Giải pháp về thủ tục ra quyết định xử phạt và thi hành quyết định xử phạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 83)

phạt

Với những bất cập đã trình bày ở chương 2, cần một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn, giải thích một số thuật ngữ mang tính định tính như tình tiết phức tạp, vụ việc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính để áp

dụng thống nhất, tránh tùy tiện. Cụ thể, có thể giải thích như sau. Tình tiết phức tạp là trường hợp vụ việc mà người vi phạm không thừa nhận vi phạm, có mâu thuẫn trong lời khai giữa người làm chứng và người vi phạm nhau với cán bộ phát hiện vi phạm,có mâu thuẫn giữa các chứng cứ khác (không phải lời khai) với nhau. Vụ việc đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc cần giám định tỉ lệ tổn thương cơ thể hoặc định giá tài sản để xem xét có dấu hiệu tội phạm hay không.

Thứ hai, cần sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 6b Nghị định số

97/2017/NĐ-CP thành: “có vi phạm pháp luật về thẩm quyền, vi phạm nghiêm trọng về thủ tục xử lý vi phạm hành chính” thì quyết định xửphạt phải bị hủy bỏ. Đồngthời hướng dẫn vi phạm nghiêm trọng về thủ tục là những vi phạm ảnh hưởng đến bản chất của vụ việc vi phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người vi phạm trong việc xử lý vi phạm hành chính.

Thứ ba, cần bổ sung quy định về hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung,

hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể ví dụ như sau: nếu đã nộp phạt thì được nhận lại số tiền chênh lệch. Nếu ban hành quyết định xử phạt mới mà thuộc trường hợp giải trình thì phải thông báo cho người vi phạm thực hiện quyền này trước khi ban hành. Nếu ban hành quyết định xử phạt sau mà thuộc thủ tục không lập biên bản thì phải hủy bỏ biên bản đã lập. Về số tiền chậm nộp (0,05% trên số tiền phạt chưa nộp) thì tính theo số tiền phạt thấp hơn kể từ ngày chậm nộp theo quyết định ban đầu,…

Thứ tư, cần nâng thời hạn gửi quyết định xửphạt lên so với quy định hiện nay là

02 ngày làm việc tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính (có thể là 05 – 07 ngày làm việc chẳng hạn). Việc nâng thời hạn gửi quyết định lên như vậy mới bảo

đảm sự khả thi đối với khối lượng hồ sơ vụ việc rất lớn ở các các cơ quan Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông.

3.1.6. Giải pháp về thủ tục xử phạt không lập biên bản

Thứ nhất, cần nâng điều kiện áp dụng thủ tục này lên so với quy định hiện hành, 500.000 đồng đối với cá nhân, 1.000.000 đồng đối với tổ chức chẳng hạn. Vì như vậy mới đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB.

Thứ hai, cần sửa quy định của khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính

thành: “Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường

hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền mà mức tối đa của khung tiền phạt là đến

500.000 đồng…”. Với quy định được sửa đổi này thì thủ tục xử phạt không lập biên

bản chỉ cần căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt mà không căn cứ vào số tiền phạt cụ thể ghi trong quyết định xử phạt. Điều đó sẽ tránh sự tùy tiện, chủ quan của chủ thể có thẩm quyền khi khung tiền phạt có số tiền 250.000 đồng ở giữa khung.

Thứ ba, cần bổ sung quy định “trừ trường hợp vừa có hành vi vi phạm bị xử phạt theo thủ tục không lập biên bản vi phạm hành chính vừa có hành vi bị xử phạt theo thủ tục có lập biên bản vi phạm hành chính” vào sau khoản 1 Điều 67 Luật Xử

lý vi phạm hành chính. Trường hợp này thì ra 02 quyết định xử phạt: những hành vi bị xử phạt theo thủ tục không lập biên bản ra chung 01 quyết định, những hành vi còn lại ra chung 01 quyết định. Vì trong những trường hợp như vậy thì phải thực hiện cả hai thủ tục xử phạt có lập và không lập biên bản, và hơn nữa là với hai mẫu quyết định khác nhau thì không thể nào ra 01 quyết định xử phạt được.

Thứ tư, cần bổ sung quy định trong trường hợp tình tiết chưa rõ ràng, người

vi phạm không thừa nhận vi phạm, người có thẩm quyền cần thêm thời gian để xác minh thì chuyển về thủ tục có lập biên bản để giải quyết. Vì như vậy vừa để có thêm thời gian cho người vi phạm tìm chứng cứ chứng minh mình không vi phạm vừa cho người có thẩm quyền có thêm thời gian xác minh tình tiết, rà soát lại pháp luật nội dung để ra quyết định đúng đắn. Tránh việc phải miễn cưỡng ra ngay quyết định xử phạt để rồi lại tiếp tục tranh cãi ở thủ tục khiếu nại, khởi kiện.

3.2. Giải pháp về các biện pháp đảm bảo hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Thứ nhất, về việc dừng phương tiện. Về yêu cầu đảm bảo an toàn, một trong

những yêu cầu quan trọng của việc dừng phương tiện là phải đảm bảo an toàn. Thế nhưng trên thực tế nhiều Cảnh sát giao thông từ bên trong “xồng xộc” chạy ra làn đường bên ngoài để “bắt” xe vi phạm vào xử lí. Và cũng không hiếm trường hợp Cảnh sát giao thông rượt đuổi để “bắt” xe vi phạm cho bằng được, thậm chí đã có trường hợp gây tai nạn tử vong hoặc thương tích nghiêm trọng. Vi phạm hành chính tuy cũng gây nguy hại cho xã hội nhưng vẫn thấp hơn so với tội phạm. Nên khó mà chấp nhận việc để xử lý cho bằng được hành vi vi phạm hành chính mà Cảnh sát giao thông lại “bắt” xe theo những cách trên là tiềm ẩn quá nhiều nguy cơ tai nạn. Đối với trường hợp người vi phạm không chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện thì Cảnh sát giao thông có thể dùng ngay phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ (nếu có) ghi hình lại để làm chứng cứ sau này đồng thời thông báo cho chốt tuần tra, kiểm soát phía trên để có biện pháp dừng phương tiện hoặc ghi hình.

Thứ hai, về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính. Bất cập lớn nhất là số lượng phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu quản lý giao thông và phát hiện vi phạm hành chính. May mắn thay, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông thì giai đoạn 2018- 2020, nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông được dành 100% cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông [16]. Vì vậy, việc dành một phần kinh phí để mua sắm phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ là rất cần thiết.

Về việc Cảnh sát giao thông ẩn náu trong các hàng cây bắn tốc độ, điều này không những phù hợp với quy định của pháp luật mà còn cần thiết trong thực tiễn đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, nhất là đối với hành vi chạy quá tốc độ – hành vi vốn có tính nguy hiểm rất cao. Nên tiếp tục khuyến khích việc này.

Về việc trên thị trường xuất hiện một số sản phẩm có tác dụng phát hiện, cảnh báo có máy bắn tốc độc của Cảnh sát giao thông từng rộ lên và lắng xuống một thời gian và dấy lên nhiều mối lo ngại. Tuy nhiên ở Việt Nam sản phẩm đó không phát huy nhiều tác dụng. Thứ nhất, Cảnh sát giao thông thường dùng máy bắn tốc độ cầm tay với độ linh hoạt rất cao và chỉ khi nào được sử dụng (đang bắn) thì mới bị sản phẩm đó phát hiện. Song, khi đó thì đã quá muộn vì hình ảnh vi phạm đã được thiết bị ghi lại. Thứ hai, nhiều sản phảm không tương tích với tia sóng của các loại máy bắn tốc độ ở Việt Nam. Và thứ ba đó là sự bất tiện do sản phẩm cảnh báo nhầm vì gặp các máy viễn thông, điện tử phát tia sóng trùng với tia của máy bắn tốc độ. Gần đây, trên thị trường lại tái xuất hiện một số sản phẩm tương tự nhưng đã được nâng cấp hơn nhằm qua mặt các phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ của cơ quan chức năng. Nếu các sản phẩm đó không gây hại gì đến an ninh viễn thông (không gây nhiễu sóng, không phá sóng,…) thì không là sản phẩm bị Nhà nước cấm và do vậy, cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu để tiếp tục “vô hiệu hóa” những sản phẩm này.

Thứ ba, về việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ. Về vấn đề người vi phạm bỏ lại

Giấy phép lái xe mà không đến giải quyết vi phạm do số tiền phạt quá cao, họ sẵn sàng bỏ chi phí ra để thi và được cấp Giấy phép lái xe khác còn hơn là phải đóng phạt. Đây là một thực tế khiến cho hồ sơ vi phạm tồn đọng rất nhiều mà không giải quyết được. Cách quy định thứ tự các loại giấy tờ được phép tạm giữ quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính là một bất cập, gây nên tình trạng như trên. Thiết nghĩ nên quy định người có thẩm quyền có quyền tạm giữ bất kì một loại giấy tờ nào mà không cần phải theo thứ tự đó. Do vậy, việc tạm giữ Giấy đăng kí xe thường sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn. Và trong trường hợp mức tiền phạt cao (chẳng hạn 5.000.000 đồng trở lên) thì có thể được tạm giữ nhiều loại giấy tờ. Với việc ưu tiên tạm giữ Giấy đăng kí xe hoặc được tạm giữ nhiều loại giấy tờ thì tình trạng người vi phạm bỏ lại giấy tờ có thể sẽ được cải thiện.

Thứ tư, về việc hẹn giải quyết, ra quyết định xử phạt và nộp phạt. Một trong

những nhu cầu của người vi phạm là được nhanh chóng xử phạt và nộp phạt, tránh việc “đi tới đi lui”. Luật Xử lý vi phạm hành chính cần quy định cho lĩnh vực GTĐB

một “đặc quyền” riêng. Nếu người vi phạm đồng ý kí tên vào biên bản, thừa nhận vi phạm và có yêu xử phạt, nộp phạt tại chỗ thì người có thẩm quyền phải ra quyếtđịnh xử phạt tại chỗ. Lưu ý rằng, tuy quyết định xử phạt được ra tại chỗ nhưng đây vẫn là thủ tục xử phạt có lập biên bản. Mức phạt tối đa có thể áp dụng quy định này là gấp đôi hoặc gấp ba mức áp dụng thủ tục xử phạt không lập biên bản mà tác giả đã kiến nghị. Song song với việc đó cũng là việc nâng “đặc quyền” xử phạt của Cảnh sát giao thông, Thanh tra đường bộ lên tương ứng. Vì phải ra ngay quyết định xử phạt mà không có nhiều thời gian để cân nhắc, xem xét tình tiết nên cũng có khả năng quyết định xử phạt là không chính xác. Nhưng vì để thõa mãn yêu cầu được xử phạt, nộp phạt tại chỗ và người vi phạm cũng thừa nhận vi phạm nên nếu sau này quyết định xử phạt bị hủy bỏ (theo thủ tục khiếu nại hoặc khởi kiện) thì người ra quyết định xử phạt được miễn trách nhiệm bồi hoàn, trách nhiệm kỉ luật, người bị phạt (có quyết định xử phạt bị hủy) chỉ được lấy lại tiền phạt mà không được yêu cầu bồi thường thiệt hại khác. Nếu người bị cho là vi phạm không thừa nhận vi phạm hoặc không yêu cầu xử phạt, nộp phạt tại chỗ thì quy trình xử phạt được tiến hành như bình thường.

Ngoài ra về vấn đề hẹn người vi phạm đến trụ sở cơ quan để giải quyết vụ việc vi phạm, để tạo thuận lợi cho việc chủ động sắp xếp thời gian đến hẹn, mục ngày hẹn nên là một khoảng thời gian (ví dụ từ ngày 12 – 15 tháng 6) thay vì là chính xác một ngày, thậm chí là chính xác giờ, phút như hiện nay[5, khoản 2 Điều 5]. Và do vậy phía

cơ quan phải chủ động hoàn tất hồ sơ xử phạt bất kì lúc nào trong những ngày hẹn đó để sẵn sàng “chờ đón” người vi phạm đến giải quyết. Và ngoài ra, nếu người vi phạm thừa nhận vi phạm thì chỉ cần gửi văn bản thừa nhận vi phạm (thậm chí là có thể báo qua điện thoại hoặc trang web của cơ quan) mà không cần đến cơ quan để giải quyết. Trên cơ sở đó, nếu đã đủ chứng cứ thì chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và gửi cho người vi phạm.

Thứ năm, về thủ tục “phạt nguội”. Điều 55 Luật Giao thông đường bộ quy

định:

3. Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kì về an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định)

5. Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kĩ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kì kiểm định”

Từ quy định trên ta thấy rằng việc kiểm định phương tiện là nghĩa vụ, là trách nhiệm (mà không phải là quyền) của chủ phương tiện, người lái. Do đó, khoản 6 Điều 4 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT “ngăn cản” chủ phương tiện thực hiện nghĩa vụ này thì chẳng những không hợp lý mà còn trái Luật Giao thông đường bộ. Nên không thể dùng cách này để “ép” chủ phương tiện nộp phạt. Trước hết, cần quản lý chặt chẽ việc bán xe đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện việc sang tên đổi chủ mà trước mắt là đối với xe ô tô. Điều này phần nào tránh được việc chủ cũ vi phạm nhưng chủ mới phải chịu. Đối với các trường hợp người vi phạm là người thuê, người mượn phương tiện thì cần đặc biệt chú trọng trách nhiệm hợp tác của chủ phương tiện để tìm ra người vi phạm thật sự. Theo đó, cần quy định hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện không chịu hợp tác. Mặt khác, trên thực tiễn, cũng cần có một số thủ tục “rườm rà” một chút đối với chủ phương tiện. Ví dụ như mời chủ phương tiện tới lui trụ sở nhiều lần để hợp tác tìm ra người vi phạm. Nếu chủ phương tiện không hợp tác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Và do ngại “đi

tới đi lui” nên chủ phương tiện sẽ hợp tác tốt hơn. Và với sự hợp tác “đắc lực” có thể mag lại nhiều hiệu quả trong việc tìm ra người vi phạm thật sự. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, nếu chủ phương tiện chính là người vi phạm (mà quanh co không chấp nhận vi phạm) thì sẽ không phải chịu trách nhiệm về hành vi không hợp tác vì nguyên tắc là người bị xử phạt không có nghĩa vụ chứng minh mình vi phạm.

Về vấn đề gửi thông báo đến chủ phương tiện, cơ quan đang xử lý cần phối hợp với Công an địa phương nhằm xác định chính xác nơi cư trú của chủ phương tiện để tránh thông báo bị thất lạc. Và trong thông báo nên đề nghị họ đến báo với cơ quan

Công an về việc đã bán xe cho chủ mới và cung cấp thông tin cần thiết về chủ mới. Ngoài ra, trong thông báo cũng cần có một số câu mang tính “hù dọa” như: Phương

tiện của ông/bà đã có người điều khiển vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nếu ông/bà không hợp tác để xác định người vi phạm thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu ông/bà đã bán xe của mình mà chưa sang tên đổi chủ thì việc bán xe này cũng trái quy định của pháp luật, vì vậy đề nghị ông/bà hợp tác.

Nếu chủ phương tiện chây ì không đến trụ sở cơ quan để giải quyết vụ việc vi phạm thì cần phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông nơi chủ phương tiện cư trú, cung cấp các thông tin về phương tiện vi phạm để tăng cường tuần tra, kiểm soát nếu phát hiện thì dừng phương tiện xử lí.

Thứ sáu, kiến nghị các cơ quan, nhất là Công an nhân dân và Thanh tra giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)