Giảipháp hoàn thiện các quy định của phápluật về trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo quy định của pháp luật – kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 85 - 99)

Để tăng cường chức năng giám sát của thành viên HĐQT đảm bảo sự cân bằng quyền lực nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, điều hành. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về HĐQT và Tổng giám đốc, Giám đốc để hai người trên không bị hạn chế quyền, không bị mâu thuẫn quyền với nhau. Đảm bảo việc quản lý công ty hiệu quả.

Hiện tại nhiều công ty Chủ tịch HĐQT kiêm luôn chức danh Tổng giám đốc, giám đốc có phần không hợp lý. Bởi nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT và nhiệm vụ của

Tổng giám đốc, giám đốc là khác nhau. Chủ tịch HĐQT nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện giám sát và khống chế một cách vĩ mô các hoạt động quản lý điều hành của những người quản lý kinh doanh, trong khi Tổng giám đốc, Giám đốc là quản lý điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và vai trò của thành viên HĐQT trong quá trình phát triển của CTCP. Các thành viên HĐQT hợp lại là "đầu não" điều khiển của công ty; còn những người quản lý là "cánh tay" của công ty Sự phát triển bền vững và ổn định của công ty phụ thuộc nhiều vào chất lượng của HĐQT nói chung và của từng thành viên nói riêng. Nói cách khác, phương thức làm việc chủ yếu của thành viên HĐQT là nghiên cứu, là tư duy về các vấn đề chiến lược và chủ yếu ở tầm chiến lược chứ không phải điều hành và quyết định các công việc hàng ngày ở công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của thành viên HĐQT và HĐQT là rất có ý nghĩa, điều đó sẽ làm tăng không những quyền uy, mà cả giá trị, uy tín và địa vị xã hội của họ. Đó là yếu tố không thể thiếu được thúcđẩy hình thành đội ngũ quản trị gia chuyên nghiệp, trình độ cao, là nguồn lực không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại.

Đối với công ty niêm yết, cơ cấu HĐQT phải bao gồm một tỷ trọng đáng kể những thành viên không điều hành. Nói cách khác, một số thành viên sẽ không trực tiếp giữ các chức vụ điều hành công ty, mà chỉ tập trung chuyên trách vào định hướng chiến lược và giám sát, đảm bảo công ty phát triển đúng theo định hướng chiến lược đó. Cơ chế khuyến khích vật chất, nhất là chế độ tiền lương đối với họ, cũng hết sức quan trọng, họ phải được trả lương tương xứng với vai trò, địa vị và công lao của họ. Toàn bộ tiền lương, lợi ích vật chất và chi phí làm việc của Hội đồng quản trị nói chung và của từng thành viên HĐQT nói riêng phải được coi là chi phí hợp lệ, được tính vào chi phí kinh doanh của công ty.

Kết quả và hiệu quả hoạt động của từng thành viên HĐQT và của cả HĐQT là căn cứ không thể thiếu được để xác định mức tiền lương cụ thể và lợi ích khác của họ. Vì vậy, cần sớm nghiên cứu hình thành phương pháp, cách thức và cộng cụ đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của HĐQT. Như vậy, có các phương pháp khoa học, phù hợp với thực tế và dễ áp dụng để đánh giá thành viên và HĐQT cũng

sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu lực khung QTCT niêm yết ở nước ta. Nâng cao và thống nhất nhận thức về nghĩa vụ các thành viên HĐQT và người quản lý.

Bên cạnh nghĩa vụ tuân thủ luật pháp, thì nghĩa vụ uỷ thác và nghĩa vụ cẩn trọng và chuyên cần là hai nghĩa vụ cơ bản của thành viên HĐQT và những người quản lý khác. Nghĩa vụ uỷ thác có nghĩa là thành viên được cổ đông, chủ sở hữu tin cậy uỷ thác quản lý tải sản của họ; do đó, các thành viên HĐQT phải luôn bảo đảm sự tin cậy đó của các cổ động, trung thành với lợi ích của cổ đông và của công ty. Còn nghĩa vụ cẩn trọng và chuyên cần có nghĩa là thành viên HĐQT trong thực thi quyền và nhiệm vụ của mình phải luôn phải suy xét, đánh giá và cân nhắc với mức cẩn trọng tối đa mà bất cứmột người bình thường nào khác trong địa vị, hoàn cảnh và trình độ chuyên môn tương ứng đều làm như vậy. Như vậy, mọi quyết định của họ đều phải lý giải được đó là quyết định tốt nhất có thể được trong hoàn cảnh và điều kiện tại thời điểm đó để phục vụ lợi ích của công ty và của cổ đông.

Việc thống nhất nhận thức về bản chất và chuẩn mực đánh giá mức độ tuân thủ các nghĩa vụ nói trên đối với các thành viên HĐQT là hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi vì, nếu không có như vậy, thì có thể xảy ra một hoặc cả hai hệ quả sau đây. Một là, các thành viên HĐQT và những người quản lý khác có thể quá cẩn trọng quá đến mức không dám đưa ra quyết định, hoặc ra quyết định không kịp thời. Ứng xử loại này xuất phát từ sự cảm nhận về việc không được bảo đảm an toàn pháp lý ngay cả khi họ đã cẩn trọng, và trung thực nhất. Hai là, thành viên HĐQT sẽ lạm dụng quyền lực và địa vị được giao dưới nhiều hình thức để chiếm đoạt và thậm chí tước đoạt tài sản của công ty và của các cổ đông, nhằm mục đích tư lợi. Loại ứng xử này xuất phát từ nhận thức là họ có thể thao túng quan toà và các cơ quan thực thi pháp luật, đưa ra lý giải biện hộ có lợi nhất đối với họ; Bởi vì không có quy tắc và chuẩn mực chung được thừa nhận dựa trên tính hợp lý và lẽ thường tình, mà là suy diễn cá nhân trong đánh giá mức độ tuân thủ nghĩa vụ của thành viên HĐQT. Cả hai tình huống nói trên đều gây tác hại đến phát triển của từng công ty, của cả cộng đồng DN và nền kinh tế nói chung.

Việc nhận thức đầy đủ về bản chất và chuẩn mực của các nghĩa vụ nói trên là một quá trình; nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của cả hệ thống pháp lý và nền

thương mại quốc gia. Tuy vậy, việc tập hợp xây dựng các tình huống điển hình về cái đúng, cái chưa đúng, cái hợp lý và chưa hợp lý... của những người quản lý DN, của cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật; cùng nhau phân tích, đánh giá và thống nhất nhận thức về các chuẩn mực đáng có đối với các trường hợp tương tự. Những tình huống điển hình đó cần được tuyên truyền phổ biện rộng rãi từ các lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ nhữngngười quản lý, cán bộ công chức nhà nước có liên quan đến các lớp học cho sinh viên chuyên ngành trong các trường đại học .

3.4. Một số đề nghị cụ thể của tác giả góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị

Việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của thành viên HĐQT của công ty cổ phần phải xuất phát từ thực tiễn của doanh nghiệp, phản ánh và đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, đồng thời phải tính đến các yếu tố như văn hoá, truyền thống kinh doanh của người Việt; phải đảm bảo được quyền tự do kinh doanh, tôn trọng quyền tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động quản lý nội bộ. Pháp luật về HĐQT phải thoả mãn tiêu chuẩn là “vừa đủ”: không quá lỏng lẻo để bảo vệ được quyền lợi của chủ sở hữu và công ty, ngăn chặn những tiêu cực trong hoạt động quản lý nội bộ của công ty, vừa không quá chặt để ảnh hưởng đến quyền tự chủ của doanh nghiệp trong quản lý nội bộ. Đồng thời, việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của thành viên HĐQT phải hướng đến mục tiêu xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động quản lý nội bộ của công ty cổ phần phù hợp với những thông lệ, chuẩn mực chung của thế giới. Đó không chỉ là trách nhiệm của các nhà lập pháp mà cần sự vào cuộc của đông đảo các nhà đầu tư, các công ty cổ phần…

3.4.1. Đối với những quy định về trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị theo Luật doanh nghiệp năm 2014

Tiếp tục củng cố, hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của thành viên HĐQT của công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp năm 2014, đặc biệt về các vấn đề sau:

- Giải thích rõ ràng về khái niệm “độc lập” và vai trò của thành viên Hội đồng quản trị độclập

Quyết định số 15/2007/QĐ – BTC ngày 19/03/2007 của Bộ Tài chính ban hành Điều lệ mẫu của các công ty niêm yết quy định, ít nhất 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị của công ty phải là thành viên Hội đồng quản trị độc lập.Nhưng lại không giải thích thế nào là thành viên Hội đồng quản trị độc lập, ngoài sự giải thích của Ngân hàng nhà nước về thành viên Hội đồng quản trị độc lập trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Có những công ty thực sự mong muốn có thành viên Hội đồng quản trị độc lập nhưng lại không hiểu hết được nội hàm của khái niệm “độc lập” để vận dụng cho hiệu quả. Và không ít công ty lợi dụng điều này cố ý bầu thành viên Hội đồng độc lập một cách hình thức, chỉ độc lập trên giấy tờ. Để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, các cổ đông nhỏ, nâng cao vị thế của Hội đồng quản trị, yêu cầu đặt ra như sau:

Thứ nhất, xác định rõ thế nào là thành viên Hội đồng quản trị độc lập, độc lập phải thể hiện ở cả vấn đề sở hữu và nhân thân. Độc lập về nhân thân có thể hiểu Một là, không từng là nhân viên, người quản lý điều hành của công ty, người đại diện vốn của công ty mẹ tại công ty trong vòng 3-5 năm trước đó;

Hai là, không có mối quan hệ, liên kết với người điều hành, nhân sự cấp cao của công ty, cổ đông lớn;

Ba là, không là người làm tư vấn, kiểm toán cho công ty, công ty liên quan trong một thời gian nhất định trước đó với tư cách cá nhân hoặc là người quản lý điều hành, nhân viên, đối tác, chủ sở hữu…của hãng cung cấp các dịch vụ này;

Bốn là, thời gian tham gia Hội đồng quản trị của công ty không quá một số năm nhất định kể từ ngày được bổ nhiệm.

Còn độc lập trong quan hệ về sở hữu, tức là một không phải là người sáng lập, là cổ đông lớn của công ty hay là người đại diện của cổ đông lớn;

Năm là, không hưởng bất kỳ lợi ích vật chất nào khác (như quyền mua cổ phiếu, các loại trợ cấp), ngoại trừ thù lao từ việc làm thành viên Hội đồng quản trị;

Sáu là, không có quan hệ kinh tế (với tư cách cá nhân hay với danh nghĩa là người quản lý điều hành, chủ sở hữu…) dưới dạng hợp đồng, thoả thuận, cam kết với công ty và công ty liên quan (trong vòng 2 – 3năm trước).

Thứ hai, xác định rõ vai trò của thành viên Hội đồng quản trị độc lập, có gì khác thành viên điều hành. Bởi nếu vai trò của thành viên Hội đồng quản trị độc lập cũng là giám sát và định hướng chiến lược như thành viên kiêm nhiệm thì thực sự không đáp ứng được sự mong đợi của các nhà đầu tư. So với thành viên kiêm nhiệm, thành viên Hội đồng quản trị độc lập có khả năng giám sát hoạt động kinh doanh của công ty một cách hiệu quả hơn, bởi họ có cái nhìn rộng hơn từ bên ngoài, không ràng buộc lợi ích riêng nên có khả năng giám sát minh bạch và khách quan. Điều đó sẽ làm an lòng các nhà đầu tư, thúc đẩy thu hút đầu tư vào công ty. Nhưng việc lập chiến lược cho công ty, đòi hỏi thành viên Hội đồng quản trị phải có sự hiểu biết sâu sắc về công ty cũng như gắn bó với hoạt động của công ty, và nó có vẻ phù hợp hơn với thành viên kiêm nhiệm. Thành viên không kiêm nhiệm tập trung vào công việc giám sát và đưa ra các câu hỏi có tính phản biện để cho vấn đề mà ban giám đốc đặt ra được cân nhắc theo nhiều khía cạnh. Thành viên kiêm nhiệm và thành viên độc lập cùng nhau làm việc, bổ sung và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ của Hội đồng quản trị. Song việc xác định đâu là vai trò chủ yếu của từng loại thành viên Hội đồng quản trị, đặc biệt là thành viên độc lập có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị.

Việc thống nhất nhận thức về khái niệm và tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị độc lập là hết sức cần thiết. Tránh trường hợp sự độc lập của thành viên Hội đồng quản trị chỉ là hình thức, chỉ độc lập “trên giấy”;

- Hướng đến một cơ cấu Hội đồng quản trị hợp lý;

Nói đến cơ cấu Hội đồng quản trị là nói đến tỷ lệ giữa thành viên độc lập với thành viên kiêm nhiệm. Tổ chức HĐQT nên có một cơ cấu cân đối, bao gồm các thành viên chuyên trách và các thành viên kiêm nhiệm, tránh tập trung quyền lực vào tay một số người, đồng thời phải là một HĐQT đáng tin cậy đối với cổ đông;

- Các biện pháp chống xung đột về quyền lợi, giao dịch nội gián, các giao dịch với các bên có liên quan về quyền lợi và giao dịch gian lận tự tiến hành giữa các thành viên HĐQT và các nhà quản lý cấp cao;

Quy định và giải thích rõ ràng về nghĩa vụ của thành viênHĐQT

Việc thống nhất về nhận thức và chuẩn mực đánh giá mức độ tuân thủ các nghĩa vụ nói trên đối với các thành viên Hội đồng quản trị là cần thiết và quan trọng. Bởi nếu không có như vậy, thì có thể xảy ra một hoặc cả hai hệ quả sau đây. Một là, các thành viên Hội đồng quản trị có thể quá cẩn trọng đến mức không dám đưa ra các quyết định,hoặc ra quyết định không kịp thời. Ứng xử loại này xuất phát từ sự cảm nhận về việc không được đảm bảo an toàn pháp lý ngay cả khi họ đã cẩn trọng và trung thực nhất. Hai là thànhviên Hội đồng quản trị sẽ lạm dụng quyền lực và địa vị được giao dưới nhiều hình thức để chiếm đoạt tài sản của công ty và cổ đông, nhằm mục đích tư lợi. Loại ứng xử này xuất phát từ nhận thức là họ có thể thao túng quan toà và các cơ quan thực thi pháp luật, đưa ra lý giải, biện hộ có lợi nhất đối với họ; bởi vì, không có quy tắc chung và chuẩn mực được thừa nhận dựa trên tính hợp lý và lẽ thường tình, mà là suy diễn cá nhân trong đánh giá mức độ tuân thủ của thành viên HĐQT. Cả hai tình huống trên đều gây tác hại đến phát triển của từng công ty, của cả cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung.

Việc nhận thức về chuẩn mực và các nghĩa vụ nói trên là một quá trình; nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của cả hệ thống pháp lý và nền thương mại quốc gia. Tuy vậy, việc tập hợp xây dựng các tình huống điển hình về cái đúng, cái chưa đúng, cái hợp lý và chưa hợp lý… của những người quản lý doanh nghiệp, của cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật; cùng nhau phân tích, đánh giá và thống nhất về các chuẩn mực đáng có đối với các trường hợp tương tự là việc cần phải làm ngay. Những tình huống điển hình đó cần được tuyên truyền phổ biến rộng rãi từ các lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ những người quản lý, cán bộ công chức nhà nước có liên quan đến các lớp học cho sinh viên chuyên ngành trong các trường đại họcv.v

Ngoài việc xác định thế nào là thành viên Hội đồng quản trị độc lập, để đảm bảo sự “độc lập” có tính khả thi, luật phải quy định rõ ràng hơn về việc chi trả thù lao cho HĐQT. Đó là, có cơ chế thù lao phù hợp với công sức đóng góp, khích lệ các thành viên Hội đồng quản trị độc lập cống hiến công sức cho công ty. Bởi nếu thù lao không tương xứng với công sức, các thành viên sẽ không yên tâm với công việc quản lý, có thể phải kiếm việc làm khác để tăng thu nhập, thậm chí trở nên lệ thuộc vào ban giám đốc. Đặc biệt, với bản chất của quan hệ đại diện, người quản lý công ty luôn có xu hướng tìm kiếm lợi ích cá nhân cho họ hơn là hành động vì lợi ích chung của công ty và các cổ đông. Bởi vậy, cùng với cơ chế thông tin và giám sát hiệu quả hoạt động của người quản lý công ty, một chế độ tiền lương và thù lao thích hợp, là yếu tố rất quan trọng để hạn chế bớt khả năng tư lợi của người quản lý công ty và để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo quy định của pháp luật – kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 85 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)