Theo báo cáo của UNEP, nền kinh tế xanh tập trung đầu tư vào 11 lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế, được chia làm 2 nhóm, đó là:
- Nhóm đầu tư vào vốn tự nhiên bao gồm lĩnh vực của các ngành nông nghiệp xanh, ngư nghiệp xanh, nước sạch và lâm nghiệp;
- Nhóm đầu tư vào nguồn năng lượng sạch và hiệu quả sử dụng tài nguyên
bao gồm các lĩnh vực: năng lượng tái tạo, sản xuất, xử lý chất thải, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch và xây dựng đô thị.
Đây là các lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, cần được quản lý chặt chẽ và phát triển một cách bền vững.
Theo một số báo cáo kinh tế khác, dựa trên sự xem xét các ngành công nghiệp được đề cập tới trong các báo cáo về kinh tế xanh và vai trò của các ngành công
nghiệp đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, các lĩnh vực của nền kinh tế xanh được chia làm 3 nhóm. Cụ thể là: nhóm sản xuất, nhóm phát triển và nhóm tiêu dùng (Hình 1.4).
Hình 1.4 thể hiện các hạng mục kinh doanh theo hai trục. Trục tung thể hiện phạm vi từ các doanh nghiệp truyền thống (các dịch vụ liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường) đến các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp mới nổi (nghiên cứu công nghệ xanh, sản xuất năng lượng mặt trời và du lịch sinh thái, nông nghiệp hữu cơ…). Trên trục hoành, các doanh nghiệp đi từ nhóm sản xuất bền vững đến nhóm phát triển và nhóm tiêu dùng bền vững. Sơ đồ cũng thể hiện mức độ xuất hiện thường xuyên trong các bản báo cáo về kinh tế xanh của các lĩnh vực được đề cập đến và mức độđóng góp của chúng đối với sự phát triển của kinh tế xanh. Màu xanh đậm nhất thể hiện sự xuất hiện thường xuyên và đóng góp nhiều nhất.
Trong nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tương tác với nhau và bị ảnh hưởng bởi các cơ quan chính phủ, các trường đại học, các tổ chức phi lợi nhuận, và các hiệp hội thương mại:
Hình 1.4: Các lĩnh vực của nền kinh tế xanh