Chú trọng đến hiệu quả kinht ếc ủa các chính sách phát triển kinh tế xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế xanh trên thế giới và triển vọng phát triển tại việt nam (Trang 100 - 102)

Mục tiêu quan trọng của các chính sách tăng trưởng xanh là phải giải quyết đồng thời các vấn đề môi trường và đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững. Tuy nhiên, đây là điều khó thực hiện đồng thời ở các nước đang phát triển và đòi hỏi phải có sự chia sẻ kinh nghiệm thành công của các nước trên thế giới, từ đó mới thuyết phục được nhiều nước đang phát triển thực hiện chính sách tăng trưởng xanh.

Phát triển kinh tế xanh đem lại nhiều lợi ích lâu dài và bền vững. Đối với các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, đúng là sự gia tăng đầu tư vào ngành công nghiệp xanh góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của họ. Mô hình thương mại toàn cầu và nhu cầu trên thị trường toàn cầu cho thấy tỷ lệ ngành công nghiệp xanh ngày càng tăng lên và trở thành xu hướng tất yếu. Hiện tượng này là do nhiều nước phát triển đã thực hiện nhiều chính sách thân thiện với môi trường và tăng cường nhập khẩu các sản phẩm thân thiện với môi trường. Do đó, đối với các nước đang phát triển, đầu tư vào ngành công nghiệ xanh tăng xuất khẩu tương đối nhiều hơn đầu tư vào ngành công nghiệp không xanh và chắc chắn sẽ liên quan đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng với tiềm lực hạn hẹp về vốn, công nghệ, đồng thời lại phải giải quyết đồng thời hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo, nên các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) cần phải cân nhắc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Đầu tư vào các dự án xanh quy mô lớn, toàn diện trong nhiều lĩnh vực, đương nhiên là sẽđem lại những lợi ích tổng thể. Nhưng đối với các quốc gia như Việt Nam, kinh nghiệm đó nên làm từng phần, có thí điểm, trọng điểm, phân bổ rõ ràng trong cả 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, chú trọng cả hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Quan trọng hơn, các quốc gia đang phát triển khi thiết lập kế hoạch về các chính sách phát triển xanh, họ có thể học hỏi kinh nghiệm của nhiều nước khác trên thế giới, nhưng họ không có kế hoạch đầy đủ để tài trợ chi tiết kế hoạch của họ. Ngay tại Việt Nam cũng đã thiết lập các kế hoạch phát triển kinh tếở cấp quốc gia, nhưng chúng ta cần phải xem xét các phương tiện để tài trợ cho kế hoạch đó để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Vì nếu không có đủ vốn, không kêu gọi được viện trợ nước ngoài cho các kế hoạch đó, chúng ta có thể gặp thất bại trong việc thực hiện đồng thời cả hai mục tiêu tăng trưởng và bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế xanh.

Cần nâng cao nhận thức, xác định chính xác các tiêu chí đánh giá nền kinh tế xanh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới mô hình tăng trưởng, trọng tâm là cơ cấu lại ngành nghề, ưu tiên phát triển các ngành có công nghệ cao, phát thải carbon thấp; công nghệ thân thiện môi trường; sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên; không gây ô nhiễm môi trường; phục hồi tài nguyên và hệ sinh thái. Hiểu thế nào là

một nền “kinh tế xanh” hiện nay, ở Việt Nam vẫn còn hết sức mới mẻ, đòi hỏi phải có những nghiên cứu và phổ biến rộng rãi kiến thức trong tầng lớp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và người dân. Việc nhận thức rõ ràng, cụ thểđối với toàn xã hội về nền “kinh tế nâu” (nền kinh tế chỉ chú trọng nhiều tới tăng trưởng kinh tế mà giảm nhẹ bảo vệ môi trường) sang nền “kinh tế xanh” sẽ góp phần tạo ra một sự đồng thuận cao trong xã hội từ lãnh đạo đến người dân và doanh nghiệp, từđó thay đổi quan niệm và nhận thức về một “nền kinh tế xanh”.

Dựa trên các tiêu chí đánh giá về kinh tế xanh của các tổ chức quốc tế và kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, cần nghiên cứu bổ sung một số chỉ tiêu khi đánh giá kinh tế xanh như: GDP xanh giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP mỗi năm giảm cường độ phát thải khí nhà kính; tỷ lệđô thị và các làng nghề có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn; diện tích cây xanh tương ứng tiêu chuẩn đô thị vào Nghị quyết Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm để Chính phủ triển khai thực hiện. Đây cũng là căn cứ để các cấp chính quyền thực hiện giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện một cách thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế xanh trên thế giới và triển vọng phát triển tại việt nam (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)