Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến nhiều biến động cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cho thấy những mâu thuẫn, rủi ro và các tác động tiêu cực khó lường của toàn cầu hóa trong thế kỷ XXI. Bên cạnh đó, thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn như biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia mà không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được.
Thứ nhất, biến đổi khí hậu toàn cầu, mà trước hết là sự tăng lên của nhiệt độ trái đất, nước biển dâng và các thảm hoạ thiên tai, v.v..., là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Thảm hoạ thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới.
Thứ hai, an ninh lương thực toàn cầu đang bị đe dọa khi giá lương thực tăng cao và dự trữ lương thực ở mức rất thấp khiến nguy cơ khủng hoảng lương thực luôn thường trực. Bên cạnh đó là những tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, vấn đề về nguồn nước, bùng nổ dân số đang gây sức ép ngày càng lớn đối với vấn đề lương thực. Ngày nay, an ninh lương thực không chỉ là vấn đề của các nước nghèo, mà còn là mối đe dọa tiềm tàng của các nước phát triển.
Thứ ba, nguy cơ mất an ninh năng lượng. Trong khi nhu cầu sử dụng năng lượng có xu hướng tăng mạnh đặc biệt ở các các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi làm cho áp lực đối với nguồn cung năng lượng ngày càng nặng nề. Sự chênh lệch cung - cầu ngày càng lớn đe dọa sẽ đẩy giá dầu tăng cao khiến cho nguy cơ về một cuộc khủng hoảng năng lượng tiềm ẩn vẫn luôn thường trực.
Thứ tư, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và những vấn đề an ninh phi truyền thống đã làm bộc lộ những khuyết điểm, rủi ro khó lường của các
mô hình kinh tế hiện tại. Yêu cầu đặt ra là cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc kinh tếđể tạo lập lại nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Thực tiễn tại các nước cũng cho thấy rằng, việc thúc đẩy tăng trưởng xanh hay quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh tạo ra tiềm năng to lớn để đạt được phát triển bền vững. Riêng đối với các nước đang phát triển, tăng trưởng xanh còn tạo đà cho một bước nhảy vọt để phát triển kinh tế mà không theo con đường phát triển cũ, nền kinh tế nâu dựa trên nguồn lợi về khoáng sản, gây cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Vì vậy, xu hướng phát triển “xanh” trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đang được nhiều quốc gia ưu tiên lựa chọn.
Phát triển kinh tế xanh không còn là con đường riêng của một quốc gia nào. Tại khu vực Đông Nam Á, phát triển kinh tế xanh và phát triển hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo luôn là vấn đề cấp thiết. Các quốc gia Đông - Nam Á, hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng ASEAN xanh và sạch. Tuy nhiên, việc phát triển bền vững các nguồn năng lượng tái tạo không đơn giản, đòi hỏi các nước phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về tài chính, nguồn nhân lực, điều kiện kỹ thuật, khung pháp lý… Theo trung tâm nghiên cứu Habibie của Indonesia, hiện một số quốc gia thành viên ASEAN, như Malaysia, Indonesia... còn thiếu kinh nghiệm và chuyên môn trong đánh giá rủi ro đầu tư năng lượng tái tạo khiến cho các nhà đầu tư ngần ngại rót vốn vào các dự án này. Bên cạnh đó, điều kiện địa lý và kỹ thuật cũng là một thách thức. Cụ thể, các quốc gia như Indonesia và Philippines do điều kiện địa lý là quốc gia quần đảo, cho nên các lưới điện bị chia cách, ảnh hưởng việc truyền tải điện và cản trở triển khai các dự án. Thiếu khung pháp lý, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Chính phủ và khu vực tư nhân... về lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng là những rào cản lớn khác trong việc phát triển kinh tế xanh ởĐông - Nam Á. Tuy nhiên, trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia đã áp dụng thành công mô hình tăng trưởng xanh, nhưẤn Độ, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, v.v... và thu được những kết quả rõ ràng trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải, từđó đem lại kinh nghiệm thực tiễn cho các nước khác trong đó có Việt Nam.