Thực trạng phát triển kinh tế xan hở các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế xanh trên thế giới và triển vọng phát triển tại việt nam (Trang 40 - 54)

2.2.1.1. Kinh tế xanh ở Trung Quốc

Với vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp 14 quốc gia, gần các khu vực kinh tế năng động, đường bờ biển dài mở ra biển Đông, Trung Quốc có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. Trong nhiều thập niên qua, Trung Quốc đã xây dựng nhiều đặc khu kinh tế theo định hướng thị trường. Tuy nhiên, hầu hết các đặc khu kinh tế này đều gây ô nhiễm môi trường.Trong một thời gian rất dài, Trung Quốc đã phát triển thiếu hài hòa và không bền vững, chủ yếu là do mất cân bằng trong quan hệđầu tư và tiêu thụ; sự phát triển giữa các khu vực không đồng đều; kết cấu ngành nghề không hợp lý; tài nguyên môi trường cạn kiệt và khả năng tự sáng tạo không cao… trong bối cảnh thế giới không thể tiếp tục mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tiêu thụ của các nước phát triển, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề toàn cầu. Trước bối cảnh như vậy, Trung Quốc phải đối diện với rất nhiều áp lực như mở rộng nhu cầu nội địa, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu, phát triển kinh tế xanh. Bởi vậy, việc đẩy mạnh chuyển đối mô hình phát triển kinh tế đã trở thành lựa chọn chiến lược và cấp bách đối với Trung Quốc. Nước này tập trung đặc biệt vào việc chuyển đổi sang dùng năng lượng tái tạo và phát triển công nghệ tiên tiến.

Chính sách phát triển năng lượng của Trung Quốc hướng tới nguồn năng lượng có hàm lượng khoa học và kỹ thuật cao. Các nội dung cơ bản trong chính sách năng lượng của Trung Quốc bao gồm: ưu tiên tiết kiệm tài nguyên, dựa vào các nguồn tài nguyên trong nước; phát triển đa dạng các nguồn năng lượng; thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp năng lượng, đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển; và tăng cường hợp tác quốc tế vì lợi ích chung.

Một loạt các chương trình thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, công nghệ năng lượng tái tạo đã được Bộ khoa học và Công nghệ Trung Quốc thành lập, đó là:

 Chương trình nghiên cứu công nghệ cao R&D (chương trình 863): được khởi động từ năm 1982, được tài trợ và quản lý bởi Chính phủ Trung Quốc để giải

quyết các vấn đề khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thực hiện chương trình hỗ trợ khoa học để kiểm soát ô nhiễm và sử dụng tài nguyên hiệu quả. Định hướng Quốc gia của chương trình 863 được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc xác định rõ: Tạo môi trường thuận lợi cho các công ty công nghệ cao; tăng cường đáng kểđầu tư vào khoa học và công nghệ; hỗ trợ nhiều hơn cho đổi mới doanh nghiệp. Phát triển các công nghệ mũi nhọn (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới và công nghệ năng lượng mới). Tăng cường nghiên cứu các công nghệ then chốt (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, y dược…). Đây là kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ dài hạn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc. Trung Quốc xác định đến năm 2020 sẽđạt được những đột phá về khoa học và công nghệ có tầm ảnh hướng lớn trên thế giới và đưa đất nước đứng vào hàng ngũ các quốc gia đổi mới nhất trên thế giới.

 Chương trình 973: chương trình quốc gia tập trung nghiên cứu cơ bản, bổ sung cho chương trình 863 với mục tiêu chính là năng lượng và phát triển bền vững. Chương trình đã tài trợ rất nhiều dự án với tổng vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD.

 Các kế hoạch 5 năm (từ năm 2006 đến nay) của Trung Quốc đã xác định công nghệ năng lượng là trọng tâm của chương trình 863, với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, than sạch và tập trung năng lượng tái tạo, cam kết giảm năng lượng tiêu thụ và cường độ phát thải CO2 trên một đơn vị GDP. Kế hoạch này cũng đặt ra mục tiêu cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Nhằm khuyến khích sự phát triển của năng lượng tái tạo, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành hệ thống pháp luật như: Luật Điện lực 1995, Luật bảo tồn năng lượng 1997, Luật phòng chống và kiểm soát ô nhiễm 2000, Luật về năng lượng tái tạo 2005. Cùng với đó là việc xây dựng chương trình phát triển kế hoạch vừa và dài hạn về năng lượng tái tạo (MLTPRE) năm 2007 đểđảm bảo thực thi pháp luật.

Luật Năng lượng tái tạo của Trung Quốc năm 2005 được coi là bộ luật định hướng cho sự phát triển của ngành này. Bộ Luật này cung cấp một loạt các ưu đãi tài chính, chẳng hạn như một quỹ quốc gia về thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo,

cho vay, ưu đãi về thuế, các dự án năng lượng tái tạo; yêu cầu các nhà khai thác lưới điện mua các nguyên liệu từ nhà sản xuất năng lượng tái tạo đã đăng ký.

Cùng với Luật Năng lượng tái tạo, các quy định khuyến khích giảm giá năng lượng gió thực hiện qua mô hình giá cả cạnh tranh đấu thầu cũng được sử dụng cho thị trường điện gió ở Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh lại các bảng giá dầu mỏ và than nhằm khuyến khích việc giảm tiêu thụ các loại năng lượng này; đồng thời xây dựng một loạt các biện pháp khác nhau về thuế quan và tài chính. Để nâng cao nhận thức của người dân về những lợi ích trong việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, nhiều chiến dịch truyền thông trên truyền hình cả ở cấp trung ương lẫn địa phương đã được thực hiện. Trung Quốc cũng đã tổ chức nhiều hội thảo và chiến dịch truyền thông, đặc biệt phải kể tới “Tuần lễ tiết kiệm năng lượng” hay những cuộc triển lãm về công nghệ giảm cường độ năng lượng tại nhiều tỉnh thành khác nhau.

Bảng 2.1: Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc

STT Năng lượng tái tạo 2005 2020

1 Thủy điện 117 GW 430 GW

2 Điện sinh khối 2GW 30 GW

3 Năng lượng gió 1.26 GW 150 GW

4 Năng lượng mặt trời 0.07 GW 20 GW

5 Bioethanol 1.02 triệu Tấn 10 triệu Tấn

6 Biodiesel 50,000 Tấn 2 triệu Tấn

(Nguồn: Richard J. Campbell, 2011,China and the United States-A Comparison of Green Energy Programs and Policies

)

Trung Quốc đang áp dụng 3 chiến lược tiến tới mục tiêu phát triển kinh tế xanh:

Thứ nhất, tái cơ cấu ngành công nghiệp bằng cách giảm tỉ trọng công nghiệp nặng và các ngành tạo ra nhiều khí CO2 khác đồng thời tăng tỉ trọng ngành dịch vụ;

Thứ hai, thay thế nguồn năng lượng carbon cao bằng các nguồn năng lượng sạch như thủy điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời và năng lượng gió;

Sự kết hợp giữa đầu tư và các chính sách ưu đãi tạo điều kiện cho những bước tiến lớn trong việc phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời của Trung Quốc:

a) Chính sách phát triển “năng lượng gió”

Từ năm 2005 - 2009, tốc độ tăng trưởng hàng năm công suất phát điện từ năng lượng gió đều hơn 100%. Cùng với việc lắp đặt thêm (năm 2009) nâng tổng công suất thêm 13,8 GW. Trung Quốc đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về công suất bổ sung và thứ 2 thế giới (sau Mỹ) về công suất lắp đặt. Tham vọng phát triển ngành này còn thể hiện ở mục tiêu tăng công suất lắp đặt từ 30 GW lên 100 GW năm 2020 của Chính phủ (OECD, 2010).

Để trực tiếp khuyến khích sản xuất tua-bin gió ở các địa phương, Trung Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích liên doanh và chuyển giao công nghệ trong công nghệ tua-bin gió lớn và bắt buộc sử dụng các sản phẩm tua- bin gió của địa phương trong các công trình. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng trợ cấp chi phí R&D (nghiên cứu và phát triển) cho việc sản xuất năng lượng gió, đặc biệt năm 1996 đã thành lập Quỹ năng lượng tái tạo. Các nhà sản xuất tua-bin gió địa phương như Sinovel Wind, Goldwind Science và Technology, và Dongfang Electric, tới năm 2008, đã chiếm hơn một nửa thị trường, vốn bị chi phối bởi các nhà cung cấp nước ngoài. Năm 2006, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc đã ban hành các biện pháp tạm thời về quản lý thuế và phân bổ phí năng lượng tái tạo. Cùng với Luật Năng lượng tái tạo, các quy định khuyến khích giảm giá năng lượng gió quy định rằng một mô hình giá cả cạnh tranh đấu thầu cần được sử dụng cho thị trường điện gió ở Trung Quốc.

b) Chính sách phát triển năng lượng điện mặt trời

Trung Quốc là nhà sản xuất pin (PV) năng lượng mặt trời lớn nhất của thế giới, đáp ứng 45% nhu cầu PV năng lượng mặt trời toàn cầu (năm 2009). Nhưng cùng với 12GW ở các dự án lớn, Trung Quốc có thể nhanh chóng trở thành một thị trường lớn ở châu Á và trên thế giới. Đối với pin mặt trời, Chính phủ cũng đã chỉ ra rằng các mục tiêu cho công suất lắp đặt vào năm 2020 có thểđược tăng từ 1,8GW đến 20GW (OECD, 2010). Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất thế giới về năng

lượng nước nóng mặt trời, chiếm gần hai phần ba tổng lượng tiêu thụ toàn cầu. Hơn 10% hộ gia đình ở Trung Quốc sử dụng thiết bịđun nước nóng mặt trời với hơn 160 triệu m2 diện tích lắp đặt. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất bình nước nóng năng lượng mặt trời mang lại lợi nhuận cho cả các nhà sản xuất lẫn các hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình được sử dụng nước nóng hơn, kéo theo các lợi ích về sức khỏe và vệ sinh. Trong chính sách phát triển, việc lắp đặt các hệ thống năng lượng nước nóng mặt trời được ưu tiêu cho các lĩnh vực tiêu dùng, chẳng hạn như bệnh viện, trường học, nhà hàng, hồ bơi,v.v…

c) Thủy điện

Trung Quốc hiện là nhà sản xuất thủy điện lớn nhất thế giới với hơn 200 GW công suất điện năm 2011, tăng lên 290GW vào năm 2015, và theo MLTPRE, Trung Quốc có thể đạt tới 540G/năm. Trung Quốc đã thông qua một số luật trong suốt 20 năm qua để giảm sự tác động đến nguồn nước và hệ sinh thái khi xây dựng các đập thủy điện tại các con sông lớn như Trường Giang, Hoàng Hà…

d) Năng lượng sinh khối

Sinh khối là các vật chất tái tạo, bao gồm cây cối, chất xơ gỗ, chất thải gia súc, chất thải nông nghiệp và thành phần giấy của các chất thải rắn đô thị.

Tại Trung Quốc, nguồn điện được sản xuất từ sinh khối theo ước tính đạt 5.500MW trong năm 2010 và dự kiến tăng lên 30.000 MW vào năm 2020. Trên 290 triệu USD đã được đầu tư cho R&D và ứng dụng nhiên liệu sinh học. Trung Quốc là nước sản xuất ethanol lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Brazil. Điện sinh khối được sử dụng rộng rãi tại các vùng nông thôn. Trung Quốc tập trung sản xuất năng lượng sinh học từ các loại cây trồng phi lương thực. Năng lượng sinh khối cũng được xem như là một giải pháp hạn chế sa mạc hóa với các chương trình trồng cây liễu và thu hoạch liễu tại các khu vực bị ảnh hưởng để sản xuất năng lượng. Một nhà máy điện ở Nội Mông đốt cháy 200.000 tấn liễu hàng năm, sản xuất 210 triệu KWh điện, thay cho việc đốt than đá. Tro tàn còn sót lại từ quá trình đốt có thểđược sử dụng làm phân bón.

e) Phát triển các ngành công nghệ tiên tiến

Trung Quốc đang thực hiện những bước tiến đáng kể trong việc chuyển đổi từ mô hình chi phí sản xuất cao, gây ô nhiễm, không bền vững sang mô hình sản xuất có năng suất cao, chi phí sản xuất thấp, thân thiện với môi trường, có trình độ tiên tiến và có tính bền vững cao. Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, hàng loạt chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ cao phát triển. Năm 1986, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu và triển khai công nghệ cao quan trọng với tên gọi Chương trình 863.

Thông qua việc cho phép thành lập các khu phát triển công nghệ cao, Trung Quốc đã ban hành hàng loạt các quy định và luật lệ liên quan như quy định về phạm vi các lĩnh vực khoa học và công nghệ cao được phát triển, bao gồm: vi điện tử, thông tin điện tử, không gian và vũ trụ, khoa học vật liệu, năng lượng mới và năng lượng hiệu quả cao, sinh thái và bảo vệ môi trường, khoa học về trái đất và địa lý biển, các yếu tố cơ bản và phóng xạ, khoa học về y học và vi sinh, và các ngành công nghệ thay thế khác cho các ngành công nghiệp truyền thống đang được sử dụng hiện nay.

Ngay từ đầu năm 2010, tại các cuộc họp của Quốc hội và Chính phủ, Trung Quốc đã xác định cần chuyển đổi cơ cấu công nghiệp với trọng tâm là các doanh nghiệp quy mô lớn với công nghệ cao. Theo đó, muốn chuyển đổi kinh tế thành công thì nền công nghiệp của Trung Quốc cần nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tính cạnh tranh quốc tế, thay thế trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu bằng máy móc hiện đại. Bảy ngành công nghiệp chiến lược gồm: Năng lượng thay thế; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin thế hệ mới; sản xuất thiết bị cao cấp; các vật liệu tiên tiến; xe sử dụng năng lượng thay thế; các ngành công nghiệp tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Bảy ngành công nghiệp này được quy hoạch theo một chiến lược tổng thể gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 tới năm 2015, giai đoạn hai tới năm 2020, giai đoạn ba tới năm 2030. Hiện tại, ước tính giá trị mà 7 ngành công nghiệp này mang lại cho Trung Quốc là khoảng 2% GDP. Trong kế hoạch 5 năm

lần thứ 12, Trung Quốc sẽ đầu tư hơn 1.500 tỷ USD cho phát triển các ngành này. Dự kiến, sau khi được đầu tư sẽ tăng lên 8% vào năm 2015, và 15% vào năm 2020. Đến năm 2030, trình độ phát triển cũng như năng lực của bảy ngành công nghiệp chiến lược này sẽ đạt trình độ tiên tiến, ngang tầm với các nước có ngành công nghiệp phát triển nhất trên thế giới (OECD, 2018).

2.2.1.2. Kinh tế xanh ởẤn Độ

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng như những vấn đề nội tại đang gặp phải, cùng với việc dự báo những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, Ấn Độđã lựa chọn con đường đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển trước, phục hồi sau. Mặc dù khái niệm kinh tế xanh vẫn còn mới và gây nhiều tranh cãi nhưng Chính phủ Ấn Độ đã có tiền đề cho việc phát triển về lĩnh vực này, đó là đặc biệt quan tâm đến các chính sách bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, kiểm soát việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, khí thải… Hiện có ba lĩnh vực nổi bật mà đất nước này đang thực hiện đó là: Các chính sách bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng tái tạo và chiến lược tăng trưởng xanh cho các thành phố, đô thị.

a) Các chính sách bảo vệ môi trường

Với định hướng về nền kinh tế xanh, Ấn Độđã có hệ thống pháp luật về môi trường quốc gia tương đối đầy đủ và đồng bộ, cần thiết cho quản lý nhà nước cũng như chính quyền bang về bảo vệ môi trường quốc gia và địa phương. Ngoài việc ký kết công ước Liên hợp quốc về môi trường, cùng với vấn nạn thiếu hụt nguồn nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường, Quốc hội đã ban hành các Đạo luật về môi trường và các văn bản hướng dẫn, quy tắc về bảo vệ môi trường.

Năm 2006, Chính phủ Ấn Độ đã có một bước tiến quan trọng trong luật môi trường đó là ban hành chính sách môi trường quốc gia (NEP-2006). Dựa trên các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế xanh trên thế giới và triển vọng phát triển tại việt nam (Trang 40 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)