Như trên đã đề cập, quản trị công ty là một loạt các mối quan hệ giữa ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các cổ đông…tạo nên sự định hướng và kiểm soát công ty. Hội đồng quản trị chỉ là một thiết chế nhỏ trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, nhưng có vai trò quan trọng đối với việc lèo lái công ty. Việc xác định nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động của Hội đồng quản trị có ý nghĩa quan trọng, vì nó là cơ sở pháp lý cho hoạt động định hướng và giám sát của Hội đồng quản trị trong suốt quá trình tồn tại của mỗi công ty cổ phần. Nhìn chung điều chỉnh về Hội đồng quản trị có hai nguồn pháp luật chủ yếu: thứ nhất là các văn bản pháp luật của nhà nước; thứ hai là các văn bản nội bộ của công ty. Những quy định trong các văn bản pháp luật của nhà nước chính là khung pháp lý “tối cần thiết” cho hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, đảm bảo được những lợi ích tối thiểu của các nhà đầu tư và của công ty. Trên cơ sở khung pháp lý đó, công ty xây dựng các văn bản nội bộ riêng của mình. Tuy nhiên, những văn bản nội bộ đó không được mâu thuẫn với pháp luật của nhà nước.
Ở Việt Nam, những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quan trọng nhất điều chỉnh hoạt động cuả Hội đồng quản trị là Luật doanh nghiệp và những văn bản có liên quan, cụ thể là Quyết định 12/2007/QĐ – BTC ngày 13/3/2007 và Quyết định 15/2007/QĐ – BTC ngày 19/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Những văn bản này được coi là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc thành lập và hoạt động của công ty cổ phần nói chungvà Hội đồng quản trị nói riêng. Các công ty dựa vào các quy định cơ bản trong các văn bản đó để xây dựng quy chế pháp lý nội bộ riêng cho mình. Luật doanh nghiệp năm 2014 dành chương V để quy định về công ty cổ phần, trong đó có điều 149 của luật trực tiếp điều chỉnh về Hội đồng quản trị, điều 160 quy định về trách nhiệm của thành viênHội đồng quản trịvà các văn bản liên
quan tương đối linh hoạt, được xây dựng theo mục tiêu là thiết kế một khung pháp lý cơ bản để các doanh nghiệp trên cơ sở đó xây dựng quy chế quản lý nội bộ cho riêng mình, chủ yếu là trao quyền định đoạt trong khuôn khổ pháp luật cho các cổ đông của công ty. Những quy định của Luật doanh nghiệp 2014 đã baoquáthầu hết các khía cạnh của Hội đồng quản trị như ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên Hội đồng quản trị; thành phần, thẩm quyền của Hội đồng quản trị…Tuy nhiên, đó chỉ là “khung pháp lý cơ sở” cho công ty, còn cụ thể như thế nào thì các cổ đông có quyền thoả thuận, quyết định nhưng không trái với quy định của phápluật.