Bất cập về thủ tục dừng phương tiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 51)

Thứ nhất, đây là một vấn đề không mới nhưng mãi vẫn chưa có câu trả lời thật sự thuyết phục. Đó là, người bị dừng phương tiện có quyền yêu cầu được xem mệnh lệnh, kế hoạch, văn bản đề nghị khi phương tiện bị dừng trong trường hợp quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA hay không? Bởi vì ngay câu đầu tiên của khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong một số trường hợp, đó là: trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ phát hiện vi phạm; thực thiện theo kế hoạch, mệnh lệnh hay văn bản đề nghị; nhận được tin báo, tố giác về hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 14 Thông tư này có quy định rõ về nội dung kiểm soát. Đó là kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện và kiểm soát hoạt động vận tải

đường bộ. Và thông qua việc kiểm soát đó có thể phát hiện vi phạm và xử lí. Chính vì vậy mà trên thực tế nhiều tài xế không đồng ý cho Cảnh sát giao thông kiểm soát giấy tờ và phương tiện của họ với lý do không có quyền dừng phương tiện thì không có quyền kiểm soát như quy định trên. Nếu Cảnh sát giao thông bảo rằng có quyền dừng phương tiện theo mệnh lệnh, kế hoạch, văn bản đề nghị quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA thì tài xế yêu cầu được xem các văn bản đó. Điều này thường không được đáp ứng nên dẫn đến tranh cãi giữa hai bên. Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là, trong trường hợp không có quyền dừng phương tiện nhưng Cảnh sát giao thông vẫn dừng để kiểm soát và thông qua việc kiểm soát phát hiện vi phạm và xử lý thì việc xử phạt này có vi phạm thủ tục và quyết định xử phạt có thể bị hủy bỏ hay không?[12, Khoản 1 Điều 6b]. Giải quyết tốt các câu hỏi này là nhu cầu tất yếu để không những bảo đảm đúng về mặt thủ tục mà còn thuận lợi và nhanh chóng trên thực tế.

Thứ hai, khoản 1 Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 32/2016/TT-BGTVT có trái Điều 86 Luật Giao thông đường bộ hay không và do đó, Thanh tra có quyền dừng phương tiện trong trường hợp này hay không? Theo quy định tại Điều 86 Luật Giao thông đường bộ thì Thanh tra đường bộ có nhiệm vụ và quyền hạn trong 3 lĩnh vực nhỏ là: bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB, bảo đảm tiêu chuẩn kĩ thuật của công trình đường bộ (và đây cũng là lĩnh vực mà Thanh tra đường bộ có thể dừng phương tiện); hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ; đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Với quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 32/2016 thì Thanh tra đường bộ có quyền dừng phương tiện trong mọi trường hợp vi phạm, quy định này là chưa phù hợp với Điều 86 Luật Giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)