Chiến lược phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế xanh trên thế giới và triển vọng phát triển tại việt nam (Trang 87 - 90)

Nếu xem xét từ khía cạnh môi trường, mô hình tăng trưởng hiện nay của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên việc sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng đến môi trường và gia tăng tác động của biến đổi khí hậu. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ càng làm tài nguyên thiên nhiên suy giảm, với hiệu quả sử dụng thấp, phát sinh nhiều chất thải, gây ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu, lượng phát thải CO2 tăng lên, v.v… Việt Nam là quốc gia phát triển sau, do vậy để rút ngắn khoảng cách phát triển và tiếp cận với một nền kinh tế hiện đại, văn minh và phát triển bền vững cần hướng tới một “nền kinh tế xanh” với một lộ trình và bước đi phù hợp.

Nhận thức rõ ý nghĩa của cơ hội này, để phát triển đất nước và hội nhập và giao lưu quốc tế, Chính phủđã ban hành một số văn bản quan trọng mang tính chất chiến lược như: Quyết định số 2139/QĐ-TTg, ngày 05/12/2011 về phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Quyết định số 432/QĐ- TTg, ngày 12/4/2012 về phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 về phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 339/QĐ- TTg, ngày 19/2/2013 về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển

đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020. Nội dung các văn bản này đã bao quát hầu hết nội hàm, ý nghĩa, mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, giải pháp, cách thức thực hiện tăng trưởng xanh, và là cơ sở pháp lý để thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam.

Để tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ xem “Tăng trưởng xanh và ít carbon” là động lực chủ chốt cho phát triển bền vững, và đưa ra kế hoạch phát thải CO2 giai đoạn 2010 – 2030 (như Bảng 3.1 dưới đây). Các nhà nghiên cứu đề xuất phương hướng chuyển dịch sang nền kinh tế xanh theo hướng thân thiện với môi trường, hạn chế những ngành gây ô nhiễm, cơ cấu kinh tế vùng dựa trên các hệ sinh thái, phát triển hàng hóa, dịch vụ môi trường và năng lượng sạch,v.v…Việt Nam đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ môi trường, đầu tư phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn như: nông nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái, công nghiệp tái chế, năng lượng tái tạo, sinh học, tái sinh rừng tự nhiên, v.v… Đồng thời, định hình những khó khăn trước mắt và lâu dài, khách quan và chủ quan để sớm thay đổi nhận thức, thiết lập hành lang pháp lý, chính sách mở đường cho kinh tế xanh, nhất là nhận thức của việc chuyển sang mô hình kinh tế xanh sẽ mang lại hiệu quả lâu dài cho nền kinh tế của đất nước.

Bảng 3.1: Phát thải CO2 giai đoạn 2010 – 2030

2010 2020 2030

Tổng mức phát thải năng lượng 141,2 389,2 675,4

Đốt nhiên liệu 124,3 355,7 620,3

Các ngành công nghiệp năng lượng 41,1 171,3 404,4

Ngành chế tạo và xây dựng 38,1 69,3 92,5

Giao thông 31,8 87,9 87,9

Thương mại/thể chế 3,3 8,4 12,1

Dân dụng 7,1 16,5 20,5

Nông, lâm, ngư nghiệp 1,6 2,3 2,9

Phát thải phát tán 16,9 33,5 55,1

Nhiên liệu rắn 2,2 16,0 18,5

Dầu và khí tự nhiên 14,7 17,5 36,6

Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam được xây dựng và cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, sự chuyển dịch sang nền kinh tế xanh ở Việt Nam đã có những bước đi ban đầu nhưđã và đang xây dựng, đưa vào vận hành nhiều công trình thủy điện nhỏ, sử dụng khí ga ở bãi chôn lấp rác để phát điện, sử dụng ni-lông phế thải trong xây dựng, áp dụng cơ chế phát triển sạch, sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời, khí sinh học trong chăn nuôi, phụ phẩm rơm, rạ, phân hữu cơ, tăng cường trồng và tái sinh rừng, kiểm soát nhằm hạn chế phá rừng,v.v... Đặc biệt hơn nữa, là những sự kiện nóng về môi trường ở Việt Nam năm 2016 như thảm họa ô nhiễm biển do Formosa gây ra; hạn hán xâm nhập mặn khốc liệt ở Tây Nguyên, miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long; cá chết hàng loạt tại bờ biển của nhiều tỉnh miền Trung; ô nhiễm không khí, v.v… là cú hích để khiến Việt Nam ban hành nhiều chính sách, chỉ thị mới để siết chặt luật môi trường như đóng cửa rừng, siết luật khai thác rừng, các tuyên bố không đánh đổi kinh tế lấy môi trường trong chủ trương thu hút FDI, v.v… Chính những thay đổi tích cực này mà hiện các tỉnh, thành phố của nước ta có những biến chuyển đáng kể về môi trường, tạo động lực tốt cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.

Năm 2012, Chính phủ đã ban hành ra Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” với mục tiêu tổng quát là Việt Nam hình thành về cơ bản cơ sở kinh tế, xã hội và khoa học, công nghệ để thực hiện tăng trưởng xanh, ít các-bon, xây dựng cơ cấu kinh tế hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, áp dụng ngày càng nhiều công nghệ xanh, hình thành lối sống xanh và tiêu dùng bền vững. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 được đề ra, trong đó tập trung vào 3 mục tiêu chủ yếu cho đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tếđó là: Giảm khí thải nhà kính và tăng cường sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xanh hóa sản xuất; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Chiến lược cũng xác định một số chỉ tiêu định lượng như: Tiết kiệm năng lượng; sử dụng năng lượng tái tạo, giảm phát thải trong nông nghiệp; sản xuất sạch hơn; tỷ lệ phần trăm đầu tư cho môi trường; GDP xanh. Các giải pháp, lựa chọn

chính sách được đề ra như tái cấu trúc kinh tế, công nghệ, tài chính; tổ chức chỉ đạo, giám sát, xử lý vi phạm, lồng ghép… sẽ được thực hiện. Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam mong muốn thiết lập được đầy đủ nền tảng vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực và thể chế phù hợp để phổ biến và thực hiện triệt để các phương thức tăng trưởng xanh. Khung chiến lược tăng trưởng xanh sẽ mở ra triển vọng và đặt nền móng cho phát triển nền “kinh tế xanh” ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế xanh trên thế giới và triển vọng phát triển tại việt nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)