Giải pháp về quy trình lập biên bản vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 69)

Thứ nhất, cần bãi bỏ quy định “phải có chữ kí của đại diện chính quyền cơ

sở…” tại khoản 2 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Vì hằng ngày có rất nhiều vụ việc xử phạt về GTĐB, hơn nữa nhiều nơi xảy ra vi phạm lại cách xa trụ sở chính quyền nên việc có chữ kí của đại diện chính quyền cơ sở là rất khó khả thi. Ngoài ra, chữ kí của đại điện chính quyền cũng chỉ để xác nhận tình trạng không có chữ kí của

người vi phạm chứ cũng không phải kí với tư cách người chứng kiến nên cũng không có giá trị chứng minh vụ việc.

Thứ hai, Chính phủ nên có hướng dẫn cụthể đối với quy định tại khoản 2 Điều

76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, vì ngoài chữ kí của người điều khiển phương tiện thì cần thêm một chữ kí của người chứng kiến nữa để đảm bảo sự phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính, đồng thời đảm bảo giá trị chứng minh đối với vi phạm của chủ phương tiện.

Ngoài ra về vấn đề sai sót của biên bản vi phạm hành chính, cần bổ sung các quy định về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ và ban hành mới biên bản vi phạm hành chính. Cụ thể có thể ví dụ như: Biên bản có sai sót kĩ thuật, biên bản có sai sót nội dung nhưng không làm thay đổi cơ bản nội dung vụ việc thì được sửa đổi, bổ sung. Biên bản có sai sót nội dung và làm thay đổi cơ bản nội dung vụ việc thì phải hủy bỏ, ban hành mới. Việc sửa đổi, bổ sung biên bản phải thông báo và giao cho người vi phạm 01 bản. Việc ban hành mới biên bản được thực hiện như việc lập biên bản từ đầu,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)