Bất cập về thủ tục ra quyết định xử phạt và thi hành quyết định xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 57)

nhất, liên quan đến thời hạn ra quyết định xử phạt, một số thuật ngữ mang tính định tính như: tình tiết phức tạp, vụ việc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính gây khó khăn trong quá trình áp dụng và rất dễ dẫn đến sự tùy tiện nếu không được hướng dẫn, giải thích cụ thể.

Theo Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định sẽ dài hay ngắn tùy vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ việc, theo đó về nguyên tắc chung (tức trong trường hợp thông thường) thì thời hạn này là 07 ngày, đối với vụ việc có tình tiết phức tạp thì thời hạn này là tối đa 30 ngày, đối với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn này có thể tối đa đến 60 ngày.

Tuy nhiên, hiện nay, việc xác định tính chất phức tạp hay nghiêm trọng của vụ

việc vi phạm về GTĐB chưa được hướng dẫn chi tiết từ cơ quan quản lý chuyên ngành. Điều này dẫn đến việc áp dụng thời hạn ra quyết định xử phạt chưa thống nhất, tùy tiện, chủ quan.

Thứ hai, điểm a khoản 1 Điều 6b Nghị định 97/2017/NĐ-CP quy định có vi

phạm pháp luật về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính thì quyết định xửphạt

phải bị hủy bỏ nhưng lại không nói rõ là vi phạm thủ tục ở mức độ nào. Nếu bất kì vi phạm nào về thủ tục cũng phải hủy bỏ quyết định xử phạt là điều chưa hợp lý và uổng phí cho cả quá trình xử phạt vì có những vi phạm về thủ tục nhưng không nghiêm trọng và không ảnh hưởng đến bản chất của vụ việc vi phạm. Nếu chiếu theo quy định trên thì những trường hợp sau có phải hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không? Ví dụ: Cảnh sát giao thông dừng phương tiện để xử phạt nhưng không bảo đảm điều kiện an toàn thì quyết định xử phạt có bị hủy bỏ hay không? Hoặc điểm a khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA có quy định: “…cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng

phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy

định…” nhưng thực tế cán bộ dừng phương tiện và cán bộ lập biên bản là hai người

tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong đó một người ra hiệu lệnh dừng phương tiện và người còn lại ghi biên bản), vậy, quyết định xử phạt có bị hủy bỏ hay không? Hoặc đoạn 2 khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính có quy định: “… trường hợpvi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của

người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử

phạt để tiến hành xử phạt” nhưng thực tế các chiến sĩ Cảnh sát giao thông đi trực và

lập nhiều biên bản cho đến hết ca trực mới về giao toàn bộ biên bản cho cấp trên xử phạt, vậy, quyết định xử phạt có bị hủy bỏ hay không? Hoặc đoạn 2 khoản 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính có quy định: “Người có thẩm quyền xửphạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình

trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người

vi phạm” vậy nếu thông báo bằng miệng hoặc quá 05 ngày nhưng phiên giải trình

vẫn diễn ra hợp lệ thì quyết định xử phạt có bị hủy bỏ hay không?

Thứ ba, các thủ tục liên quan đến hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định xử phạt cũng chưa được quy định cụ thể. Ví dụ, quyết định ban đầu phạt 2.000.000 đồng, người vi phạm đã nộp phạt vào Kho bạc nhưng sau đó quyết định xử phạt sửa tiền phạt xuống còn 1.500.000 đồng thì giải quyết như thế nào? Hoặc ban đầu xử phạt 300.000 đồng theo thủ tục có lập biên bản, sau đó hủy bỏ và ra quyết định mới xử phạt 200.000 đồng theo thủ tục không lập biên bản thì giải quyết như thế nào đối với biên bản vi phạm hành chính đã lập? Hoặc ban đầu xử phạt 10.000.000 đồng (không thuộc trường hợp giải trình), sau đó hủy bỏ và ra quyết định mới xử phạt 15.000.000 đồng thì vấn đề giải trình thực hiện ra sao? Hoặc ban đầu xử phạt 7.000.000 đồng, nhưng người vi phạm chưa thi hành, sau đó 02 tháng thì hủy bỏ và ra quyết định mới xử phạt 5.000.000 đồng thì số tiền chậm nộp phạt (0,05% trên số tiền phạt chưa nộp) tính như thế nào?

Thứ tư, về thời hạn gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thời hạn gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành trong vòng 02 ngày; tuy vậy, việc thực hiện quy định này trong xử phạt vi phạm hành chính ở lĩnh vực GTĐB rất khó khăn vì khối lượng quyết định xử

phạt nhiều, khó xác định địa chỉ vì nhiều trường hợp người vi phạm an toàn giao thông phần lớn là lái xe (nơi cư trú không ổn định nên ít khi có mặt ở địa phương; nhiều trường hợp địa chỉ ghi trong giấy tờ khác với địa chỉ nơi cư trú thực tế).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)