Giải pháp về giai đoạn giải trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 71)

Với những bất cập được trình bày ở chương 2, cần có một số đề xuất như sau: Thứ

nhất, cần sửa quy định của khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính thành: “… hoặc phạt tiền mà mức tối đa của khung tiền phạt…”. Đây là cách hiểu hợp lí, khi đó giải trình được áp dụng với bất kì hành vi vi phạm nào có mức phạt cao (hành vi vi phạm có mức tối đa của khung tiền phạt là 15.000.000 đồng trở lên) mà không phụ thuộc vào việc có bị xử phạt ở mức tối đa hay không. Điều này tạo sự công bằng quyền được giải trình cho tất cả mọi người vi phạm khi bị phạt cao như nhau.

Thứ hai, cần bổ sung hình thức xử phạt tịch thu phương tiện vi phạm hành chính cũng được quyền giải trình. Dù là mô tô hay ô tô cũng đều là những tài sản lớn của nhiều người dân Việt Nam. Do đó, việc bị tịch thu các phương tiện này sẽ khiến cho chủ sở hữu rất xót xa. Vì vậy việc bổ sung hình thức xử phạt này là cho họ một cơ hội để biện bạch về sự việc vi phạm của mình. Để nếu việc tịch thu là sai thì trả lại cho họ, đồng thời tránh được các việc khiếu nại, khởi kiện, vốn là các thủ tục tốn nhiều thời gian, công sức, nếu việc tịch thu là đúng thì họ cũng “tâm phục khẩu phục” mà không phải khiếu nại, khởi kiện.

Thứ ba, cần bổ sung các quy định cụ thể về thủ tục thực hiện việc giải trình.

Với những quy định cụ thể, rõ ràng này sẽ tránh được việc tùy tiện và tổ chức qua loa, sơ sài từ phía chủ thể có thẩm quyền; người vi phạm có sơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Có thể ví dụ là các quy định như: phiên giải trình gồm những ai có mặt, hoãn phiên giải trình, tranh luận, rút yêu cầu giải trình,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)