Tổng quan tình hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 31 - 36)

của doanh nghiệp

Nghiên cứu về cơ cấu vốn các doanh nghiệp không còn là đề tài quá mới mẻ, trên thế giới và Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đề tài cơ cấu vốn của doanh nghiệp tại nhiều quốc gia khác nhau, theo đó, sự ảnh hưởng và chiều

hướng tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp cũng có những sự khác biệt giữa các bài nghiên cứu khác nhau. Các nhân tố có nhiều tác giả nghiên cứu tới có thể kể đến như: Khả năng sinh lời, tài sản cố định, thuế suất, cơ hội tăng trưởng, quy mô doanh nghiệp, tính thanh khoản.

Khả năng sinh lời

Huang & Song (2002) nghiên cứu cấu trúc vốn của hơn 1000 công ty ở Trung Quốc tính đến năm 2000 cho thấy khả năng sinh lời có tác động ngược chiều tới tỉ trọng nợ của các doanh nghiệp, một số nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc cũng chỉ ra tác động ngược chiều giữa khả năng sinh lời tới tỉ trọng nợ doanh nghiệp như: Li Kai & Yue Heng & Zhao, Longkai (2009), G.Huang và F.M. Song (2006), J.J. Chen (2004), Wald (1999).

Indrani Chakraborty (2010) với nghiên cứu về cấu trúc vốn tại thị trường chứng khoán mới nổi đã đưa ra kết luận rằng doanh nghiệp có khả năng sinh lời càng cao thì tỉ trọng nợ vay càng thấp

Tại Việt Nam, Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008) với bài nghiên cứu các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã sử dụng số liệu của 45 công ty phi tài chính đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có giá trị thị trường lớn nhất tính đến thời điểm tháng 7 năm 2007 đã chỉ ra lợi nhuận (hay khả năng sinh lời) của doanh nghiệp tỉ lệ nghịch với tổng nợ vay trên tổng tài sản. Ngô Thanh Hoàng (2007) với bài luận văn thạc sĩ kinh tế về giải pháp xây dựng cấu trúc vốn cho phát triển dài hạn của các công ty cổ phần thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra tác động nghịch chiều của nhân tố này tới tỉ trọng nợ của doanh nghiệp.

Tài sản cố định

Các nghiên cứu của: Huang & Song (2002), Li Kai & Yue Heng & Zhao, Longkai (2009), G.Huang và F.M. Song (2006), Indrani Chakraborty (2010),.... đã

chỉ ra nhân tố tài sản cố định có tác động cùng chiều tới tỉ trọng nợ của các doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tú (2007) với bài luận án tiến sĩ về đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đã chạy mô hình thực nghiệm trên số liệu của 375 doanh nghiệp nhà nước giai đoạn nghiên cứu từ năm 2000 tới năm 2005 và chỉ ra nhân tố tài sản cố định có tác động cùng chiều tới tỉ trọng nợ của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008) chỉ ra tỷ lệ tài sản cố định hữu hình tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản. Điều này có nghĩa là các công ty có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản cao sẽ sử dụng ít nợ ngắn hạn hơn do phù hợp về thời hạn vay và tính chất của tài sản

Thuế suất

Guihai Huang và Frank M. Song (2006), với bài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của mình đã khẳng định nhân tố thuế suất thực tế có ảnh hưởng lớn tới quyết định về cơ cấu vốn của các doanh nghiệp, với các mức thuế suất khác nhau của Nhà nước, doanh nghiệp sẽ sử dụng một cơ cấu vốn phù hợp với mức thuế suất và ngành nghề kinh doanh của mình. Khi doanh nghiệp bị đánh thuế cao, họ sẽ có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn nhằm tận dụng lợi ích từ lá chắn thuế. Tổng hợp 4 bài nghiên cứu của Li Kai & Yue Heng & Zhao, Longkai (2009), G.Huang và F.M. Song (2006), J.J. Chen (2004), Wald (1999) cũng chỉ ra nhân tố thuế suất có tương quan cùng chiều với tỉ lệ nợ của doanh nghiệp

Indrani Chakraborty (2010) với nghiên cứu về cấu trúc vốn tại thị trường chứng khoán mới nổi đã chỉ ra là chắn thuế phi nợ tỉ lệ thuận với tỉ trọng nợ vay.

Nghiên cứu của R. Deesomsak, K. Paudyal và G. Pescetto (2004) về ảnh hưởng của các nhân tố tới cấu trúc vốn của một số nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã chỉ ra rằng tỉ trọng nợ của các công ty Thái Lan biến động cùng chiều với lá chắn phi thuế của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, Trần Thị Thanh Tú (2007) với bài luận án tiến sĩ về đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam cho thấy lãi vay có tác động ngược chiều đến tỉ trọng nợ dài hạn/nguồn vốn của doanh nghiệp. Ngô Thanh Hoàng (2007) với bài luận văn thạc sĩ kinh tế về giải pháp xây dựng cấu trúc vốn cho phát triển dài hạn của các công ty cổ phần thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra tác động cùng chiều của nhân tố thuế suất tới tỉ trọng nợ của doanh nghiệp.

Cơ hội tăng trưởng

Tổng hợp 4 bài nghiên cứu của Li Kai & Yue Heng & Zhao, Longkai (2009), G.Huang và F.M. Song (2006), J.J. Chen (2004), Wald (1999) chỉ ra cơ hội tăng trưởng có tương quan nghịch chiều tới đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Indrani Chakraborty (2010) với nghiên cứu về cấu trúc vốn tại thị trường chứng khoán mới nổi cũng chỉ ra cơ hội tăng trưởng có tỉ lệ nghịch chiều với tỉ trọng nợ vay.

Tại Việt Nam, Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008) với bài nghiên cứu các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chỉ ra tác động nghịch chiều của nhân tố này tới tỉ trọng nợ của doanh nghiệp.

Quy mô doanh nghiệp

Huang & Song (2002) nghiên cứu cấu trúc vốn của hơn 1000 công ty ở Trung Quốc tính đến năm 2000 cho thấy tỉ trọng nợ của các công ty biến động cùng chiều với quy mô doanh nghiệp. Tổng hợp 4 bài nghiên cứu của Li Kai & Yue Heng & Zhao, Longkai (2009), G.Huang và F.M. Song (2006), J.J. Chen (2004), Wald (1999) cũng chỉ ra tác động thuận chiều của nhân tố này tới tỉ lệ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Indrani Chakraborty (2010) với nghiên cứu về cấu trúc vốn tại thị trường chứng khoán mới nổi đã đưa ra kết luận rằng quy mô doanh nghiệp có tỉ lệ nghịch với tỉ trọng nợ vay.

Nghiên cứu của R. Deesomsak, K. Paudyal và G. Pescetto (2004) về ảnh hưởng của các nhân tố tới cấu trúc vốn của một số nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã chỉ ra rằng tỉ trọng nợ của các công ty Thái Lan biến động cùng chiều với quy mô doanh nghiệp

Tại Việt Nam, Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008) với bài nghiên cứu các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã cho thấy quy mô doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với tổng nợ vay trên tổng tài sản. Ngô Thanh Hoàng (2007) với bài luận văn thạc sĩ kinh tế về giải pháp xây dựng cấu trúc vốn cho phát triển dài hạn của các công ty cổ phần thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ ra tác động nghịch chiều của quy mô doanh nghiệp tới tỉ trọng nợ của doanh nghiệp.

Tính thanh khoản

Gurnam Singh Rasoolpur (2012) với bài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn doanh nghiệp đã chỉ ra tính thanh khoản có tác động nghịch chiều tới tỉ trọng nợ của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của R. Deesomsak, K. Paudyal và G. Pescetto (2004) về ảnh hưởng của các nhân tố tới cấu trúc vốn của một số nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã chỉ ra rằng tỉ trọng nợ của các công ty Thái Lan biến động nghịch chiều với tính thanh khoản của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008) với bài nghiên cứu các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã sử dụng số liệu của 45 công ty phi tài chính đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có giá trị thị trường lớn nhất tính đến thời điểm tháng 7 năm 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính thanh khoản tỷ lệ nghịch với tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Ngô Thanh Hoàng (2007) cũng chỉ ra tính thanh khoản tác động nghịch chiều tới tỉ trọng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

Tổng hợp các bài nghiên cứu trên về cơ cấu vốn nêu trên có thể thấy những nhân tố về khả năng sinh lời, tài sản cố định, thuế suất, cơ hội tăng trưởng, quy mô doanh nghiệp, tính thanh khoản thường được các nhà kinh tế học sử dụng trong những công trình nghiên cứu của mình. Chiều hướng tác động của các nhân tố này khác nhau tùy vào dữ liệu khác nhau của các doanh nghiệp và quốc gia khác nhau nhưng hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp và tài sản cố định hữu hình có tỉ lệ thuận với đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, các nhân tố còn lại có những ảnh hưởng và chiều hướng tác động khác nhau rõ rệt tại những quốc gia và ngành nghề khác nhau.

Qua những bài nghiên cứu của các tác giả có thể nhận thấy, các bài nghiên cứu thường nghiên cứu về tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp trên thị trường nói chung mà chưa có nhiều nghiên cứu sâu về từng ngành nghề cụ thể, nhất là ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Ngoài ra, biến phụ thuộc các tác giả sử dụng chủ yếu chỉ là tỉ trọng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp mà chưa đánh giá tác động chi tiết của các nhân tố đến tỉ trọng nợ ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp. Đây cũng chính là các khoảng trống cần nghiên cứu của các bài nghiên cứu trước đây. Do vậy, đối tượng nghiên cứu của tác giả sử dụng trong bài luận văn này là các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông cũng như việc sử dụng thêm hai biến phụ thuộc là tỉ trọng nợ ngắn hạn và tỉ trọng nợ dài hạn là những nhân tố mới mà tác giả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)