q 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP có giá trị trong vịng 3 năm kể từ ngày cấp.

Bảng 2.3: Số liệu về cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP của quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2016-2018

2016 2017 2018 (6 tháng)

Tổng số cơ sở cần được cấp, cấp lại

Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP 870 1.061 1.058 (theo phân cấp quản lý)

Tổng số cơ sở đã được cấp, cấp lại

Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP 861 1.061 1.058

Tỷ lệ 98.97% 99.91% 100%

Nguồn: Phòng Y tế quận Ngũ Hành Sơn

Số liệu tổng hợp về công tác cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP của quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2016-2018 tại bảng trên cho thấy UBND quận đã thực sự quan tâm đến việc thẩm định, đánh giá các điều kiện ban đầu về đảm bảo ATTP của các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn, tỷ lệ cơ sở được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tăng qua từng năm và đến 6 tháng đầu năm 2018 đã đạt tỷ lệ 100% cơ sở theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó đảm bảo các quy định ban đầu về ATTP, nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, ngừa, hạn chế các vi phạm về quản lý ATTP tại các cơ sở thuộc phân cấp quản lý.

Trong năm 2017, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã đăng ký với UBND thành phố Đà Nẵng và Sở Công Thương xây dựng 01 chợ trên địa bàn quận đạt chuẩn "Chợ đảm bảo ATTP" theo các tiêu chí đã được Sở Cơng Thương hướng dẫn tại Cơng văn số 1209/SCT-KTATMT ngày 22/7/2016 đó là chợ Bắc Mỹ An thuộc UBND quận quản lý. Theo đó, UBND quận chỉ đạo các phịng ngành liên quan và Ban quản lý các chợ trực tiếp khảo sát thực trạng đi đến thống nhất và cấp kinh phí đầu tư sửa chữa cơ sở hạ tầng của chợ, cụ thể

như sau: đầu tư sửa chữa, nâng cấp, làm mới các hạng mục: nền chợ, quầy hàng, cải tạo hệ thống nước,… với tổng kinh phí là 1,469 tỷ đồng (trong đó UBND quận đầu tư 770 triệu đồng, Ban Quản lý chợ đầu tư 133 triệu đồng, các hộ tiểu thương đóng góp là 566 triệu đồng).

Bên cạnh đó, Ban Quản lý các chợ đã phối hợp với các phòng, ngành tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ tiểu thương để phổ biến các điều kiện xây dựng chợ đảm bảo ATTP. Ngoài ra, hướng dẫn các hộ tiểu thương việc kê khai, cung cấp thơng tin về nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm bày bán tại chợ đảm bảo các quy định về ATTP; thực hiện cam kết không buôn bán các sản phẩm hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng. Hàng năm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các hộ tiểu thương trong chợ, rà soát, cấp Giấy xác nhận kiến thức về ATTP theo quy định và yêu cầu các chủ hộ ký cam kết về đảm bảo ATTP. Bên cạnh việc kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh ATTP của quận đối với các hộ kinh doanh thực phẩm trong chợ, Ban Quản lý các chợ cũng đã thành lập tổ kiểm tra nội bộ về công tác thực hiện các quy định ATTP để thường xuyên tự kiểm tra ATTP, góp phần quản lý chặt chẽ tình hình thực hiện ATTP trong chợ, đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn đến tay người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)