Tính thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 40 - 42)

Hệ số thanh khoản được hiểu đơn giản là khả năng chuyển các tài sản ngắn hạn thành tiền mặt mà không làm mất đi nhiều giá trị của tài sản gốc nhằm chi trả cho các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Theo lý thuyết đánh đổi (TOT), các doanh nghiệp có hệ số thanh khoản cao càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt, chi phí phá sản cũng như chi phí kiệt quệ tài chính thấp, do vậy các doanh nghiệp này có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay hơn trong cơ cấu vốn vì họ có khả năng thanh toán tốt trong ngắn hạn. Tuy nhiên, những tài sản thanh khoản cao này hoàn toàn có thể sử dụng vào mục đích tái đầu tư hoặc trả các khoản nợ ngắn hạn nên biến số này có thể tác động 2 chiều lên cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu của các tác giả trước đây cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản và đòn bẩy tài chính như: R. Deesomsak, K. Paudyal và G. Pescetto (2004), Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008), Ngô Thanh Hoàng (2007)... Dựa trên những lý do trên, tác giả đưa ra các giả thuyết về tác động của tính thanh khoản tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp như sau:

Giả thuyết H6.1. Tính thanh khoản tác động ngược chiều tới tỉ trọng nợ của doanh nghiệp

Giả thuyết H6.2. Tính thanh khoản tác động ngược chiều tới tỉ trọng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Giả thuyết H6.3. Tính thanh khoản tác động ngược chiều tới tỉ trọng nợ dài hạn của doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO

DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)