2.3.1.1. Kết quảđạt được
Trong quá trình phát triển kinh tế xanh, các quốc gia đã cụ thể hóa mong muốn phát triển kinh tế xanh bằng việc ban hành các luật, văn bản dưới luật và các chính sách chiến lược toàn diện, được chú trọng đầu tư, tận dụng được các lợi thế tự nhiên, xã hội mỗi nước và thu lại hiệu quả cao. Luật “Tăng trưởng xanh, ít carbon” của Hàn Quốc, luật năng lượng tái tạo của Trung Quốc, mục tiêu tăng trưởng xanh trong các kế hoạch 5 năm là minh chứng rõ nét. Đồng thời, các quốc gia đã có chính sách tích cực quan tâm đến phát triển đời sống nhân dân và xây dựng các chương trình phổ biến sâu rộng đến người dân: Các quốc gia không chỉ tập trung vào phát triển kinh tế, chiến lược tăng trưởng xanh của các quốc gia còn đầu tư phát triển đời sống người dân thông qua việc tạo ra công ăn việc làm, tạo ra thu nhập và môi trường sống an toàn. Các quốc gia có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, giảm chi phí và thúc đẩy người dân sử dụng năng lượng tái tạo hay nâng cao khả năng tự cung ứng năng lượng trong nước, đồng thời giảm bớt hiệu ứng nhà kính. Kinh tế xanh
được xem như biện pháp hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội tại mỗi quốc gia.
Nhờ đó, trong quá trình phát triển kinh tế xanh, các nền kinh tế thế giới đã đạt được kết quả sau:
Một là, các nước phát triển kinh tế xanh có tăng trưởng vượt trội. Nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, toàn diện vào khu vực và toàn cầu, vận dụng các nguồn lực và cơ hội trong nỗ lực giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xanh.
Kể từ năm 2014, kinh tế của Ấn Độ dần phục hồi sau thời kỳ tăng trưởng kinh tế suy giảm sâu, thậm chí là tăng trưởng vượt trội, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là FDI. Các quyết sách đem lại sự thịnh vượng và phồn vinh cho người dân trở thành nền tảng cho chính sách kinh tế mới “Modinomics” của Ấn Độ. Chính phủ đặc biệt coi trọng phát triển những lĩnh vực chủ chốt vì sự tăng trưởng toàn diện, bao gồm kết cấu hạ tầng, các mạng lưới thông tin, ngư nghiệp và đẩy mạnh ngành công nghiệp chế tạo trong nước. Ấn Độ ngày càng hội nhập sâu rộng, toàn diện vào khu vực và toàn cầu, vận dụng các nguồn lực và cơ hội trong nỗ lực giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xanh. Quốc gia này có lợi thế so sánh về vốn tự nhiên, vốn sinh thái phong phú – là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, với nhiều hệ sinh thái tự nhiên, hệ thực vật phong phú; hệ thống sông hồ dày đặc, tiềm năng thủy điện lớn; vùng đất, núi và rừng rộng lớn,v.v… giúp Ấn Độ có tiền đề hình thành các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, khủng hoảng an ninh lương thực, tạo tiền đề để thực hiện các chính sách phát triển năng lượng tái tạo, vấn đề môi trường, xanh hóa sản xuất.
Từ những năm 1960, Hàn Quốc đã đạt tới mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nhờ sự phát triển của các ngành công nghiệp hóa chất nặng, sử dụng chiến lược lấy xuất khẩu làm chủđạo. Tiếp đó, sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ thông tin (IT) đã dẫn tới sự khai sinh của một động cơ tăng trưởng mới. Hệ thống tài chính xanh của Hàn Quốc góp phần vào thành công của nền kinh tế xanh. Cung cấp đầy đủ tài chính để phát triển kinh tế xanh là một yếu tố quan trọng góp
phần vào thành công trong phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc. Tài chính góp phần tạo nên thành công trong thiết lập cơ sở hạ tầng cho kinh tế xanh, thiết lập các chương trình phát triển xanh, phát triển công nghiệp xanh, công nghệ xanh, thị trường xanh, đô thị xanh. Hàn Quốc, ngoài việc thiết lập các nền tảng pháp lý quan trọng cho phát triển kinh tế xanh, đã xây dựng một hệ thống tài chính xanh hiệu quả, huy động bằng nhiều kênh khác nhau như: vay ngân hàng, bảo lãnh tín dụng, thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Được thế giới ghi nhận là quốc gia điển hình trong phát triển kinh tế xanh. Bằng chứng là Hàn Quốc đã thành công trong việc giải hòa trung gian có hiệu quả trong COP 16 tại Cancun, Hàn Quốc đã kết hợp được lợi ích của nước phát triển và nước đang phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế carbon thấp so với các nước ở khu vực châu Á, Hàn Quốc là một trong những nước đi đầu trong phát triển kinh tế xanh. Còn so với các nước công nghiệp phát triển khác (OECD), Hàn Quốc còn đứng thứ hạng rất xa về chỉ số cảm nhận và chỉ số thực hiện kinh tế xanh, đặc biệt là có khoảng cách xa so với Ireland, Tây Ban Nha, Mỹ, Đức, B , Canada, Anh, New Zealand,v.v... Đây được coi là một trong những quốc gia có chỉ tiêu R&D lớn nhất nhóm OECD, tập trung một tỷ lệ R&D quan trọng cho kinh tế xanh. Kinh tế xanh đã được thực hiện trên quy mô toàn quốc, từ quan điểm, tầm nhìn, chiến lược, kế hoạch và chính sách đều được thực hiện một cách tổng thể, toàn diện, có mục tiêu rõ ràng, trong đó có cả mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Hai là,một số quốc gia phát triển kinh tế xanh đã dẫn đầu về phát triển năng lượng tái tạo.
Việc thực hiện chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đã giúp cho Ấn Độ trở thành một trong số các nước dẫn đầu về lĩnh vực này và giúp Ấn Độ bước qua cơn khủng hoảng thiếu nguyên, nhiên liệu, thiếu điện; giảm bớt áp lực tới môi trường, chống biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng không khí cho người dân. Hơn nữa, nó còn giúp cho các nước trên thế giới giảm bớt áp lực với Ấn Độ về vấn đề môi trường, giảm rủi ro chính trị bằng việc hạn chế sự phụ thuộc vào nhập khẩu cũng như phát triển kinh tế xanh.
Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng chiến lược phát triển năng lượng tái tạo từ khá sớm và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy một ví dụ về tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo có thể tạo ra việc làm và thu nhập trong ngành công nghiệp xanh. Các giải pháp kinh tế xanh mà chính phủ Trung Quốc đưa ra rất toàn diện, tận dụng các lợi thế tự nhiên – dân cư Trung Quốc. Không chỉ tập trung đầu tư R&D, Trung Quốc đã đầu tư một khoản đáng kể cho các dự án trong nước với những mục tiêu đầy tham vọng, cùng với đó là các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, giảm chi phí và thúc đầy người dân sử dụng năng lượng tái tạo.
Nước Mỹ không chỉ chú trọng đến vấn đề sản xuất năng lượng mà còn đưa ra các yêu cầu đối với việc tiêu thụ, sử dụng năng lượng. Để phát triển kinh tế xanh, do nguồn năng lượng tái tạo hiện có không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, Chính phủ Mỹ không phủ nhận hoàn toàn nguồn năng lượng dầu mỏ, thay vào đó là các chính sách phát triển khai thác thăm dò và sử dụng hiệu quả, đồng thời giảm sự lãng phí. Từ những kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hơn hết, lựa chọn tối ưu của Mỹ lúc này là theo đuổi các chiến lược giảm phụ thuộc vào dầu mỏ và hướng tới các nguồn năng lượng sạch hơn, hay nói cách khác hướng nền kinh tế xanh. Trong đó, nước Mỹ cũng đã xác định được năng lượng gió là trọng tâm của vấn đề phát triển năng lượng sạch. Với các chính sách, các khoản đầu tư đầu tư và các ưu đãi đưa ra, nước Mỹ hứa hẹn về một tương lai phát triển năng lượng xanh. Bằng các chiến lược và giải pháp cụ thể góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước Mỹ hy vọng sẽ duy trì được vị trí dẫn đầu về kinh tế và các vấn đề năng lượng sạch, môi trường toàn cầu.
Ba là, môi trường của các quốc gia phát triển kinh tế xanh được bảo vệ và cải thiện.
Cơ sở hạ tầng bền vững và sự phát triển của khoa học công nghệ, được coi là một trong những yếu tố giúp đẩy mạnh thực hiện các dự án quan trọng, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng, thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế cho Ấn Độ. Tất cả các chính sách hướng đến nền kinh tế xanh mà Ấn Độ áp dụng đều ưu tiên đầu tiên cho phát triển kinh tế và chính sách môi trường cũng không là ngoại lệ. Mặc dù các chính sách phát triển kinh tế, nới lỏng rào cản về môi trường của Chính phủẤn Độ hiện nay gây nhiều tranh cãi, nhưng không có nghĩa là họ bỏ qua vấn nạn môi trường đang gặp phải. Việc thúc đẩy những dự án, đầu tư cho các cho nghiên cứu, sản xuất các công nghệ mới tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng; dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, nông thôn; tập trung vào các thế mạnh như năng lượng tái tạo, phát triển đầu tư nghiên cứu các thiết bị xanh cũng hết sức được quan tâm. Thông qua hình thức này, Ấn Độ cũng có hướng đi khắc phục những hệ quả để lại sau nền kinh tế tăng trưởng nhanh của mình và làm dung hòa hơn việc sử dụng các nguồn năng lượng.
Hiệu suất sử dụng môi trường và tài nguyên của Hàn Quốc được cải thiện. Một trong những mục tiêu trong phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc là giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Bằng các biện pháp khác nhau, Hàn Quốc trở thành nước đi đầu châu Á trong việc ban hành Luật về cơ chế buôn bán phát thải (ETS), hình thành thị trường buôn bán carbon kể từ năm 2012. Ngay từ khi hình thành ETS, Hàn Quốc đã có tham vọng giảm mức phát thải của 525 tập đoàn lớn nhất đất nước và trở thành thị trường carbon lớn thứ hai thế giới nhằm phục vụ mục tiêu cắt giảm 30% phát thải khí nhà kính vào năm 2020 so với mức hiện tại. Hiệu suất sử dụng tài nguyên được cải thiện. Theo đánh giá của OECD, mức độ tiêu dùng vật liệu trong nước ở Hàn Quốc đã giảm từ 0,790 kg nguyên vật liệu/1000 Won (năm 2000) xuống còn 0,647 kg/1000 won (năm 2014), với tốc độ giảm bình quân trên 15%/năm. Chất lượng sống về môi trường đang tốt hơn: Hàn Quốc đang tăng nhận thức và hành động về vấn đề môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, v.v..., vì vậy chất lượng sống về môi trường có tốt hơn.
2.3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
Trong phát triển kinh tế xanh của các nước trên thế giới, tuy đạt được kết quả nhưng vẫn tồn tại những hạn chế và nguyên nhân sau:
Thứ nhất, chính sách bảo vệ môi trường chặt chẽ dẫn đến rất nhiều tranh cãi và gây áp lực về cách thực hiện như hiện nay.
Một số chính sách hướng đến bảo vệ môi trường của Ấn Độ đã được duy trì chặt chẽ từ rất lâu, nên khi Chính phủẤn Độ lựa chọn ưu tiên thúc đẩy kinh tế và phục hồi môi trường sau, dẫn đến rất nhiều tranh cãi và gây áp lực về cách thực hiện như hiện nay. Trong khi đó, Ấn Độ luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề về an ninh và chính trị cả bên trong lẫn bên ngoài. Mâu thuẫn lâu dần gây nên xung đột cả trong và ngoài nước khiến Ấn Độ phải thường xuyên đối phó, ảnh hưởng đến tiến trình của cải cách, đặc biệt là phát triển kinh tế xanh. Một mặt, Chính phủ đưa ra các chính sách, đạo luật, chương trình về giảm ô nhiễm, chống biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Mặt khác, vì mục tiêu phát triển kinh tế, Chính phủ hiện tại quan niệm rằng các quy định trước đây về môi trường là một gánh nặng, muốn loại bỏ rào chắn cũ để có thể phát triển công nghiệp nhanh hơn, cố gắng làm suy yếu toàn bộ quy định và tăng trưởng kinh tế dựa trên các cách tiếp cận “phát triển bây giờ, khắc phục sau”. Vì thế, dự báo Ấn Độ sẽ nới lỏng các quy định luật pháp, tiêu chuẩn của mình về môi trường, khai thác tài nguyên, dân cư và các rào chắn cản trở việc xây dựng các nhà máy sản xuất, thu hút đầu tư nước ngoài.
Công nghiệp xanh của Hàn Quốc là ưu tiên hàng đầu, trong khi các chính sách giải quyết vấn đề môi trường, năng lượng, đất đai chỉ được chính phủ thực hiện trong phạm vi nhất định. Mặc dù công nghệ xanh hỗ trợ giảm đáng kể lượng tài nguyên và năng lượng sử dụng trong sản xuất nhưng mức độ ô nhiễm không giảm nhiều so với công nghệ truyền thống. Vì vậy, chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc khó có thểđạt được mục tiêu đã đề ra.
Hai là, việc mở rộng tầm nhìn chiến lược và nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế; mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các khu vực còn chênh lệch, sự phân cấp giàu nghèo trong xã hội vẫn còn và có xu hướng gia tăng.
Mặc dù Chính phủ Hàn Quốc đã lập luận rằng dự án 4 con sông lớn là cần thiết cho tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc bởi nó cung cấp tiềm năng việc làm đáng kể. Tuy nhiên, người dân Hàn Quốc đã chống lại dự án vì dự án đã xây dựng đập và nạo vét lòng sông. Nhiều người cho rằng, những hoạt động này sẽ giết chết 4 con sông thay vì khôi phục lại chúng và dự án thực sự cung cấp rất ít cơ hội việc làm. Các công việc được tạo ra chủ yếu là công việc xây dựng
ngắn hạn, không giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện nay. Nhóm đối lập cho rằng chỉ 2000 việc làm được tạo ra trong thời gian dài trên khoảng 340 nghìn việc làm như Chính phủđã thông báo.
Ấn Độ là quốc gia có hệ thống đa đảng thuộc loại lớn nhất thế giới, vì vậy hiện đang tồn tại quan điểm trái chiều về phát triển kinh tế xanh. Trong khi Chính phủ nhấn mạnh quyết tâm tích hợp vấn đề môi trường trong quá trình tăng trưởng kinh tế, nhưng bài toán hài hòa giữa tăng trưởng xanh, bền vững và phát triển nhanh nền kinh tế là rất khó. Theo đó, vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu đang ngày một xấu đi, thậm chí một vài nơi ở Ấn Độ khá là trầm trọng. Trước đây, luật pháp về môi trường là khá chặt chẽ, nhất là việc cấp phép xây dựng các nhà máy có khả năng gây ô nhiễm cao. Các quan điểm trái chiều đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả trong các quy định pháp luật đó, đồng thời những quy định khắt khe sẽ cản trở việc đầu tư và phát triển các ngành sản xuất, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Dân số Ấn Độ bùng nổ, trong đó hai phần ba số người đang đối mặt với các vấn đề về nghèo đói, suy dinh dưỡng, thiếu nước sạch uống và vệ sinh, tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, chỗ ở không đầy đủ. Nhiều trong số này có gốc rễ từ sự bất bình đẳng kinh tế - xã hội truyền thống và phân biệt đối xử, tình trạng chênh lệch giàu nghèo. Tính tương tác tích cực giữa xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững chưa thật sự gắn kết. Ví dụ, một số chương trình xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực gây tổn hại cho hệ sinh thái như việc nông nghiệp hóa thâm canh; ngược lại, một số chương trình bảo vệ môi trường lại trầm trọng thêm nghèo đói hay tạo ra các hình thức mới của nghèo (khu bảo tồn động vật hoang dã buộc di dời các cộng đồng dân cư, hoặc các chương trình đầu nguồn nhằm ngăn chặn việc kiếm sống dựa vào khai thác thiên nhiên mà không cung cấp lựa chọn thay thế).