Lý thuyết đánh đổi TOT (Trade-off theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 29 - 31)

Lý thuyết đánh đổi giải thích tại sao các doanh nghiệp lại thường được tài trợ một phần bằng nợ vay, một phần bằng vốn chủ sở hữu qua việc cân bằng giữa lợi ích và chi phí. Theo lý thuyết M&M (1958), cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp là sử dụng hoàn toàn nợ vay nhưng lý thuyết đánh đổi cho rằng khi sử dụng nợ, doanh nghiệp sẽ được lợi từ việc chi phí lãi vay được khấu trừ thuế, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chi phí phá sản, chi phí kiệt quệ tài chính và một số chi phí khác. Tỉ lệ đòn bẩy tài chính càng cao, chi phí kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp sẽ càng lớn. Khi tỉ trọng nợ tăng lên tới một điểm nào đó, lợi ích thu được từ việc sử dụng lá chắn thuế sẽ không đủ bù đắp chi phí kiệt quệ tài chính và lúc đó việc vay thêm nợ sẽ không làm gia tăng giá trị nào cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn tìm cách tìm ra một tỉ lệ đòn bẩy tải chính tối ưu nhất giúp giá trị doanh nghiệp đạt được là lớn nhất.

Đồ thị 1.5 Sự đánh đổi giữa lợi ích từ lá chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính khi sử dụng nợ vay của doanh nghiệp

(Nguồn: Aswath Damodaran, 1997)

Từ đồ thị trên có thể thấy, khi sử dụng tỉ trọng nợ/Vốn CSH tăng lên thì doanh nghiệp có được lợi ích từ lá chắn thuế và làm cho giá trị doanh nghiệp tăng lên. Mặt khác, cùng với đó, chi phí kiệt quệ tài chính cũng tăng lên theo. Khi tỉ trọng nợ/Vốn CSH đạt tỉ lệ tối ưu, khoản lợi thuế từ một đồng vốn vay tăng thêm bằng chi phí kiệt quệ tài chính từ một đồng vốn vay tăng thêm đó thì giá trị doanh nghiệp là lớn nhất. Nếu doanh nghiệp tiếp tục sử dụng nợ vay, chi phí kiệt quệ tài chính từ một đồng vốn vay tăng thêm sẽ lớn hơn lợi ích từ lá chắn thuế dẫn tới giá trị doanh nghiệp sẽ ngày càng suy giảm.

Lý thuyết đánh đổi giải thích sự khác biệt trong cấu trúc vốn giữa các ngành là do chi phí kiệt quệ tài chính giữa các ngành khác nhau là khác nhau. Các ngành sử dụng nhiều tài sản có độ rủi ro cao, tài sản cố định chủ yếu là vô hình (như các doanh nghiệp trong ngành công nghệ) sẽ có chi phí kiệt quệ tài chính lớn nên thường sử dụng một tỉ trọng nợ tương đối thấp. Ngược lại, các ngành sử dụng nhiều tài sản cố định hữu hình và độ rủi ro thấp, chi phí kiệt quệ tài chính thấp hơn sẽ sử dụng một tỉ trọng nợ cao hơn (như các doanh nghiệp trong ngành hàng không).

Chi phí kiệt quệ tài chính Lợi ích lá chắn thuế

Giá trị doanh nghiệp

Nợ/Vốn CSH Tỉ lệ tối ưu

Tuy nhiên, lý thuyết đánh đổi chưa giải thích được vì sao giá trị của một số doanh nghiệp vẫn tăng lên trong khi sử dụng một tỉ trọng nợ thấp và có xu hướng giảm hay trong thực tế, khi giá cổ phiếu của doanh nghiệp đang cao thì doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nguồn tài trợ vốn thông qua phát hành cổ phiếu hơn là vay nợ. Ngoài ra, việc xác định được chi phí kiệt quệ tài chính trong thực tế là rất khó quan sát và xác định được cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)