Chức năng và nhiệm vụ của Hộiđồng quảntrị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo quy định của pháp luật – kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 37 - 49)

Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 149 Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2014. Tổng quan tập trung trong 4 nhóm chức năng, nhiệm vụ sau đây:

2.1.2.1. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh công ty

Hội đồng quản trị đóng vai trò then chốt trong việc quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.

Sau khi Tổng giám đốc hoặc giám đốc điều hành trình lên Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông những phương hướng nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch hàng năm của công ty. HĐQT có trách nhiệm xem xét kĩ lưỡng và ra quyết định cuối cùng cho chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty.

Vai trò của HĐQT là vô cùng quan trọng trong công ty, chiến lược và kế hoạch của công ty nếu không được Hội đồng quản trị thông qua thì cũng không được thực thi. Ngược lại, nếu Hội đồng quản trị không thực hiện tốt vai trò đôn đốc, định hướng rà soát lại chiến lược thì cũng không đạt được một chính sách chiến lược và kế hoạch tốt cho sự phát triển của công ty. Vì vây, có thể nói HĐQT có nhiệm vụ là trung tâm quyết định chiến lược phát triển cho công ty

2.1.2.2.Quyết định chiến lược kế hoạch phát triển của công ty

Chiến lược là phương thức mà các công ty sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạt được và duy trì lâu dài những thành công của nó. Mục tiêu tối thiểu của chiến lược là phải làm sao tiếp tục tồn tại được, nghĩa là phải có khả năng thực hiện được các nghĩa vụ một cách lâu dài, có thể chấp nhận được. Quyết định chiến lược đặt ra mục tiêu cho toàn bộ công ty, giữ cho tất các bộ phận trong công ty phối hợp với nhau hướng về mục tiêu chung.

2.1.2.3.Quyết định phương án, dự án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường

Hội đồng quản trị có vai trò quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư, giảipháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác.

Hội đồng quản trị cần phối hợp chặt chẽ vói ban giám đốc và cần cùng nhau đánh giá lại phương án đầu tư, nhận dạng các rủi ro. Hội đồng quản trị cần lắng nghe những lo ngại của ban giám đốc về sự khác biệt trong định hướng chiến lược của công ty để trên cơ sở đó có sự điều chỉnh kịp thời, hay cần phải thay đổi những điểm nào để ứng phó với môi trường kinh doanh hiện tại.

2.1.2.4.Tổ chức cơ cấu ban điều hành và quy mô hoạt động của công ty

a. Tổ chức cơ cấu:

Hội đồng quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó; - Đây thuộc nhóm quyền quyết định chọn nhân sự của Hội đồng quản trị. Trong thực tế tại các công ty cổ phần hiện nay, việc bổ nhiệm Ban giám đốc thường là chủ tịch hội đồng quản trị giữ chức vụ Tổng giám đốc, các phó giám đốc là thành viên Hội đồng quản trị công ty.

Việc kết hợp hai vị trí trong Hội đồng quản trị và trong Ban giám đốc, nhất là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc có thể sẽ hỗ trợ tốt cho việc ra quyết định, đặc biệt là trong hoàn cảnh cấp bách, và giúp ban quản trị nắm tốt hơn về thông tin của công ty. Hội đồng quản trị khi lập chiến lược thường không lường hết được các yếu tố của thực tế vận hành. Khi Ban Giám đốc lãnh đạo bộ máy điều hành thực hiện các chiến lược đã được Hội đồng quản trị thông qua, một khi cần thay đổi để phù hợp với những biến động và thay đổi của thực tế thị trường, thường phải mất nhiều thời gian để trình bày và chờ phê duyệt, làm mất đi nhiều cơ hội. Ở góc độ dung hòa các mong đợi giữa nhóm cổ đông và các bên hữu quan khác, Tổng giám đốc nếu kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ nhanh chóng hơn trong việc thống nhất các mong đợi khác nhau, vì Tổng giám đốc hiểu rõ tất cả các nhóm lợi ích. Việc tách biệt vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc là cần thiết để kiểm soát quyền lực của Tổng giám đốc, nhưng nó cũng có thể dẫn đến

nguy cơ làm cho Tổng giám đốc chỉ tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn, nhất là khi việc đánh giá kết quả hoạt động và chế độ lương, thưởng được căn cứ vào kết quả đạt được những mục tiêu mà Hội đồng quản trị đề ra.

Trong công ty cổ phần Hội đồng quản trị đại diện cho quyền lợi của chủ sở hữu là các cổ đông, trong khi Tổng giám đốc và những người quản lý khác trực tiếp điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, hơn nữa tổng giám đốc và những người quản lý khác có thể không phải là cổ đông của công ty mà chỉ là những người làm thuê, do đó để công ty họat động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, mang lại lợi ích ngày càng nhiều cho chủ sở hữu thì Hội đồng quản trị phải tăng cường công tác giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Hội đồng quản trị có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc nếu thấy cần thiết và chịu trách nhiện trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về quyết định đó.

Hội đồng quản trị quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. HĐQT chọn mô hình phù hợp với chức năng nhiệm vụ kinh doanh của công ty, đảm bảo mô hình tối ưu, gọn nhẹ và hiệu quả, phù hợp với qui mô công ty và định hướng chiến lược phát triển kinh doanh.

Trong quá trình thực hiện chức năng giám sát của mình, khi công ty bị lâm vào vào tình trạng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, Hội đồng quản trị kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty lên Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị Tổ chức lại công ty bao gồm : chia, tách,sáp nhập công ty cùng loại, hợp nhất công ty cùng loại.

b.Mô hình cơ cấu tổ chức hội đồng quản trị

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp thường có rất nhiều cổ đông, do đó việc tổ chức, quản lý công ty khá phức tạp. Vì vậy, Luật Doanh nghiệp quy định cho công ty cổ phần với cổ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ hơn so với các loại hình công ty khác. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, công ty cổ phần được tổ chức theo một mô hình duy nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm

soát và Giám đốc, Tổng giám đốc. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng duy nhất mô hình quản trị đó đã không còn phù hợp với sự đa dạng của doanh nghiệp về quy mô, tính chất sở hữu cũng như cách thức quản trị công ty. Ngoài ra, quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 không phù hợp với thông lệ quốc tế khi mà trên thế giới có nhiều quốc gia cho phép công ty cổ phần được tuỳ ý lựa chọn áp dụng một trong 2 mô hình quản trị6. Khắc phục hạn chế đó, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

(i) Mô hình thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (mô hình có Ban kiểm soát). Mô hình này còn gọi là mô hình hai lớp.

Hình 2.1. Sơ đồ mô hình Hội đồng hai lớp

Đối với mô hình này, cơ cấu tổ chức quản lý công ty phần được thiết kế theo hai mô hình khác nhau, đó là mô hình bắt buộc phải có Ban kiểm soát và mô hình không bắt buộc có Ban kiểm soát. Việc có Ban kiểm soát hay không còn tuỳ

6Tờ trình số 166/TTr-CP của Chính phủ, ban hành ngày 22/5/2014 về Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), tr.3

Tổng giám đốc

Hội đồng quản trị Ban Kiểm soát

thuộc vào số lượng cổ đông của công ty và tỷ lệ phần mà cổ đông sở hữu. Cụ thể là: Công ty cổ phần không bắt buộc phải có Ban kiểm soát nếu Công ty dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty7. Công ty cổ phần bắt buộc phải có Ban kiểm soát là mô hình tổ chức quản lý truyền thống và điển hình của công ty cổ phần. Với mô hình này việc tổ chức quản lý công ty có sự phân công, phân nhiệm chế ngự lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát công ty . Đây là một bộ máy tổ chức phù hợp và hiệu quả trong trường hợp công ty cổ phần có sự tham gia đông đảo của các cổ đông8.

(ii) Mô hình thứ hai: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (Mô hình không có Ban kiểm soát).

Trong mô hình này, công ty cổ phần không có ban kiểm soát, tuy nhiên, Hội đồng quản trị trong mô hình này ngoài thành viên điều hành còn có thành viên độc lập (ít nhất 20% số thành viên hội đồng quản trị là thành viên độc lập) và Ban kiểm toán nội bộ9. Các thành viên độc lập sẽ thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty như chức năng của Ban kiểm soát trong mô hình thứ nhất.

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của HĐQT là thực hiện những hoạt động liên quan đến việc lên kế hoạch cũng như ra các quyết định cho các công việc nhằm thu hút vốn đầu tư, tạo ra nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Muốn thực hiện được những hoạt động đó thì Hội đồng quản trị phải thực hiện tốt nhiệm vụ quan hệ với cổ đông, minh bạch thông tin và quyết định tài chính của công ty.

7Điểm a Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014

8TS. Nguyễn Thị Dung (Chủ biên), Sách chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Lao Động, Hà Nội, 2017, tr.83-84

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị (có thành viên độc lập) Tổng giám đốc

Hình 2.2. Sơ đồ mô hình cấu trúc hội đồng đơn lớp 2.1.2.5.Quan hệ cổ đông, minh bạch thông tin và quyết định tài chính

a. Quan hệ với cổ đông

Cổ đông là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp (cổ phần) của một công ty cổ phần. Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu công ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ của công ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Cổ đông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công ty cổ phần. Để công ty cổ phần có thể hình thành, tồn tại và phát triền thì cần có sự góp vốn của nhiều cổ đông.

Chính vì vậy, vấn đề quan hệ cổ đông của Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần là rât cần thiết. Điều đó đươc thể hiện ở điểm l và m khoản 2 điều 149 Luật Doanh Nghiệp 2014.

Thứ nhất, Hội đồng quản trị có trách nhiệm duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm điều khiển cuộc họp trừ trường hợp ủy quyền cho người khác.

Thứ hai, trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên đại hội đồng cổ đông. Chủ tịch hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính, mặc dù ông ta không phải là người trực tiếp lập. Có rât nhiều người sử dụng báo cáo tài chính. Chia theo sự liên quan của lợi ích ta có thể chia thành hai loại chính: Cổ đông và những người có lợi ích liên quan . Cổ đông hơn ai hết cần biết công ty của họ hoạt động thế nào, hiệu quả ra sao, qua đó xác đinh được giá trị đầu tư của họ trong doanh nghiệp được tăng lên như thế nào

và liệu thù lao trả cho ban giám đốc doanh nghiệp có tương xứng với lợi ích mà ban giám đốc mang lại cho chủ sở hữu doanh nghiệp hay không.

Ban lãnh đạo (ban giám đốc) công ty là người làm thuê cho chủ công ty, nhận được thù lao, và thù lao ấy phụ thuộc vào hiệu quả của việc lãnh đạo công ty, và hiệu quả của việc lãnh đạo công ty, đối với cổ đông, được thể hiện chủ yếu bằng các chỉ tiêu tài chính, thể hiện trên các báo cáo tài chính.

b. Minh bạch thông tin

Một trong những chức năng quan trọng của Hội đồng quản trị là thay mặt cổ đông giám sát hoạt động của Công ty. Hội đồng quản trị một mặt có trách nhiệm hỗ trợ, tư vấn cho Giám đốc công ty trong các quyết định quan trọng, mặt khác có trách nhiệm phát hiện và ngăn ngừa những hành vi đi ngược lại lợi ích của cổ đông. Vì vậy, Hội đồng quản trị chính là một cơ chế kiểm soát quan trọng ngăn ngừa việc bóp méo thông tin tài chính nhằm lừa gạt các nhà đầu tư

Nói đến tính minh bạch trước hết người ta thường nói đến tính minh bạch trong quản trị công ty, doanh nghiệp. Việc minh bạch trong hoạt động quản trị sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định và tăng trưởng vững chắc. Một doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt và minh bạch bao giờ cũng có các chính sách quản trị rủi ro thích hợp.

Có quan điểm cho rằng sự minh bạch của doanh nghiệp là một thứ tài sản rất có giá trị đối với bản thân doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp đã tạo được niềm tin với các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh.. sẽ tạo điều kiện tốt cho việc huy động vốn đầu tư, tìm kiếm đối tác kinh doanh, vay vốn ngân hàng thuận lợi hơn; mặt khác cũng nâng cao được thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

Không minh bạch, khó tạo được niềm tin với các đối tác làm ăn. Không minh bạch, các cổ đông và các nhà đầu tư sẽ không tin tưởng vào doanh nghiệp trong việc quản lý đồng vốn của họ ngân hàng sẽ khó quyết định cho doanh nghiệp vay vốn.Nói tóm lại, sự minh bạch của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững, làm gia tăng giá trị của các doanh nghiệp nói chung. Muốn phát triển

mạnh và bền vững, doanh nghiệp cũng như ngân hàng đều cần phải đề cao tính minh bạch.

Ví dụ: Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam - Thường niên công ty sẽ công bố báo cáo tài chính vào cuối mỗi quý I, II, III và báo cáo tài chính cả năm để thông báo cho toàn thể cổ đông về tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty nhằm mục đích giúp cho cổ đông công ty có thể nắm bắt được thông tin về việc vốn của họ đã được công ty quản lý, sử dụng và sinh lợi như thế nào. Nội dung báo cáo tài chính gồm có: Báo cáo của ban giám đốc, Báo cáo kiểm toán, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.

c. Quyết định tài chính

Tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực đặc biệt của ngành tài chính, liên quan đến việc đưa ra các quyết định về mặt tài chính của một doanh nghiệp, các công cụ cũng như phân tích được sử dụng để đưa ra các quyết định này. Mục đích chủ yếu của tài chính doanh nghiệp là nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp đồng thời tránh được các rủi ro đáng tiếc về mặt tài chính.

Các nguyên tắc đối với tài chính doanh nghiệp có thể chia dựa trên kĩ thuật sử dụng và quyết định đưa ra là dài hạn hay ngắn hạn. Các quyết định đầu tư vốn dài hạn dựa trên các lựa chọn dài hạn về dự án đầu tư, đầu tư theo phương thức góp cổ phần hay cho vay nợ, khi nào và liệu có nên trả cổ tức cho các cổ đông hay không? Các quyết định tài chính doanh nghiệp trong ngắn hạn thường được gọi là hoạt động quản lý vốn lưu động, chủ yếu giải quyết vấn đề cân đối nợ ngắn hạn và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo quy định của pháp luật – kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)