Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo quy định của pháp luật – kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 79 - 81)

Hòa giải là một phương pháp giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba trung lập, hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm giải pháp tháo gỡ mâu thuẫn để các bên tự nguyện thỏa thuận giải quyết tranh chấp một cách phù họp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Hòa giải được phân loại là hòa giải dân sự tại tòa án và hòa giải ngoài tố tụng tòa án. Hòa giải trong tố tụng được thực hiện tại tòa án do thẩm phán chủ trì trước khi diễn ra phiên tòa sơ thẩm. Hòa giải trong tố tụng không bao gồm hoạt động hòa giải trong quá trình trọng tài, bởi hòa giải trong tố tụng được hiểu là “hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự”22. Do đó, hòa giải trong tố tụng sẽ được trình bày cụ thể trong phương thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án. Phần này khóa luận sẽ chỉ trình bày về phương thức hòa giải ngoài tố tụng.

Tương tự như thương lượng, thỏa thuận của các bên thông qua hòa giải không có tính cưỡng chế thi hành nên việc thực hiện được hay không phụ thuộc vào tinh thần thiện chí của các bên. Đặc điềm đặc trưng để phân biệt hòa giải với thương lượng là hòa giải có sự xuất hiện của một bên thứ ba làm trung gian giúp các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau. Bên trưng gian có thể là cá nhân, tổ chức ỉuật sư?tư vấn, hoặc các tổ chức khác do các bên thỏa thuận lựa chọn. Điều kiện tiên quyết đối với bên trung gian là phải có vị trí độc lập với các bên, hoàn toàn không có lợi ích liên quan đến tranh chấp. Bên trung gian không có thẩm quyền đưa ra phán quyết mà chỉ cỏ chức năng thuyết phục, hỗ trợ các bên để đạt được sự nhất trí.

Ưu điểm

Cũng giống như phương pháp thương lượng, hòa giải có ưu điểm là thủ tục thực hiện linh hoạt, thuận tiện cho các bên. Các bên có thể tự quyết định và điều chỉnh các thủ tục cho phù hợp với điều kiện của mình. Đồng thời hòa giải có tính thân mật, cởi mở, giúp các bên tranh chấp cảm thấy bót căng thẳng so với quá trình tố tụng tại tòa. Trong quá trình hòa giải, các bên được quyền tự do nêu ý kiến, quan điểm hoặc bày tỏ cảm xúc của minh. Đặc biệt, các thông tin và chứng cứ có thể đưa ra trực tiếp mà không cần thực hiện các thủ tục kiểm chứng phức tạp như trong tố tụng. Điều này có giá trị quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp, tạo cho các bên cảm giác “làm chủ” quá trình giải quyết tranh chấp. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bên đổi với quyết định của mình và giúp các thỏa thuận, cam kết dễ được thực hiện hơn. Một ưu điểm nữa của hòa giải đó là hòa giải tập trung vào lợi ích, mong muốn của các bên thay vì chứng cứ, tình tiết như trong thủ tục tố tụng tòa án hay trọng tài. Hòa giải hướng tới nhu cầu của các bên để tìm ra một phương pháp hòa hợp, khiến các bên đều cảm thấy thỏa mãn ở mức độ tương đối. Ngoài ra, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải giúp các bên duy trìhoặc cải thiện quan hệ nhờ việc các bên có thể chia sẻ quan điểm để giải quyết khúc mắc, kểt quả của hòa giải chắc chắn phải có sự đồng thuận của các bên. Hòa giải được thực hiện không công khai, ngoài các bên tranh chấp chỉ có sự tham gia của bên thứ ba trung gian người được tin tưởng, do đó đảm bảo an toàn bí mật kinh doanh, bí mật nghề nghiệp của các bên tranh chấp.

Hạn chế

Các ưu điểm của phương thức hòa giải tiềm ẩn những mặt hạn chế nhất định. Do hòa giải được thực hiện phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cử vấn đề gì đối với các bên tranh chấp nên nếu các bên không thiện chí thì hòa giải khó có thể thành công. Thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của tòa án cũng là một hạn chế khiến các bên e dè khi lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo quy định của pháp luật – kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)