Giải quyết tranh chấp thông qua tòa án là một phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó tòa án là cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước tiến hành quá trình xét xử vụ việc theo các trình tự, thủ tục nghiêm ngặt do pháp luật quy định, dựa vào các tình tiết, chứng cử đã được kiểm chứng tòa án đưa ra bản án hoặc
quyết định về vụ tranh chấp. Nếu các bên không tự nguyện tuân thủ bản án hoặc quyết định của tòa, bản án hoặc quyết định đó sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.
Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên của phương thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án đó là việc bản án, phán quyết của tòa sẽ được đảm bảo thi hành bởi quyền lực nhà nước. Đây là điểm hấp dẫn nhất để các bên tranh chấp lựa chọn đưa tranh chấp ra giải quyết tạitòa án. Thêm vào đó, giải quyết tranh chấp tạitòa có thể trải qua nhiều cấp xét xử, bản án có thể kháng cáo, kháng nghị để đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan, đúng pháp luật. Ngoài ra, thẩm quyền của tòa án được pháp luật quy định rất rộng, bao quát đến hầu như mọi lĩnh vực trong đời sống, vì vậy khi đưa tranh chấp ra trước tòa án, các bên không cần cân nhắc quá nhiều về vấn đề thẩm quyền.
Hạn chế
Đầu tiên, việc giải quyết tranh chấp của toà án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng. Đặc điểm này đôi khi có thể gây trở ngại cho các bên tranh chấp vì tính chất của hoạt động kinh doanh, thương mại đòi hỏi mọi thủ tục phải rất linh hoạt và mềm dẻo.
Một điều bất lợi nữa của toà án, đó là nguyên tắc xét xử công khai. Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động xét xử là bảo vệ pháp chế và duy trì công lý đã được pháp luật quy định, xã hội thừa nhận. Mặt khác, hoạt động xét xử công khai của toà án còn có tác dụng răn đe, cảnh cáo những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để giữ bí mật nhà nước hoặc bí mật nghề nghiệp theo yêu cầu chính đáng của đương sư, toà án có thể xử kín nhưng phải tuyên án công khai. Các doanh nghiệp làm ăn trên thương trường đều không muốn mang đấu đen phải ra toà để giải quyết tranh chấp, nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ, cho nên khuyết điểm này có thể coi là lớn nhất.
Mặc dù nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của toà án là chính xác, công bằng. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng sẽ khiến cho vụ việc có thể
bị kéo đài, xử đi xử lại nhiều lần gây bất lợi cho đương sự, nhất là những tranh chấp kinh tế có giá trị lớn đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm. Việc dây dưa, kéo đài vụ việc sẽ gây căng thẳng tâm lý, làm mất thời giờ, tiền bạc của doanh nghiệp và có khi khiển doanh nghiệp phải bỏ lỡ một cảch đáng tiếc các cơ hội kinh doanh.
Thêm vào đó, trong quá trình tố tụng tại tòa khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế, đôi lúc không thể hiện được hết nguyện vọng của các bên tranh chấp.
Qua một số tranh chấp và phương pháp giải quyết nói trên chỉ rõ vai trò vị thế thực tế của Hội đồng quản trị bị hạn chế xem nhẹ; và ngược lại, Hội đồng quản trị lại không thực hiện được đầy đủ vai trò của mình trong quản trị công ty. Các thành viên Hội đồng quản trị đã phải tập trung nhiều hơn vào công tác điều hành; và ít hoặc thậm chí không chú ý tới vai trò định hướng chiến lược và giám sát, đảm bảo công ty phát triển phù hợp với chiến lược. Thêm vào đó, các thành viên Hội đồng quản trị thường chịu ảnh hưởng nhiều bởi chính lợi ích của cổ đông lớn hơn là phụ vụ cho lợi ích của công ty và những người khác có liên quan. Trong điều kiện nói trên, yêu cầu phải có thành viên độc lập hay thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị còn hết sức xa lạ, đối với các công ty niêm yết.
Chưa có tiêu chí và cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị nói chung và từng thành viên Hội đồng quản trị nói riêng, hiệu quả hay kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị chưa được đánh giá. Điều đó góp phần làm cho chế độ trả lương và lợi ích khác đối với thành viên Hội đồng quản trị chưa rõ ràng, chưa cụ thể và hợp lý. Đây có lẽ là một trong các nguyên nhân làm cho các thành viên Hội đồng quản trị chưa sẵn sàng tách ra không công tác điều hành để chuyên trách vào các vấn đề chiến lược và kiểm soát.
Ngoài ra, cách quản lý theo lối thuận tiện, thay vì quản lý theo khoa học đã làm cho vai trò của Hội đồng quản trị và cả năng lực quản lý đã yếu lại càng yếu thêm. Đặc điểm cơ bản của quản lý thuận tiện là chọn, bổ nhiệm người quản lý và giao việc trên cơ sở niềm tin vào cá nhân. Điều này có nghĩa là mối quan hệ thân
quen và tin cậy cá nhân là tiêu chí cơ bản để bổ nhiệm và giao việc cho một người nào đó. Chính vì vậy, những người được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị và những người quản lý khác, kể cả trong công ty quản lý nhà nước, thường không phải là quản lý chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp tương ứng với nội dung và yêu cầu của công việc mà họ phải làm. Trong cách quản lý nói trên, thì ngay cả khi người quản lý chuyện nghiệp được tuyển dụng thì họ cũng không phát huy được năng lực của mình. Bởi vì, việc áp dụng các quy trình, thủ tục để giải quyết các công việc được sắp xếp hợp lý lại trở nên bất tiện.
Để hội nhập quốc tế - gia nhập WTO - Việt Nam đã cho ra đời Luật doanh nghiệp năm 2005 và được thay thế bằng Luật doanh nghiệp 2014 cùng nhiều văn bản hướng dẫn. Những quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về công ty cổ phần nói chung, Hội đồng quản trị nói riêng đã phần nào phù hợp đòi hỏi thực tế, tạo nền tảng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, do còn mới mẻ cả về lí luận và thực tiễn, nên trong quá trình áp dụng, pháp luật về công ty cổ phần nói chung, những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần nóiriêng còn bộc lộ những bất cập, hạn chế phần nào hiệu quả hoạt động của công ty. Tìm hiểu vấn đề này, chương 2 của luận văn đi vào nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam, cụ thể tại công ty Cổ phần Than Hà Tu – Vinacomin và một số quốc gia trên thế giới.
3.3.5. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm của thành viên HĐQT