Thực tiễn thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 61)

vực Giao thông đường bộ tại TP. Hồ Chí Minh

Thứ nhất, về việc dừng phương tiện. Một trong các yêu cầu của việc dừng

phương tiện là phải đảm bảo an toàn nhưng thực tế nhiều Cảnh sát giao thông đã bất chấp sự nguy hiểm rượt đuổi người vi phạm để xử lý cho bằng được. Thậm chí đã có trường hợp tai nạn tử vong hoặc thương tích nghiêm trọng do sự rượt đuổi của Cảnh sát giao thông. Việc này là vi phạm về yêu cầu đảm bảo an toàn khi dừng phương tiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA. Do đó, khắc phục tình trạng này là một đòi hỏi tất yếu [29].

Cảnh sát giao thông hóa trang (mặc thường phục) có được quyền dừng phương tiện và xử lý vi phạm hay không [33]? Mặc dù việc Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát bằng cách hóa trang sẽ phát huy nhiều tác dụng trong công tác xử lý vi phạm và đấu tranh phòng ngừa vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB nhưng lại vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Trên thực tế, có trường hợp Cảnh sát giao thông hóa trang dừng phương tiện, cho người vi phạm xem thẻ ngành và tiến hành xử lý vi phạm luôn (lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt tại chỗ). Có trường hợp chỉ dừng phương tiện và sau đó mời lực lượng Cảnh sát giao thông công khai đến xử lý vi phạm. Có trường hợp không dừng phương tiện mà gọi lực lượng Cảnh sát giao thông công khai dừng phương tiện và xử lý vi phạm. Cơ sở pháp lý của việc Cảnh sát giao thông thực hiện việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang được quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BCA. Tuy nhiên với cách quy định không thực sự cụ thể, rõ ràng đã dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều. Bởi vì, điều khoản đã quy định rõ ràng cụm từ công

khai kết hợp với hóa trang và do vậy lực lượng hóa trang không được quyền xử lý vi

phạm (do thiếu sự kết hợp với lực lượng công khai). Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát giao thông hóa trang cũng không có quyền dừng phương tiện với lý do tại sao người điều khiển phương tiện phải chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện của một người nào đó đang mặc thường phục.

Thứ hai, về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính. GTĐB là một lĩnh vực đặc thù mà hành vi vi phạm

hành chính trong nhiều trường hợp không thể phát hiện nếu không có sự trợ giúp của phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ. Nước ta với 22.783 km quốc lộ, 27.176 km đường tỉnh, 57.294 km đường huyện, 173.294 km đường xã và 8.528 km đường chuyên dùng [31] thì bất cập lớn nhất hiện nay về vấn đề này là số lượng phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ chưa đầy đủ để trang bị cho các chiến sĩ Cảnh sát giao thông, Thanh tra đường bộ thực hiện nhiệm vụ và lắp đặt trên các tuyến đường, nút giao thông, các điểm hay ùn tắc,… nhằm quản lý và phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.

Về vấn đề Cảnh sát giao thông ẩn náu trong các hàng cây để bắn tốc độ gây nên một số ý kiến trái chiều. Có quan điểm cho rằng việc đó là thiếu minh bạch, người dân không thể giám sát được. Tác giả cho rằng đây cũng là một cách thức hóa trang kết hợp với công khai để tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện và xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BCA. Điều này là một đòi hỏi tất yếu trên thực thực về việc đấu tranh với vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Nếu chỉ có lực lượng công khai sử dụng phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ thì dễ dẫn đến tình trạng đối phó của những phương tiện phóng nhanh vượt ẩu, khi “qua mặt” được lực lượng đang làm nhiệm vụ thì tiếp tục vi phạm. Điều quan trọng để bảo đảm giá trị chứng cứ của sự ghi nhận của phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ thì phải đảm bảo về phương tiện, thiết bị, người sử dụng và việc sử dụng phương tiện, thiết bị là đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu phát hiện có vi phạm thì việc dừng phương tiện và xử lý phải do lực lượng công khai thực hiện và phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA. Như vậy, việc Cảnh sát giao thông ẩn náu trong các hàng cây bắn tốc độ không những cần thiết trên thực tế mà cũng phù hợp với quy định của pháp luật.

Ngoài ra, trên thị trường đã xuất hiện một số sản phẩm có tác dụng phát hiện, cảnh báo có máy bắn tốc độ của Cảnh sát giao thông. Điều này dấy lên sự lo ngại về tình trạng cánh tài xế “qua mặt” cơ quan chức năng và vì vậy mà không những không thu thập được chứng cứ vi phạm mà còn làm cho tình hình giao thông trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn.

Thứ ba, vềviệc tạm giữ phương tiện, giấy tờ. Đối với một số hành vi vi phạmcó mức xử phạt tiền cao đã xảy ra tình trạng người vi phạm bỏ giấy tờ, thậm chí là bỏ phương tiện bị tạm giữ mà không đến cơ quan để giải quyết vi phạm, dẫn đến hồ sơ xử phạt tồn đọng ngày càng nhiều, gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm.

Việc tạm giữ phương tiện đã khiến cho các bãi xe của cơ quan trở nên quá tải. Nhiều xe chất xếp ngổn ngang mặc cho mưa nắng tàn phá dần. Nhiều xe cũng đã mục nát, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều trường hợp chủ sở hữu từ bỏ luôn phương tiện của mình vì tiền phạt quá cao. Công tác bảo quản phương tiện tạm giữ còn nhiều hạn chế. Việc xử lý cũng gặp không ít khó khăn. Thiết nghĩ biện pháp tạm giữ phương tiện không thật sự tỏ ra nhiều hiệu quả.

Thứ tư, về việc hẹn giải quyết, ra quyết định xử phạt và nộp phạt. Khác với vi

phạm hành chính trong các lĩnh vực khác, đặc thù trong lĩnh vực GTĐB là việc người vi phạm phải “đi tới đi lui” nhiều lần và nhiều khi là rất xa để giải quyết vụ việc vi phạm. Quy trình thông thường như sau: sau khi có hành vi vi phạm và bị lập biên bản, bị tạm giữ Giấy phép lái xe, người vi phạm được hẹn vài ngày sau đó đến trụ sở cơ quan để giải quyết. Và vấn đề là ở đây, người vi phạm có thể đang đi công tác, đi du lịch, hay đi đâu đó xa nơi cư trú thì vẫn phải đến trụ sở cơ quan nơi vi phạm để giải quyết. Sau khi đến giải quyết thì được nhận quyết định xử phạt. Sau đó mang quyết định xử phạt đi nộp phạt ở Kho bạc hoặc qua ngân hàng. Sau đó lại mang biên lai nộp phạt về trụ sở cơ quan để nhận lại Giấy phép lái xe. Trụ sở cơ quan giải quyết các vụ việc vi phạm thường khá đông nên sau khi lượt của mình đã giải quyết xong và đi nộp phạt thì có lẽ đã trễ sang buổi khác hoặc thậm chí ngày hôm sau mới đi lấy được Giấy phép lái xe. Việc phải “đi tới đi lui” xa và nhiều lần như vậy quả thật rất bất tiện, gây khó khăn cho người vi phạm nhất là việc sắp xếp thời gian công việc, học tập,… vào ngày hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm. Và điều này cũng là một lý do để người vi phạm muốn giải quyết cho nhanh bằng con đường tiêu cực.

Thứ năm, về thủ tục “phạt nguội”. Phạt nguội là cách thức xử phạt mà thông

qua sự ghi nhận của phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ (thường là thiết bị ghi hình), cơ quan có thẩm quyền sẽ in ảnh, truy xuất qua dữ liệu quản lý xe, xác định

chủ phương tiện, địa chỉ, gửi thông báo, sau đó mời chủ phương tiện (người vi phạm) đến trụ sở để tiến hành xử lý vi phạm hành chính. Có thể hiểu nôm na đây là cách phạt mà không bắt được “quả tang” người vi phạm. Cách thức xử phạt này được áp dụng khoảng vài năm nay và chủ yếu áp dụng ở các thành phố lớn. Phạt nguội tỏ ra có nhiều ưu điểm như tăng cường việc xử phạt, đề cao tính nghiêm minh, nâng cao tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung, nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, tiết kiệm về người và kinh phí trong việc xử phạt,… Tuy nhiên cách thức xử phạt này còn vướng nhiều khó khăn, bất cập cả về pháp luật và trong thực tiễn [9].

Trước hết là khó xác định người vi phạm và chủ phương tiện có nguy cơ phải chịu phạt thay. Thông thường hình ảnh vi phạm do camera ghi lại chỉ có thể thấy được phương tiện và biển số, không có hoặc khó thể thấy được hình ảnh của người vi phạm (hoặc người điều khiển phương tiện). Trong khi đó, thông báo vi phạm chỉ có thể gửi cho chủ phương tiện. Và, nhiều trường hợp chủ phương tiện rất bất ngờ khi nhận thông báo vi phạm mà mình không hề vi phạm (do người thuê, người mượn hoặc chủ cũ của phương tiện vi phạm). Mặc dù khoản 7 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP đã quy định chủ phương tiện có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm, song nhiều trường hợp chủ phương tiện cũng không giúp gì được do người thuê, người mượn, chủ cũ của phương tiện đã “cao chạy xa bay” [18]. Trong khi khoản 6 Điều 4 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư 70/2015/TT- BGTVT) quy định không được kiểm định khi đã có văn bản đề nghị không kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc xe có vi phạm đã cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định (quy định này đang bị Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp “tuýt còi” [30]) nên chủ phương tiện đành ngậm ngùi đóng phạt để được kiểm định. Dường như Thông tư này đã “ép” chủ phương tiện phải chịu phạt thay thì đây là một sự bất hợp lý khó chấp nhận được và hoàn toàn không có tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa riêng.

Ngoài ra, thời gian xử phạt nguội thường kéo dài vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết là khả năng thông báo vi phạm đến tay chủ phương tiện thường chậm (do phải mất nhiều thời gian cho các công việc như: trích xuất dữ liệu, in ấn hình ảnh, xác minh hành vi vi phạm, xác định chủ phương tiện, địa chỉ, gửi thông báo,…) và thậm chí là không đến được (do chủ phương tiện đã thay đổi nơi cư trú, đã bán xe mà không làm thủ tục sang tên,…). Kế nữa là khả năng chủ phương tiện tuy đã nhận được thông báo nhưng không hợp tác để tìm ra người vi phạm hoặc có muốn hợp tác thì cũng lực bất tòng tâm do người vi phạm đã “cao chạy xa bay”. Nguyên nhân nữa là trong trường hợp chính chủ phương tiện là người vi phạm thì lại chây ì không đến trụ sở cơ quan để giải quyết (do không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn hay biện pháp bảo đảm nào nên không việc gì phải lo). Từ đó mà việc lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt cũng kéo dài thời gian theo.

Và, làm sao có thể chứng minh chủ phương tiện là người vi phạm nếu họ luôn phủ nhận. Trong trường hợp chủ phương tiện không đến trụ sở cơ quan để giải quyết (do chây ì) thì liệu rằng chủ thể có thẩm quyền có ra quyết định xử phạt đối với chủ phương tiện? Hoặc trong trường hợp chủ phương tiện có đến giải quyết nhưng vẫn một mực phủ nhận mình đã điều khiển phương tiện vi phạm hành chính thì liệu rằng chủ thể có thẩm quyền có ra quyết định xử phạt đối với chủ phương tiện? Một trong những trách nhiệm quan trọng bậc nhất của chủ thể có thẩm quyền xử phạt là chứng minh vi phạm hành chính, trong đó chứng minh ai là người đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính là cực kì quan trọng. Không thể chỉ dựa vào hình ảnh vi phạm của phương tiện là có thể kết luận chủ phương tiện là người vi phạm. Và do vậy, kể cả trong trường hợp thật sự chủ phương tiện là người vi phạm nhưng cố tình quanh co, không hợp tác thì cũng khó mà chứng minh vi phạm hành chính.

Thứ sáu, thường không tuân thủ nghiêm ngặt trình tự xử phạt, đốt cháy giai đoạn, nhất là bước xác minh tình tiết vụ việc thường bị bỏ qua hoặc thực hiện một cách qua loa, tùy tiện. Có tình trạng kí khống quyết định xử phạt. Đó là trường hợp người phát hiện, lập biên bản vụ việc thì không có thẩm quyền xử phạt nhưng có thể trao quyết định xử phạt ngay hoặc trong ca trực cho người vi phạm vì người có thẩm

quyền đã kí trước vào quyết định. Lại cũng có trường hợp một số chiến sĩ Cảnh sát khác và Công an xã mặc dù không có kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhưng vẫn tiến hành dừng phương tiện, xử lý vi phạm.

Thứ bảy, theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì quyết định xử

phạt phải được gửi hoặc giao trực tiếp cho người bị xử phạt. Gửi hoặc giao ở đây là gửi hoặc giao đến địa chỉ của người bị xử phạt. Nhưng trên thực tế, người bị xử phạt thường bị yêu cầu đến trụ sở cơ quan để nhận quyết định xử phạt. Điều này gây khó khăn và mất thời gian cho người bị xử phạt.

Thứ tám, về vấn nạn tiêu cực. Đây là vấn đề rất nhức nhói trong bất kì nền hành chính nào. GTĐB lại là một trong những lĩnh vực có tỉ lệ tham nhũng cao thì việc giải quyết vấn nạn này lại càng là một yêu cầu bức thiết. Gần đây có khá nhiều video clip ghi lại việc Cảnh sát giao thông nhận hối lộ do người dân hoặc phóng viên quay lại được và đăng lên các trang mạng xã hội. Việc tiêu cực diễn ra ngày càng trắng trợn hơn khiến dư luận vô cùng bức xúc, thậm chí đã đặt cho họ (những Cảnh sát giao thông có hành vi tiêu cực) những “biệt danh” rất phản cảm. Do đó, việc hoàn thiện chế định thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB càng rõ ràng, minh bạch, đơn giản, nhanh gọn thì càng có tác dụng hạn chế tiêu cực.

Kết Luận Chương 2

Trên đây là một số bất cập và hạn chế trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB mà qua quá trình nghiên cứu tác giả đã tổng hợp và phân tích chi tiết. Đó không những là những bất cập, hạn chế về mặt pháp luật mà còn về mặt thực tiễn áp dụng. Những bất cập và hạn chế này là nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm trong việc xác định đúng thủ tục tương ứng với vụ việc, là nguyên nhân làm cho quy trình xử phạt trở nên kéo dài, là nguyên nhân gây bất tiện và khó khăn cho cả người vi phạm và người có thẩm quyền xử phạt, là nguyên nhân không cải thiện được

ýthức người dân về việc chấp hành luật giao thông nhằm kéo giảm tai nạn, là nguyên nhân làm cho nạn tiêu cực càng trầm trọng hơn,…

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

3.1. Giải pháp về pháp luật

3.1.1. Giải pháp về thủ tục dừng phương tiện

Thứ nhất, về vấn đề người bị dừng phương tiện có được quyền yêu cầu được

xem mệnh lệnh, kế hoạch, văn bản đề nghị hay không. Thực tế đã chỉ ra rằng có trường hợp Cảnh sát giao thông dừng phương tiện nhưng không phát hiện có vi phạm và cũng không có mệnh lệnh, kế hoạch hay văn bản đề nghị về việc dừng phương tiện đó cả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)