Bảng 4.9 Bảng tổng hợp kết quả các mô hình hồi quy về ảnh hưởng của các nhân tố tới tỉ trọng nợ, tỉ trọng nợ ngắn hạn và tỉ trọng nợ dài hạn Tỉ trọng nợ (DTR) Tỉ trọng nợ ngắn hạn (SDR) Tỉ trọng nợ dài hạn (LDR) Pooled OLS Newey – West Pooled OLS Pooled OLS Newey – West Pooled OLS Pooled OLS Newey – West Pooled OLS Robusted Pooled OLS PROF -0,2287** -0,2287** -0,0135 -0,0135 - 0,2152*** -0,2152*** - 0,2152*** (0,016) (0,032) (0,886) (0,896) (0,001) (0,004) (0,000) TANG - 0,4472*** -0,4472*** - 0,2994*** -0,2994*** -0,1478** -0,1478** - 0,1478*** (0,000) (0,000) (0,001) (0,008) (0,013) (0,069) (0,004) TAX 0,0342 0,0342 -0,0050 -0,0050 0,0391 0,0391 0,0391 (0,544) (0,400) (0,930) (0,930) (0,293) (0,371) (0,431) GROWTH -0,2548 -0,2548 - 0,6884*** -0,6884*** 0,4336*** 0,4336*** 0,4336*** (0,130) (0,188) (0,000) (0,000) (0,000) (0,001) (0,000) LNSIZE 0,0143*** 0,0143** 0,0080* 0,0080 0,0063** 0,0063 0,0063* (0,002) (0,046) (0,085) (0,248) (0,040) (0,140) (0,068) LNLIQ - 0,2377*** -0,2377*** - 0,2347*** -0,2347*** -0,0030 -0,0030 -0,0030 (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) (0,711) (0,822) (0,744) CONS 0,5102*** 0,5102*** 0,5329*** 0,5329*** -0,0227 -0,0227 -0,0227 (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) (0,544) (0,683) (0,602) N 270 270 270 270 270 270 270 R-squared 0,6341 0,6341 0,6158 0,6158 0,0985 0,0985 0,0985 * p < 10%, ** p < 5%, *** p < 1%
PROF: Khả năng sinh lời TANG: Tài sản cố định hữu hình
TAX: Thuế suất thực tế
GROWTH: Cơ hội tăng trưởng LNSIZE: Quy mô doanh nghiệp
LNLIQ: Tính thanh khoản
(Nguồn: Kết quả từ chương trình Stata 13 trên số liệu thu thập và tính toán) download by : skknchat@gmail.com
Theo kết quả tổng hợp các mô hình hồi quy trên Bảng 4.9 cho thấy, các mô hình Pooled OLS, Newey – West Pooled OLS, Robusted Pooled OLS cho ra kết quả tương đối giống nhau ở cả 3 biến phụ thuộc DTR, SDR và LDR. Duy chỉ có mô hình Newey – West Pooled OLS áp dụng với biến phụ thuộc SDR và LDR cho ra kết quả biến lnSIZE không có quan hệ với SDR và LDR với mức ý nghĩa 10%.
Từ kết quả các mô hình hồi quy nêu trên, tác giả đã đưa ra một số kết luận như sau:
a, Khả năng sinh lời (PROF)
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lời có mối quan hệ nghịch chiều với tỉ trọng nợ và tỉ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông. Khi biến số khả năng sinh lời tăng thêm 1 đơn vị thì tỉ trọng nợ giảm đi 0,2287 đơn vị, tỉ trọng nợ dài hạn giảm đi 0,2152 đơn vị, các yếu tố khác không đổi. Kết quả này phù hợp với thuyết trật tự phân hạng, khi doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, khả năng sinh lời cao, doanh nghiệp ưu tiên tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ trước sau đó mới sử dụng tới nguồn vốn bên ngoài nhằm tránh việc bị pha loãng quyền sở hữu. Tuy nhiên, biến số này lại không có ý nghĩa với tỉ trọng nợ ngắn hạn cho thấy việc sử dụng nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp trong ngành CNTT và truyền thông không chịu tác động bởi khả năng sinh lời.
b, Tài sản cố định hữu hình (TANG)
Tài sản cố định hữu hình có tác động và có mối tương quan nghịch chiều với cả tỉ trọng nợ, tỉ trọng nợ ngắn hạn và tỉ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông. Khi biến số tài sản cố định hữu hình tăng thêm 1 đơn vị thì tỉ trọng nợ giảm đi 0,4472 đơn vị, tỉ trọng nợ ngắn hạn giảm đi 0,2994 đơn vị, tỉ trọng nợ dài hạn giảm đi 0,1478 đơn vị, các yếu tố khác không đổi. Điều này khá mẫu thuẫn với lý thuyết đánh đổi (TOT) khi cho rằng tài sản cố định hữu hình là một nguồn đảm bảo tin cậy cho việc vay nợ do đó các doanh nghiệp sử dụng nhiều tài sản cố định hữu hình sẽ sử dụng một tỉ trọng nợ cao hơn. Điều này có thể giải thích là do trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2008 đến năm
2017, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các tổ chức tín dụng đã chặt chẽ hơn trong việc cho vay đầu tư tài sản cố định cũng như cho vay vốn lưu động, ngoài việc doanh nghiệp phải thế chấp tài sản, các tổ chức tín dụng thường yêu cầu các doanh nghiệp phải tham gia một tỉ lệ vốn tự có nhất định vào phương án đầu tư tài sản cố định. Do vậy, mặc dù giá trị các khoản nợ tăng lên khi giá trị tài sản cố định hữu hình tăng nhưng tỉ trọng các khoản nợ trên tổng tài sản lại giảm đi.
c, Thuế suất thực tế (TAX)
Thuế suất thực tế không có ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông do các hệ số hồi quy của biến này đều không có ý nghĩa thống kê trong các mô hình hồi quy với cả 3 biến phụ thuộc tỉ trọng nợ, tỉ trọng nợ ngắn hạn và tỉ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản. Điều này có thể khá mâu thuẫn với một số nghiên cứu cho rằng khi thuế suất tăng cao thì doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn nhằm tận dụng lợi ích từ lá chắn thuế. Tuy nhiên, ngành CNTT và truyền thông là ngành được hưởng khá nhiều ưu đãi từ Chính phủ như Nghị định số 218/2013/NĐ-CP có quy định ưu đãi thuế suất 10% trong 15 năm với các doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, ảnh hưởng của thuế suất lên cơ cấu vốn các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông không còn rõ rệt như một số ngành khác.
d, Cơ hội tăng trưởng (GROWTH)
Cơ hội tăng trưởng không có ảnh hưởng tới tỉ trọng nợ trên tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông. Tuy nhiên, biến số này lại có mối tương quan âm với tỉ trọng nợ ngắn hạn và tương quan dương với tỉ trọng nợ dài hạn. Mỗi đơn vị biến số cơ hội tăng trưởng tăng thêm sẽ làm cho tỉ trọng nợ ngắn hạn giảm đi 0,6884 đơn vị và tỉ trọng nợ dài hạn tăng thêm 0,4336 đơn vị, các yếu tố khác không đổi. Điều này khá phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng của Myers và Mujluf (1984) khi cho rằng khi doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, nguồn vốn nội bộ không đáp ứng đủ cho nhu cầu chi tiêu đầu tư phát triển, doanh nghiệp sẽ phải
huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài và ưu tiên tài trợ bằng chứng khoán nợ (vốn vay) sau đó mới tới việc phát hành cổ phiếu.
e, Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Quy mô các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông có mối tương quan dương với cả tỉ trọng nợ, tỉ trọng nợ ngắn hạn và tỉ trọng nợ dài hạn khi sử dụng mô hình Pooled OLS và Robusted Pooled OLS, ở mô hình Newey – West Pooled OLS cho ra kết quả biến quy mô doanh nghiệp không có quan hệ với trọng nợ ngắn hạn và tỉ trọng nợ dài hạn với mức ý nghĩa 10%. Khi quy mô doanh nghiệp tăng thêm 1% thì tỉ trọng nợ tăng thêm 0,000143 đơn vị, các yếu tố khác không đổi. Điều này khá hợp lý với lý thuyết đánh đổi (TOT) khi cho rằng rủi ro phá sản và chi phí kiệt quệ tài chính có ảnh hưởng tới khả năng vay nợ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng phá sản và chi phí kiệt quệ tài chính thấp hơn, ngoài ra vấn đề thông tin bất cân xứng cũng ít hơn, do vậy các doanh nghiệp này sẽ ưu tiên sử dụng vốn vay nhằm đạt được hiệu quả cao nhất từ lá chắn thuế.
f) Tính thanh khoản (LIQ)
Tính thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều với tỉ trọng nợ, tỉ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản nhưng không có mối tương quan tới tỉ trọng nợ dài hạn đối với các doanh nghiệp trong ngành CNTT và truyền thông. Khi biến số tính thanh khoản tăng thêm 1% thì tỉ trọng nợ trên tổng tài sản giảm đi 0,002377 đơn vị và tỉ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản giảm đi 0,002347 đơn vị, các yếu tố khác không đổi. Điều này phù hợp với thuyết trật tự phân hạng, khi có nhiều tài sản có tính thanh khoản cao, doanh nghiệp ưu tiên sử dụng những tài sản đó phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi cần đến sự hỗ trợ của nguồn vốn tài trợ bên ngoài.
g, Hệ số tự do (CONS)
Hệ số tự do thể hiện tác động của những nhân tố chưa đề cập đến trong mô hình như: lạm phát, lãi suất, đặc điểm riêng của doanh nghiệp, quan điểm của nhà quản trị hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ nợ,… Hệ số này có ý nghĩa đối với biến phụ thuộc là tỉ trọng nợ và tỉ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản cho thấy
ngoài các nhân tố đề cập trong mô hình thì vẫn còn những nhân tố khác tác động tới tỉ trọng nợ và tỉ trọng nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp trong ngành CNTT và truyền thông.
Như vậy, trong số 6 nhân tố được sử dụng trong mô hình thì có 5 nhân tố có mối tương quan tới tỉ trọng nợ trên tổng tài sản là: quy mô doanh nghiệp (cùng chiều), tính thanh khoản (ngược chiều), khả năng sinh lời (ngược chiều), tài sản cố định hữu hình (ngược chiều) và cơ hội tăng trưởng (ngược chiều); 4 nhân tố có mối tương quan tới tỉ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản là: quy mô doanh nghiệp (cùng chiều), tính thanh khoản (ngược chiều), tài sản cố định hữu hình (ngược chiều) và cơ hội tăng trưởng (ngược chiều); 4 nhân tố có mối tương quan tới tỉ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản là: cơ hội tăng trưởng (cùng chiều), quy mô doanh nghiệp (cùng chiều), khả năng sinh lời (ngược chiều), tài sản cố định hữu hình (ngược chiều). Trong 5 nhân tố tác động tới tỉ trọng nợ trên tổng tài sản thì nhân tố tài sản cố định hữu hình có tác động mạnh nhất và quy mô doanh nghiệp có tác động yếu nhất.
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU VỐN CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG NIÊM YẾT
TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 5.1 Định hướng phát triển các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông
Năm 2017, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin ước tính đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 13,15% so với năm 2016, trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 1,55 triệu tỷ đồng. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông khoảng 27 nghìn doanh nghiệp, 900 nghìn lao động và có 4 khu công nghệ thông tin tập trung đang hoạt động. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hạ tầng kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Về hệ thống đào tạo nguồn nhân lực ngành CNTT, trong những năm gần đây, số lượng các trường đại học, cao đẳng đào tạo về CNTT, điện tử viễn thông giữ ổn định ở con số khoảng 290 trường (Theo báo cáo tổng kết năm 2017 của bộ Thông tin và Truyền thông). Vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới đang ngày một được cải thiện. Việt Nam đã thoát khỏi danh sách top 10 quốc gia có tỉ lệ vi phạm bản quyền lớn nhất trên thế giới. Theo báo cáo của Liên minh viễn thông thế giới ITU, năm 2017, Việt Nam xếp hạng 108/176 quốc gia về chỉ số công nghệ thông tin truyền thông ICT và xếp hạng 17/34 quốc gia được ITU khảo sát trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, nhu cầu cung cấp các dịch vụ về công nghệ thông tin hay các dịch vụ khác sử dụng công nghệ thông tin đang trở nên rất đa dạng, phong phú ở mọi cấp độ. Nhiều tiến bộ công nghệ cũng đang được các doanh nghiệp sử dụng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả như: Trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ điện toán đám mây, ngân hàng điện tử,…Với lực lượng ước tính khoảng 400.000 doanh nghiệp hiện nay cần được cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về công nghệ thông tin thì có thể coi thị trường để phát triển ngành CNTT và truyền thông là vô cùng lớn.
Theo chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT của Chính phủ, mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn; Việt Nam có đủ khả năng phát triển, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ CNTT đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tạo nền tảng để phát triển kinh tế tri thức, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, bảo đảm an toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia. Chính phủ cũng đã đặt ra mục tiêu giai đoạn 2015 – 2020 là tăng trưởng tối thiểu 15%/năm đối với lĩnh vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin, thu hút hơn 5 tỷ USD vốn đầu tư FDI trong lĩnh vực phần cứng điện tử. Để đạt được những mục tiêu đó, các doanh nghiệp trong ngành CNTT và truyền thông cần có một tầm nhìn và định hướng phát triển phù hợp, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần phát triển các sản phẩm công nghệ, truyền thông trọng điểm như các sản phẩm phần mềm dùng trong cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, đặc biệt cần chú trọng vào các hệ thống lớn, các phần mềm, ứng dụng trên điện thoại di động. Việc phát triển các sản phẩm, giải pháp dựa trên mã nguồn mở cũng cần được chú trọng để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp khi sử dụng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm phần cứng tích hợp hệ thống mà Việt Nam có lợi thế, các sản phẩm vi mạch, bán dẫn, linh kiện điện tử,… Các sản phẩm về bảo mật thông tin, sản phẩm phục vụ cho an ninh quốc gia, quốc phòng cũng cần các doanh nghiệp hoàn thiện và phát triển.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần đầu tư phát triền vào các dịch vụ công nghệ thông tin mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, có khả năng xuất khẩu, có hàm lượng chất xám cao hay các sản phẩm sử dụng nhiều trong các cơ quan Nhà nước như dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây hoặc các dịch vụ công nghệ thông tin mà có khả năng truyền thông mạnh như các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, sản phẩm giải trí,…Những dịch vụ này ngoài việc có tiềm năng phát triển lớn còn được hưởng lợi nhiều từ những cơ chế, chính sách về thuế của Nhà nước nhằm ưu tiên đầu tư phát triển.
Thứ ba, các doanh nghiệp nên phát triển theo hướng tập trung thành các khu công nghệ thông tin tại các tỉnh thành phố nhằm nâng cao năng lực hoạt động của từng doanh nghiệp cũng như toàn hệ thống các khu công nghệ thông tin tập trung, phù hợp với quy hoạch phát triển của Nhà nước. Cơ sở hạ tầng được nâng cao, phát triển một cách đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi để phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm ươm mầm cho các sản phẩm trong tương lai cũng cần được chú trọng
Thứ tư, các doanh nghiệp cần xúc tiến đầu tư, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trên thế giới, đặc biệt là với thị trường Bắc Âu, Mỹ và Nhật Bản. Đây đều là những thị trường phát triển, có nhu cầu cao về các sản phẩm CNTT và truyền thông cũng như là nơi có nhiều doanh nghiệp đầu ngành về công nghệ thông tin, truyền thông trên thế giới. Qua đó, các doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi kinh nghiệm cũng như quảng bá các sản phẩm của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ năm, một yếu tố then chốt góp phần đưa các doanh nghiệp phát triển lên một tầm cao mới đó là chất lượng nguồn nhân lực. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi, trau dồi kiến thức, cử những cá nhân có tiềm năng đi học hỏi tại những trường đại học danh tiếng ở nước ngoài, thường xuyên tổ chức các khóa