2.2.2.1. Phát triển kinh tế xanh ở Mỹ
Mỹ là nước đi đầu trong các nước Âu-Mỹ thực hiện chính sách kinh tế xanh, trong đó, năng lượng xanh được coi là chiến lược mũi nhọn trong thúc đẩy trăng trưởng. Kể từ sau khủng hoảng tài chính làm điêu đứng nền kinh tế Mỹ năm 2008, Chính phủ của Tổng thống Obama đã xem xét khả năng chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững, hướng tới “nền kinh tế xanh”. Có thể nói Tổng thống Obama đã lựa chọn một bước đi đúng đắn và đã đặt nền móng cho việc phát triển kinh tế bền vững tại Mỹ sau khủng hoảng kinh tế. Hiện nay, nền kinh tế xanh vẫn đang được Mỹ theo đuổi và phát triển mạnh mẽ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Cụ thể là, tháng 6/2009, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chống biến đổi khí hậu với mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm khí thải nhà kính 17% so với năm 2005 và cho phép các công ty xả khí thải thấp hơn hạn ngạch có thể bán phần hạn mức khí thải không dùng hết cho các công ty khác. Thành lập cơ quan triển khai năng lượng sạch để huy động các nguồn lực và đầu tư cho chương trình năng lượng sạch, v.v …
Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ đang nỗ lực xóa bỏ tiếng xấu là nước tiêu thụ năng lượng hoang phí nhất và xả khí thải lớn nhất thế giới (chiếm 4,5% dân số thế giới nhưng tiêu dùng đến 25% năng lượng toàn cầu). Chính phủ Mỹ đã thông qua một loạt tiêu chuẩn mới về khí thải, trong đó yêu cầu các công ty sản xuất ôtô chuyển sang sản xuất các xe hybrid vừa chạy điện, vừa chạy xăng, song song với việc cải tiến các động cơ để tiết kiệm nhiên liệu.
Để tạo dựng một tương lai năng lượng an toàn, chính phủ Mỹđã đưa ra hàng loạt các kế hoạch hành động cụ thể, bao gồm 3 vấn đề chính đó là: Phát triển và bảo vệ nguồn năng lượng dầu mỏ và khí đốt; nghiên cứu và phát triển năng lượng sạch và dẫn dắt thế giới hướng tới cung cấp năng lượng sạch. Cụ thể như sau:
a) Phát triển nguồn năng lượng dầu mỏ và khí đốt
Nhằm khuyến khích thăm dò và phát triển mạnh mẽ nguồn tài nguyên quốc gia, chính phủ đã cung cấp hàng triệu mẫu đất công và tài nguyên nước cho các doanh nghiệp thuê để khai thác và sản xuất dầu khí. Theo đó, Chính phủ Mỹđề ra một số kế hoạch cụ thể trong phát triển và bảo vệ nguồn năng lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên như sau:
Thứ nhất, tăng tính an toàn: Nước Mỹ sẽ thăm dò, xem xét cẩn trọng để đạt tiêu chuẩn cao nhất của thế giới; cải cách, tăng cường yêu cầu đối với tất cả các vấn đề đảm bảo Mỹ có thế phát triển các nguồn năng lượng an toàn và có trách nhiệm
Thứ hai, xác định vị trí đất công tốt nhất cho phát triển dầu khí: Phát triển dầu khí trên bờ và cả ngoài khơi, ở những nơi thích hợp, hạn chế thiệt hại về môi trường.
Thứ ba, tối đa hóa hiệu quả hoạt động và giảm phát thải khí: Chương trình Natural Gas STAR, cộng tác giữa EPA và các công ty dầu khí tự nhiên, khuyến khích các công ty ở Mỹ và quốc tế nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm lượng khí thải.
Thứ tư, cung cấp các ưu đãi để thúc đẩy phát triển dầu khí có hiệu quả: Tổng thống Obama đã chỉ đạo DOI xác định diện tích đất công tiềm năng trên bờ và ngoài khơi cho các công ty dầu khí để hoạt động và phát triển đồng thời hàng loạt ưu đãi lớn.
Thứ năm, phát triển dầu khí ngoài khơi Trung và Nam Đại Tây Dương phải đảm bảo việc phát triển dầu khí diễn ra theo những cách thức đúng đắn, đúng địa điểm.
b) Nghiên cứu và phát triển năng lượng sạch
Cùng với các dự án R&D, Chính phủ Mỹ đã đưa ra nhiều điều luật liên quan đến năng lượng tái tạo và theo Richard J. Campbell, “China and the United States-A Comparison of Green Energy Programs and Policies” (tạm dịch “Trung Quốc và Hoa Kỳ - So sánh các chương trình và chính sách năng lượng xanh”), cụ thể như sau:
Đạo luật về an ninh năng lượng 1980 (ESA) đã đưa vấn đề năng lượng tái tạo và công nghệ năng lượng tái tạo được lên hàng đầu của chính sách công;
hiệu quả sử dụng năng lượng; bảo tồn và cung cấp khí tự nhiên, nhiên liệu thay thế và các phương tiện sử dụng năng lượng thay thế;
Chính sách năng lượng 2005 (EPACT5) tiếp tục tập trung vào chính sách cung cầu năng lượng;
Luật độc lập và an ninh năng lượng 2007 (EISA) tập trung vào vấn đề an ninh năng lượng và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng hiện có;
Dự luật phục hồi và tái đầu tư của Mỹ 2009 (ARRA) gồm các quy định thúc đẩy năng lượng sạch và hiệu quả năng lượng các doanh nghiệp, tạo việc làm và đầu tư.
Mỹ tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ năng lượng sạch ở hai lĩnh vực sống còn, đó là: lĩnh vực giao thông vận tải và lĩnh vực điện sinh hoạt.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, Chính phủ Mỹ đã đề xuất phát triển 3 công nghệ triển vọng là ắc quy tiên tiến, ethanol từ cellulo và phương tiện giao thông dùng nhiên liệu hydro. Ngày 19/5/2009, Tổng thống Mỹ đã công bố mức chuẩn thải mới khắt khe hơn đối với ô tô. Đến năm 2016, mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình xe hơi là 35,5 dặm/gallon xăng và của xe tải trọng tải thấp là 30 dặm/gallon xăng. Như vậy, Mỹ cắt giảm được 1/3 lượng khí thải từ các phương tiện giao thông, loại khí thải chiếm 16,4% trong tổng lượng khí thải của Mỹ. Ngày 10/8/2011, lần đầu tiên tiêu chuẩn khí thải cho xe van, xe tải, xe pickup được thông qua tại Mỹ, áp dụng cho các xe cỡ lớn có năm sản xuất từ 2014 đến 2018. Đối với dòng xe pickup và xe van, xe đầu kéo, tỷ lệ cắt giảm nhiên liệu là 23%. Các xe sử dụng dầu diesel cũng phải cắt giảm 9% lượng nhiên liệu tiêu thụ. Theo số liệu của EPA, khí thải ô tô chiếm hơn 17% khí thải gây hiệu ứng nhà kính con người tạo ra. Quốc hội Mỹ đang xem xét dự luật với mục tiêu đến năm 2020 cắt giảm 17% khí thải so với mức của năm 2005.
Trong lĩnh vực điện sinh hoạt, Chính phủ Mỹ đã thay đổi cách thức cung cấp điện sinh hoạt và kinh doanh bằng việc đề xuất các chính sách đầu tư mới trong 3 lĩnh vực sản xuất điện có triển vọng là: công nghệ than sạch, điện hạt nhân và năng lượng tái tạo gió và mặt trời. Kết hợp với đó là việc mở rộng và hiện đại hóa lưới điện để tích hợp năng lượng tái tạo và tăng tính ổn định cho
đầu tư 4,7 tỷ USD hỗ trợ ngành điện nước này ứng dụng công nghệ thông minh nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu dầu từ nước ngoài. Số tiền đầu tư này dự kiến sẽ gồm việc lắp đặt 18 triệu công tơ điện thông minh cho 13% số hộ gia đình ở Mỹ. Theo tính toán của DOE, hệ thống lưới điện thông minh có thể tiết kiệm từ 46 đến 117 tỷ USD trong 20 năm tới. Trích dẫn theo phân tích của Trần Minh Nguyệt tại Viện Nghiên cứu Châu Mỹ trong “Chính sách Năng lượng xanh của Mỹ sau khủng hoàng tài chính toàn cầu”.
c) Dẫn dắt thế giới hướng tới cung cấp năng lượng sạch
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, đã kêu gọi các nền kinh tế đẩy mạnh nỗ lực hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, đồng thời các nền kinh tế có thể cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm. Trong đó, một số kế hoạch cụ thể là giảm việc sử dụng lãng phí nhiên liệu hóa thạch và mở rộng sản xuất khí đốt tự nhiên trên toàn thế giới.
Điện sinh khối chiếm 23,5% lượng điện sản xuất tại Mỹ năm 2010 (không kể thủy điện). Các loại bếp sử dụng nhiệt từđốt gỗ và bình nước nóng năng lượng mặt trời được sử dụng phổ biến nhất tại Mỹ. Công suất điện sinh khối, năng lượng gió, năng lượng mặt trời tại Mỹ mùa hè năm 2010 lần lượt là 7,6 GW, 38 GW và 2,9 GW. Theo ước tính vào năm 2030, công suất điện sinh khối sẽ đạt 17 GW, công suất năng lượng gió sẽ lên đến 61 GW hoặc lớn hơn và công suất năng lượng mặt trời sẽ là 16 GW theo phân tích của Richard Newell trong “Annual Energy Outlook” (tạm dịch “Triển vọng năng lượng hàng năm”). Sản lượng điện tái tạo của Mỹ (không kểđến thủy điện) được dự báo sẽ tăng mạnh trong tương lai. Hình 2.1 cho thấy, năng lượng gió sẽ đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo của Mỹ.
Hình 2.1 Dự báo công suất điện tái tạo của Mỹ trong 4 khu vực trọng điểm đến 2035
(Nguồn: U.S. Energy Information Administration, Annual Energy Outlook)
Ở cấp độ bang, các bang nước Mỹ cũng đã có những nhận thức sớm và đầy đủ về vai trò của kinh tế xanh, trong đó điển hình là bang Washington. Có thể nói, bang Washington là bang đi đầu trong việc phát triển và thực hiện các chương trình hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế và tạo việc làm theo hướng xanh hơn, bền vững hơn. Bang đã có những chính sách mạnh mẽ để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng hiệu quả, phát triển các loại năng lượng tái tạo và thúc đẩy công nghệ liên quan đến năng lượng tái tạo, thiết kế và xây dựng các công trình theo hướng xanh, phát triển các ngành kinh tế sử dụng năng lượng sạch.
Để phát triển kinh tế xanh một cách chủ động và bài bản, bang Washington đã thiết lập khuôn khổ chính sách như sau (bao gồm 14 định hướng):
Duy trì định nghĩa rộng về kinh tế xanh: không giới hạn khuôn khổ kinh tế đối với các ngành năng lượng sạch và ngành công nghệ cao;
Thông điệp rõ ràng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ đồng nhất: sử dụng ngôn ngữ cẩn trọng và nhất quán nhằm đưa ra thông điệp rõ ràng cũng như thiết kế chính sách dễ hiểu. Sử dụng các định nghĩa được nêu trong “Các định nghĩa cho
Đặt mục tiêu cao: Bang Washington cần đặt ra các mục tiêu cụ thể (sử dụng năng lượng hiệu quả, thúc đẩy mua sắm của chính quyền các sản phẩm xanh, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, v.v…), từ đó cho thấy đây là cơ hội thị trường lớn và bền vững. Chính quyền bang cần nỗ lực để tạo niềm tin vào sự bền vững của thị trường thông qua việc mô tả rõ ràng những thay đổi cần thiết (các mục tiêu, khuyến khích, quy định, v.v…);
Không áp đặt: cần có sự trung lập trong việc lựa chọn công nghệ. Không áp đặt việc sử dụng một loại nhiên liệu cụ thể hoặc công nghệ môi trường cụ thể nào. Thiết kế những sáng kiến mang tính rộng rãi, tập trung vào một số kết quả cụ thể (giảm khí carbon, tăng chất lượng nước hoặc các tiêu chuẩn cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả). Để thị trường lựa chọn ra công nghệ phù hợp. Tạo ra không gian chính sách linh hoạt và rộng mở cho những ngành và các tổ chức có thểđiều chỉnh theo thực trạng thị trường và những phát minh mới;
Chia sẻ thành công: Thiết kế các chính sách và chương trình nhằm phân bổ lợi ích, tạo thu nhập, tạo cơ hội việc làm, phát triển các doanh nghiệp nhỏ trên khắp bang. Có chiến lược cân bằng giữa 3 khía cạnh quan trọng: môi trường tốt, kinh tế phát triển và đảm bảo cân bằng xã hội.
Bắt đầu với những việc có hiệu quả cao trước: Bắt đầu với những việc có tiềm năng tạo ra tăng trưởng việc làm cao nhất; những việc “dễ thực hiện nhất” nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh của thị trường. Điều này cho phép chính quyền bang đạt được ngay, đồng thời cả mục tiêu việc làm và môi trường, trong khi vẫn tiếp tục hoạch định chiến lược cho dài hạn nhằm phát triển kinh tế xanh.
Tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế và lực lượng lao động: Tập trung phát triển những nhân tố kinh tế và lao động cơ bản. Nhiều rào cản đối với việc phát triển kinh tế xanh là chưa xác định, tuy nhiên, những rào cản lớn nhất hiện nay chính là những nhân tố cản trở việc ứng dụng phát minh sáng chế và phát triển những ngành kinh doanh mới ở Washington.
Tạo sự nhất quán trong hành động: xác định cụ thể lộ trình và các mục tiêu cần đạt được (giảm thiểu khí nhà kính, khuôn khổ cho việc xác định trần hoặc mua/bán hạn ngạch khí thải…). Các ngành công nghiệp xanh, các nhà cung cấp và
các nhà sản xuất hỗ trợ cho những ngành này luôn cần sựđảm bảo của chính quyền vềđịnh hướng phát triển, theo đó, chính quyền bang cần có cam kết mang tính dài hạn, được thể hiện qua chính sách hoặc thông điệp trước khi những doanh nghiệp bắt tay vào hoạch định kế hoạch kinh doanh cũng như tăng cường năng lực.
Sử dụng những lợi thế tự nhiên: Sử dụng năng lực và các hệ thống hiện có ở trong khu vực tư nhân và khu vực công. Sử dụng chiến lược tích hợp vào các chương trình hiện có (phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ; ưu đãi thuế; phát triển lực lượng lao động; R&D), hơn là việc thực hiện các dự án mới, độc lập.
Phối hợp và hỗ trợ chính quyền địa phương: Chiến lược cần có tính hệ thống, xem xét đến mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng và kế hoạch phát triển kinh tế (sử dụng đất, các ngành công nghiệp và chế tác). Điều này yêu cầu sự phối hợp với các chính quyền địa phương, bao gồm hỗ trợ về tài chính cũng như quy định thẩm quyền.
Xây dựng các chuỗi cung ứng trong địa phận bang: xác định các lỗ hổng trong các chuỗi cung ứng. Các chính sách, chương trình và cơ chế tài chính cần tạo điều kiện phát triển các chuỗi cung ứng địa phương. Các chuỗi này sẽ tạo thêm lợi ích, đó là tạo việc làm và có sự hiệu quả về mặt vận tải.
Cân nhắc các hiệu ứng của cả hệ thống:Đánh giá các tác động của các hoạt động kinh tế xanh đến kinh tế và môi trường trong cả ngắn và dài hạn. Sử dụng các phương pháp khoa học trong lĩnh vực môi trường và đánh giá chu kỳ vòng đời (LCA) đểđánh giá tác động môi trường của các sản phẩm và dịch vụ.
Chiến lược Đẩy và kéo: Kết hợp cả chiến lược công nghệ đẩy và chiến lược cầu kéo để thu được những lợi ích tài chính trong dài hạn từ việc phát triển kinh tế xanh. Chính quyền bang có vai trò tạo lập nhu cầu đối với các công nghệ sạch. Tuy nhiên, cũng cần có cam kết thúc đẩy và tạo điều kiện cho hoạt động R&D.
Đo lường hiệu quả: Bang Washington cần phát triển các phương pháp rõ ràng để xác định nền kinh tế xanh cũng như đo lường hiệu quả của nó. Cần tạo ra một mức chuẩn để thấy được sự tiến bộ, đánh giá được sự thay đổi của cả nền kinh tế xanh, đảm bảo những đơn vị nhận được tiền từ chính quyền sẽ có trách nhiệm để tạo ra những kết quả cần thiết.
d) Phát triển khoa học - công nghệ có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới
Mỹ có một loại tài sản đã được cả thế giới công nhận đó là những chương trình phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới dựa trên cơ sở giáo dục và nghiên cứu trình độ cao. Mỹ có hệ thống đánh giá đồng đẳng được sử dụng bởi Viện Y tế
Quốc gia (NIH), Quỹ khoa học Quốc gia (NSF) và các tổ chức khác với những tiêu chuẩn cao trong công nhận và cấp kinh phí cho các chương trình nghiên cứu chất lượng cao. Bên cạnh đó, các trường đại học của Hoa Kỳ thu hút gần 1 triệu sinh viên từ khắp nơi trên thế giới tập trung trong các ngành học chính là kỹ thuật và