2.2.2.1 Mô hình quản lý CTCP của Đức
Pháp luật CHLB Đức có sự phân biệt rõ ràng công ty dân sự thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật dân sự (điển hình là công ty hợp danh dân sự) và công ty thương mại thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật thương mại. Các văn bản pháp luật quan trọng trong hệ thống pháp luật công ty của CHLB Đức gồm:
- Bộ luật Dân sự (Bürgerliches Gesetzbuch) năm 1896 (BLDS), có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 1990, sửa đổi năm 2002, chứa đựng các quy định về công ty hợp danh.
- Bộ luật Thương mại (Handelsgesetzbuch) năm 1897 (BLTM), có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 1990, sửa đổi năm 1998, điều chỉnh về công ty thương mại.
- Luật Công ty hợp danh chuyên nghiệp (Partnerschaftsgesellschaft) ban hành ngày 25 tháng 6 năm 1994, sửa đổi năm 1998, quy định về mô hình công ty hợp danh do những cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù như: luật sư, bác sỹ, kế toán, kiến trúc sư... thành lập (công ty hợp danh chuyên nghiệp).
- Luật Công ty cổ phần (Aktiengesetz) có hiệu lực ngày 06 tháng 9 năm 1965, quy định những vấn đề cơ bản về công ty cổ phần như: thành lập, tổ chức quản lý công ty cổ phần, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông...
- Luật Công ty TNHH (Gesetz betreffend Gesellschaft mit beschränker Haftung) năm 1892, sửa đổi năm 1980, và Luật quy định Bổ sung về công ty TNHH (Gesetz zur Modernisierung des GmbH – Rechts und zur Bekämpfung von Missbräuchen) năm 2008 quy định về công ty TNHH.
- Luật Tổ chức lại công ty (Umwandlungsgesetz) có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 1995, quy định về các hình thức tổ chức lại công ty như chia, tách, sáp nhập và chuyển đổi loại hình công ty.
- Luật Phá sản năm 1994 (Insolvenzordnung), quy định về phá sản công ty và thủ tục đơn giản hơn cho việc giảm vốn điều lệ của công ty TNHH17.
- Luật Đồng quyết năm 1976 (Mitbestimmungsgesetz) và Luật về Sự tham gia của bên thứ ba năm 2004 (Drittelbeteiligungsgesetz), bổ sung nhiều quy định quan trọng về mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần và công ty TNHH.
Theo quy định pháp luật Đức, Công ty cổ phần được quản lý bởi 3 cơ quan: Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và Ban kiểm soát:
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông được quyệt định thông qua biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, theo đó, những vấn đề ít quan trọng được thông qua khi có trên 50% phiếu biểu quyết chấp thuận. Trong trường hợp thay đổi thành viên Ban Kiểm soát hoặc thành viên Ban Kiểm soát phủ quyết quyết định của Hội đồng Quản trị, quyết định của Đại hội đồng Cổ đông được thông qua khi có ít nhất 75% phiếu biểu
17Meister/Heidenhain/Rosengarten, The German Limited Liability Company, Fritz Knapp Verlag GmbH (Frankfurt am Main), 2005, page 5.
quyết đồng ý. Đối với những quyết định quan trọng của công ty như thay đổi điều lệ, tăng vốn điều lệ..., quyết định của Đại hội đồng Cổ đông được thông qua khi có ít nhất 75% phiếu biểu quyết đồng ý. Sự khác biệt của trường hợp hai và trường hợp ba, đó là trong trường hợp ba, việc xác định phiếu biểu quyết có sự loại trừ đối với cổ phần hạn chế biểu quyết18;
- Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản lý công ty cổ phần. Các thành viên Hội đồng Quản trị có trách nhiệm quản lý công ty và đại diện cho công ty trong quan hệ
với các bên thứ ba. Thành viên Hội đồng Quản trị do Ban Kiểm soát bầu (quyết định được thông qua khi có trên 50% phiếu biểu quyết đồng ý).
- Ban Kiểm soát: Theo quy định của Luật Đồng quyết, nếu công ty có ít hơn 500 lao động thì không cần có đại diện của người lao động trong Ban Kiểm soát. Công ty cổ phần có từ 500 đến 2.000 lao động phải có một phần ba số thành viên Ban Kiểm soát là đại diện của người lao động. Công ty có trên 2.000 lao động thì Ban Kiểm soát phải có một phần hai số thành viên là đại diện của người lao động19.
Theo pháp luật Đức, thì ĐHĐCĐ bị giới hạn quyền lực trong một số phạm vi. Điều 119 Luật CTCP Đức quy định quyền hạn của ĐHĐCĐ bao gồm: Bổ nhiệm kiểm soát viên, quyết định việc sử dụng khoản tiền lợi nhuận, quyết định về việc giảm hay miễn trừ trách nhiệm của Kiểm soát viên và cá thành viên HĐQT; bổ nhiệm kiểm toán độc lập; sửa đổi điều lệ công ty; quyết định huy động vốn hoặc cắtgiảm vốn, quyết định giải thể công ty. Ngoài các quyền trên, thì các quyền khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát là cơ quan giám sát đồng thời là cơ quan lãnh đạo của HĐQT. Vì thế, BKS có quyền lực rất lớn, BKS có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định mức lương thành viên HĐQT. Chính vì thế, hoạt động của BKS có hiệu quả cao hơn ở Việt Nam rất nhiều.
18Johannes Adolff/Burkhardt Meister/ Charles Randell/Klaus-Dieter Stephan, Public company Takeovers in
Germany, C.H.Beck München, 2002, page 31.
19 Johannes Adolff/Burkhardt Meister/ Charles Randell/Klaus-Dieter Stephan, Public company Takeovers in
2.2.2.2. Mô hình Hội đồng quản trị Mỹ
Hội đồng quản trị thực hiện công việc kiểm soát quan trọng nhất để đảm bảo các quyết định quản trị của các công ty niêm yết đều xuất phát từ lợi ích của các cổ đông. Giám đốc điều hành của hầu hết các công ty Mỹ đều là nhà quản lý chuyên nghiệp và thường không phải là người sáng lập hoặc cổ đông chính. Hội đồng quản trị giám sát hành động của giám đốc điều hành để bảo vệ lợi ích tài chính của các cổ đông. Có thể nói, hội đồng quản trị tại Mỹ thực hiện đồng thời cả hai vai trò cố vấn và đảm bảo sự tuân thủ.
Hội đồng quản trị thường bao gồm các giám đốc điều hành và các giám đốc không điều hành. Theo đó, phần lớn các giám đốc tại công ty Mỹ là giám đốc không điều hành, họ thường là người đứng đầu của các công ty không liên kết, các tổ chức phi lợi nhuận, hoặc giáo sư các trường đại học. Các giám đốc không điều hành thường được lựa chọn dựa trên năng lực chuyên môn của họ trong những vấn đề có tầm quan trọng chiến lược của công ty hoặc là người có kiến thức chuyên sâu về ngành tài chính, kế toán.
Để đảm bảo tính độc lập trong các quyết định của Hội đồng quản trị, Ủy ban Chứng khoán New York yêu cầu trong các cuộc họp của các giám đốc không điều hành phải không có sự hiện diện của các giám đốc điều hành. Hơn nữa, số lượng giám đốc không điều hành phải chiếm đa số trong HĐQT.
Trong một số công ty Mỹ, nếu người sáng lập hoặc thành viên gia đình sáng lập nắm giữ một lượng cổ phiếu lớn, họ cũng thường nắm giữ vị trí quan trọng trong hội đồng quản trị. Đôi khi các cổ đông sáng lập cũng tạo ra ảnh hưởng đáng kể đối với công ty bằng cách sở hữu một số lượng lớn các cổ phiếu ưu đãi quyền biểu quyết. Trong nhiều trường hợp, các cổ đông lớn, nhưng không phải là thành viên sáng lập của công ty cũng có thể là thành viên ban giám đốc của công ty. Một số trường hợp ngoại lệ, đó là trường hợp một số ít quỹ đầu tư như quỹ hưu trí thường không có đại diện trong Hội đồng quản trị dù các quỹ này có thể sở hữu từ 3 đến 10% cổ phần của các công ty.
Tương tự như vậy là trường hợp quỹ đầu tư của công đoàn lao động. Cả hai nhóm cổ đông này duy trì ảnh hưởng của mình thông qua quá trình bỏ phiếu hoặc ủy quyền bỏ phiếu chứ không phải thông qua việc cử đại diện trực tiếp tham gia vào hội đồng quản trị.
2.2.2.3. Mô hình quản lý CTCP của Nhật Bản
Ở Nhật Bản nhằm khắc phục tình trạng hình thức hóa của HĐQT, BKS đã xây dựng mô hình tổ chức nội bộ mới trong đó thành lập các Ủy ban trực thuộc HĐQT trong đó có Ủy ban giám sát làm nhiệm vụ giám sát thường xuyên hoạt động quản lý điều hành công ty thay cho BKS của mô hình cũ. Mô hình này được du nhập vào Nhật Bản từ năm 2002 trong hoàn cảnh HĐQT, BKS trong mô hình quản lý CTCP truyền thông của Nhật Bản bị hình thức hóa, không phát huy được vai trò giám sát phát hiện ra những gian lận trong quản lý tài chính của công ty. Mô hình quản lý công ty cổ phần có thiết lập Ủy ban gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, các ủy ban, bên cạnh đó có người điều hành, giám sát viên kế toán. Cũng giống như Việt Nam, ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất. Cơ quan này bầu ra các thành viên HĐQT và các kiểm soát viên để hình thành hai cơ quan chức năng thường trực là HĐQT và ban kiểm soát. HĐQT trong nội bộ bầu ra một số thành viên và ủy quyền cho họ đại diện công ty, những người này được gọi là "Đồng sự đại diện". Các "Đồng sự đại diện" có quyền đại diện công ty quản lý điều hành các mặt mà mình đảm nhiệm. Hội đồng quản trị còn bổ nhiệm một số chuyên gia làm cán bộ quản lý cấp cao để trợ giúp các việc trong quản lý kinh doanh. Ban kiểm soát giữ quyền và nhiệm vụ giám sát, kiểm toán các hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hoặc các hành vi không hợp lý gây hậu quả nghiêm trọng20.
Luật doanh nghiệp Việt Nam và Luật công ty Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng trong quy định về quyền của cổ đông và tổ chức nội bộ theo mô hình truyền thống. Vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm lập pháp của Nhật Bản có ý nghĩa vô
20Nguyễn Thị Lan Hương, Một số so sánh về công ty cổ phần theo Luật Công ty Nhật Bản và Luật Doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25 (2009), tr.87-93
cùng quan trọng nhằm xây dựng mô hình tổ chức nội bộ của CTCP phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.
2.3. Đánh giá thành công, hạn chế trong quy định pháp luật về nghĩa vụ thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần