Một là, trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và
thành phố, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã cụ thể hóa các mục tiêu, quy định QLNN về ATTP thành các văn bản chỉ đạo, chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đã kịp thời ban hành các Quyết định, Kế hoạch, Công văn chỉ đạo Chương trình ATTP. Cã văn bản chỉ đạo, chính sách được ban hành đã định hướng cho cơng tác QLNN về ATTP, đồng thời có sự phân cơng nhiệm vụ, trách nhiệm, phân cấp quản lý góp phần nâng cao kết quả, hiệu quả QLNN về ATTP.
Hai là, từng bước hoàn thiện tổ chức, nhân sự, thành lập được Ban chỉ
đạo ATTP từ quận đến phường tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác quản lý Chương trình vệ sinh ATTP xuyên suốt, thống nhất và hiệu quả. Bộ máy QLNN về ATTP cấp quận và cấp phường được kiện toàn thường xuyên, thực hiện khá tốt chức năng tham mưu. Giữa các phịng ban chun mơn và đơn vị có liên quan trong QLNN về ATTP ngày càng phối hợp chặt chẽ và có sự phân công khá rõ ràng trong việc kiểm tra liên ngành các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP cấp quận và cấp phường đã tập trung chỉ đạo, có sự phân cơng cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện. Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh ATTP quận đã thực hiện tốt vai trò tham mưu cho UBND quận các kế hoạch quản lý ATTP trên địa bàn. Bên cạnh đó, được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của quận ủy, UBND quận, sự phối hợp
của Phòng Y tế, phòng Kinh tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Trạm thú y, Đội Quản lý thị trường, Công an quận, các ban ngành đoàn thể, UBND các phường nên công tác QLNN về ATTP quận Ngũ Hành Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm qua.
Ba là, cơng tác tuyên truyền về ATTP trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn
được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như: phát thanh trên hệ thống đài phát thanh từ quận đến phường, cấp đĩa CD tuyên truyền cho các phường, phát tờ rơi, phực hiện các pa nơ, khẩu hiệu,..đã góp phần chuyển đổi nhận thức, hành vi của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm cũng như người tiêu dùng. Công tác tổ chức các lớp xác nhận kiến thức về ATTP khá thường xuyên và tuân theo các quy định của pháp luật.
Bốn là, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về ATTP đạt
được những hiệu quả nhất định. Số cơ sở được kiểm tra ngày càng nhiều, chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra được đánh giá khá tốt, hình thức xử lý vi phạm nghiêm khắc hơn đã phần nào hạn chế được các hành vi vi phạm của cơ sở, số vụ ngộ độc về thực phẩm giảm dần và khơng có xảy ra. Mặt khác, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác thanh tra ngày càng được hoàn thiện về chất lượng, được tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức QLNN về ATTP tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ về chun mơn, đáp ứng u cầu cơng tác.