Kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 68 - 72)

Đối với Trung ương:

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tránh sự chồng chéo và kịp thời hướng dẫn thực hiện đối với hoạt động QLNN về ATTP.

- Tăng cường phân bổ kinh phí, đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho các địa phương, đơn vị trong tổ chức thực hiện tốt chính sách ATTP ngay từ cơ sở. - Hoàn thiện hệ thống thanh tra chuyên ngành về ATTP các cấp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về ATVSTP.

Đối với thành phố:

- Xây dựng Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Quản lý ATTP thành phố và Ban Quản lý An toàn thực phẩm các quận, huyện (nếu được thành lập).

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP thành phố.

- Tăng cường kinh phí đối ứng cho các địa phương trong hoạt động quản lý nhà nước về ATTP; quan tâm bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp các chợ trên địa bàn quận.

- Tăng định mức biên chế nhà nước đối với cán bộ phụ trách công tác đảm bảo ATTP tại tuyến quận và phường.

Đối với quận, phường:

- Hội đồng nhân dân quận quan tâm công tác quản lý về ATTP, bàn bạc, thảo luận và đi đến thống nhất đưa các nội dung quản lý về ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của quận. Xây dựng Kế hoạch giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ quan chức năng cùng cấp và tiến hành giám sát thường xuyên, đảm bảo chất lượng.

- UBND quận tăng cường chỉ đạo các đơn vị chức năng tham mưu tổ chức tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ về quản lý ATTP trên địa bàn quận. Quan tâm tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động đảm bảo ATTP tại địa phương và chế độ, chính sách đãi ngộ cho cán bộ làm công tác đảm bảo ATTP. Đặc biệt tăng cường kinh phí cho cơng tác ATTP tại 04 phường trực thuộc quận.

- UBND 04 phường chú trọng bố trí cán bộ làm cơng tác ATTP đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về ATTP.

Kết luận Chương 3

Trong chương 3, với việc hệ thống định hướng, quan điểm chỉ đạo và mục tiêu QLNN về ATVSTP của Đảng và Nhà nước và quận Ngũ Hành Sơn. Luận văn đã đề xuất 06 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác QLNN về ATTP trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.

Trong các nhóm giải pháp mà luận văn đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về ATTP, quận Ngũ Hành Sơn cần chú trọng quan tâm một số giải pháp, cụ thể: Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chính sách, pháp luật, kiến thức về ATTP thường xuyên, liên tục; chú trọng hoàn thiện và nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ QLNN về ATTP, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý; đồng thời nhanh chóng khắc phục những hạn chế trong cơng tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về ATTP trên địa bàn quận.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước về ATTP là một trong những nội dung quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động QLNN, bởi lẽ nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, đến tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tình hình ATTP quận Ngũ Hành Sơn thời gian qua diễn biến phức tạp. Do đó, việc nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP sẽ góp phần cải thiện thực trạng thực phẩm kém an toàn hiện nay trên địa bàn quận, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quận.

Qua quá trình nghiên cứu Luận văn đã mang lại những kết quả chính sau:

1. Hệ thống hóa làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản hoạt động QLNN về ATTP của chính quyền cấp quận. Theo đó, luận văn đã nêu rõ khái niệm, tầm quan trọng ATTP; khái niệm, sự cần thiết, nội dung, nguyên tắc, các yếu tố ảnh hưởng hoạt động QLNN về ATTP, trách nhiệm QLNN về ATTP cấp quận. 2. Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và một số địa phương trong nước về công tác QLNN đối với lĩnh vực ATTP, rút ra bài học kinh nghiệm cho quận Ngũ Hành Sơn.

3. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về ATTP ở quận Ngũ Hành Sơn, từ đó rút ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. 4. Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về ATTP ở quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian tới.

Với những nội dung nghiên cứu được trình bày trong luận văn, học viên hy vọng đề tài này sẽ góp phần hệ thống hóa và nâng cao hiệu quả cơng tác QLNN về ATTP trên địa bàn quận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)