Bất cập về thủ tục xác minh tình tiết vụ việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 53)

Xác minh tình tiết là giai đoạn chủ thể xử phạt làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ việc, cũng có thể nói, chủ yếu là chứng minh vi phạm hành chính. Tuy nhiên trình tự xác minh như thế nào lại không được quy định cụ thể. Đó là việc lấy lời khai, thu thập, giao nộp chứng cứ,… như thế nào [7]. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một trong những đối tượng chủ yếu của các thủ tục khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính. Các thủ tục này làm mất khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của cả phía người dân và cơ quan nhà nước. Nếu quyết định xử phạt là sai (tất nhiên nó sẽ bị hủy bỏ) thì sẽ gây ra nhiều lãng phí do toàn bộ quy trình xử phạt trước đó đã được thực hiện một cách vô ích. Như vậy, vấn đề là làm sao để một quyết định xử phạt vi phạm hành chính thật sự có chất lượng để người bị xử phạt thật sự “tâm phục khẩu phục” mà không phải thực hiện các việc khiếu nại, khởi kiện gây tốn kém chi phí cho xã hội. Trong đó, trình tự xác minh là điểm then chốt cần được quy định cụ thể, nhất là khi thủ tục “phạt nguội” ngày càng được áp dụng rộng rãi với nhiều vấn đề rắc rối, phức tạp cần phải xác minh hơn so với cách thức xử phạt “truyền thống”.

Ngoài ra, trong thủ tục còn thiếu các quy định cụ thể về quy trình “chuyển hóa” kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ do các tổ chức được giao quản lí, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cung cấp thành các chứng cứ để làm căn cứ xử phạt. Đây tuy là kết quả thu được của phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ, song, không phải do lực lượng chuyên môn (Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông) sử dụng để phát hiện vi phạm. Do đó, giá trị chứng minh cũng thường thấp hơn so với kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ do các lực lượng chuyên môn sử dụng. Và cũng thiếu các quy định về quy trình “chuyển hóa” kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị khác do người dân cung cấp thành chứng cứ để làm căn cứ xử phạt, ví dụ các video clip hoặc hình ảnh do người dân ghi lại và cung cấp. Đây là kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị bất kì của người dân nên giá trị chứng minh cũng thường thấp hơn kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ. Tuy vậy chúng vẫn là những nguồn chứng

cứ có giá trị nên việc “chuyển hóa” chúng thành chứng cứ đáng tin cậy để chứng minh vụ việc là điều rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)