Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo quy định của pháp luật – kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 77 - 79)

Thương lượng là phương thức giải quyết được đưa ra cân nhắc lựa chọn đầu tiên mỗi khi có tranh chấp xảy ra. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.

Thương lượng có một số đặc điểm sau: (i) thương lượng được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba; (ii) quá trình thương

lượng giữa các bên không bị ràng buộc bởi nguyên tắc pháp lý hay khuôn mẫu nào; (iii) kết quả thương hrợng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lí nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

Ưu điểm

Ưu điểm nổi bật của phương thức thương lượng là quy trình đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện cho các bên. Pháp luật hiện nay cho phép các bên lựa chọn phương pháp thương lượng để giải quyết tranh chấp, tuy nhiên lại chưa quy định cụ thể về quy trình thực hiện hay các yêu cầu khác đói với phương pháp này. Do đó, các bên có thể tự sắp xếp để quá trình thương lượng diễn ra thuận tiện mà không phải tuân theo các quy tắc thủ tục tố tụng phức tạp như tòa án hay trọng tài thương mại.

Bên cạnh đó, thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp hài hòa nhất, đảm bảo được nguyên tắc hàn gắn mối quan hệ giữa các bên tranh chấp. Do thương lượng được thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện, hợp tác của các bên nên nếu thương lượng thành công, mối quan hệ giữa các bên cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Mặt khác, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng còn bảo vệ được uy tín cho các bên tranh chấp cũng như bí mật trong kinh doanh của các nhà kinh doanh bởi quá trình thương lượng không cần sự tham gia của bên thứ ba.

Hạn chế

Thương lượng thực hiện dựa trên tinh thần thiện chí, hợp tác của các bên để tháo gỡ các vướng mắc, do đó nếu một hoặc hai bên không có thái độ nỗ lực hợp tác, thiếu sự thiện chí, trung thực trong quá trình thương lượng thì khả năng thành công là rất mong manh, không đi đến két quả. Dù các bên đạt được kết quả thông qua thương lượng thì kểt quả này cũng không cỏ tính cưỡng chế thi hành với các bên. Việc thực hiện kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ hợp tác, thiện chí của các bên. Nhiều trường hợp, một bên trong tranh chấp lợi dụng đặc

điểm này, trì hoãn quá trình thương lượng nhằm kéo dài thời gian đến khi thời hiệu khởi kiện không còn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo quy định của pháp luật – kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)