Phát triển kinh tế xanh đòi hỏi phải có lượng tài chính đủ lớn để có thể triển khai hiệu quả các dự án xanh trong cả 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường trong cùng một thời điểm. Đây là bài toán khó đối với hầu hết các quốc gia đang phát triển. Theo kinh nghiệm của các quốc gia đang phát triển có nhiều nguồn vốn khác nhau được huy động, bao gồm: ngân sách nhà nước, nguồn vốn tài trợ nước ngoài (vốn ODA, vốn vay dài hạn) và các nguồn vốn hợp pháp khác. Việc huy động nguồn lực có thể thông qua các Quỹ tài chính như Quỹ Bảo vệ Môi trường và các quỹ khác, có thể trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước tài trợ cho các chương trình, dự án thông qua nhiều hình thức khác nhau, hoặc các nguồn vốn tài trợ của nước ngoài theo những tiêu chí nhất định. Tại các quốc gia trên thế giới, để đảm bảo nguồn vốn cho phát triển kinh tế xanh, nguồn tài chính có thể chia thành 2 loại: ngân sách của chính phủ và tài chính huy động của khu vực tư nhân. Nguồn tài chính khu vực tư nhân có thể được chia thành việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng và các thị trường tài chính gián tiếp khác và đầu tư thông qua các thị trường tài chính trực tiếp. Các khoản cho vay xanh của các ngân hàng thuộc về tài trợ gián tiếp, trong khi sự phát triển của chỉ số xanh và việc tạo quỹ xanh trong các thị trường vốn thuộc về nguồn tài chính trực tiếp. Lý do thị trường vốn cung cấp hỗ trợ tài chính như vậy là công nghệ xanh về cơ bản là đối tượng đầu tư có rủi ro cao và có lãi suất cao. Các đặc điểm vốn có của việc cho vay của ngân hàng làm cho việc kinh doanh đầu tư có rủi ro rất khó khăn. Tuy nhiên, việc huy động vốn ở thị trường vốn tương đối dễ dàng hơn vì họ có các nhà đầu tư phù hợ để thực hiện các khoản đầu tư có lãi suất cao và rủi ro cao như quỹ phòng hộ và quỹ môi trường.
Tóm lại, theo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế, các chính sách phát triển kinh tế đều do chính phủ dẫn dắt và thực hiện. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế dẫn dắt thị trường dựa trên khu vực tư nhân, và chính phủ chỉ hỗ trợ quá trình chuyển đổi này ở mức độ nhất định. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, năng lực cạnh tranh quốc tế của khu vực tư nhân còn yếu, và các nguồn lực đầu tư không đủ, do đó đòi hỏi chính phủ phải đóng vai trò chủ
đạo trong thiết lập và thực hiện chính sách. Hơn nữa, kinh nghiệm huy động tài chính cho phát triển kinh tế xanh của các quốc gia trên thế giới cũng cho thấy, cần nâng cao nhận thức xã hội về tài chính xanh bằng cách thiết lập một khái niệm rõ ràng về nó. Cần phải phân biệt rõ ràng về "quản lý rủi ro môi trường" nhằm cải thiện môi trường, và tài chính tăng trưởng xanh" tập trung hỗ trợ tăng trưởng thông qua công nghệ xanh. Cần thiết phải tạo ra một bầu không khí xã hội đồng thuận để khu vực nhà nước và tư nhân huy động hiệu quả nguồn tài chính cho phát triển kinh tế xanh.
Kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới cũng cho thấy, việc triển khai các dự án xanh phải đảm bảo sự tin cậy, công bằng và minh bạch của thị trường, giúp kết nối các hệ thống môi trường với các công cụ tài chính bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và quốc gia và tạo ra bầu không khí đồng thuận. Bên cạnh hỗ trợ ngân sách của chính phủ, hỗ trợ cho phát triển xanh bao gồm một cách tiếp cận từ các nhà đầu tư (trong nước và nước ngoài) các tổ chức tài chính cho các dự án tăng trưởng xanh. Các tổ chức tài chính nên trung thành thực hiện các nghĩa vụ ủy thác thông qua tăng doanh thu, quản lý rủi ro, mở rộng cơ sở vốn và cắt giảm chi phí. Nói cách khác, chính phủ phải khuyến khích các loại hình công ty tài chính khác nhau thiết kế lại mô hình kinh doanh bằng cách lập kế hoạch tài chính xanh, thống nhất các chính sách liên quan và tinh giản các hoạt động hỗ trợ cho các dự án tăng trưởng xanh. Tài chính cần phải được phát triển như một phương pháp hát triển bền vững và đầu tư bằng cách làm cho thông tin công ty công khai khích lệ hỗ trợ cho các dự án tăng trưởng xanh, xây dựng các kỹ thuật đánh giá cho các dự án tăng trưởng xanh và thiết lập các nguyên tắc đầu tư.