5.3.1 Hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt nam đang dần phục hồi và tăng trưởng trở lại như hiện nay, việc phát triển thị trường chứng khoán sẽ góp phần tích cực trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Trên thế giới, thị trường chứng khoán được xem như “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Đi vào hoạt động từ năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến nay vẫn được xem như còn khá non trẻ, chưa đóng một vai trò thực sự quan trọng trong nền kinh tế. Có những giai đoạn thị trường biến động rất mạnh như thời điểm tháng 3/2007, chỉ số VNIndex đạt hơn 1100 điểm sau đó tụt dốc nhanh chóng xuống 514 điểm vào ngày 31/12/2008. Thị trường chứng khoán Việt Nam còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về thông tin bất cân xứng giữa những nhà đầu tư bên ngoài và bộ máy quản lý bên trong doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tuy đã niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng thông tin công bố vẫn còn chưa đầy đủ và chính xác, các báo cáo tài chính bị “biến hóa” và không phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp vào thị trường tài chính, bất động sản,… không được công khai minh bạch tới các nhà đầu tư. Khi doanh nghiệp khó khăn, thua lỗ sẽ dẫn tới thiệt hại cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán mà nguyên nhân là do thông tin bất cân xứng khiến các nhà đầu tư không thể nắm bắt thông tin chính xác và kịp thời. Điều này về lâu dài sẽ làm mất đi niềm tin của các nhà đầu tư với thị trường chứng khoán Việt Nam, khiến dòng vốn chảy vào thị trường này sẽ sụt giảm, nhất là nguồn vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, Chính phủ cần có những quy định chặt chẽ và đồng bộ về việc công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, cần phải có những hình phạt nghiêm minh đối với những doanh nghiệp có hành vi gian lận, giả mạo thông tin, “biến hóa”
báo cáo tài chính nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các quy định, chính sách cần can thiệp một cách phù hợp và đúng thời điểm nhằm đưa thị trường chứng khoán phát triển ổn định và trở thành một kênh huy động vốn không thể thiếu đối với các doanh nghiệp
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp ngày càng diễn ra mạnh mẽ như hiện nay đặt ra một yêu cầu to lớn đối với năng lưc của những người tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên thực tế, hiểu biết của đại đa số người dân Việt Nam về đầu tư chứng khoán và thị trường chứng khoán còn rất hạn chế, việc đầu tư trên thị trường này còn mang nhiều tính cảm quan và đầu tư theo xu thế đám đông dẫn đến việc thị trường bị “làm giá” bởi một số nhóm người. Do vậy, để tăng hiệu quả đầu tư cho thị trường này, giúp nhiều người dân có thể tiếp cận được một hình thức đầu tư tiên tiến cũng như xây dựng thị trường chứng khoán trở thành một trong những kênh dẫn vốn hiệu quả, việc nâng cao năng lực những nhà đầu tư, những người tham gia thị trường là rất cần thiết. Khi những nhà đầu tư có khả năng phân tích thị trường và đưa ra những quyết định mua bán đúng đắn và hợp lý, thị trường chứng khoán sẽ khó có thể bị thao túng đồng thời quyền lợi của nhà đầu tư và doanh nghiệp cũng sẽ được đảm bảo.
5.3.2 Phát triển thị trường trái phiếu
Trong vài năm trở lại đây, thị trường trái phiếu Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2018, tổng khối lượng trái phiếu phát hành (bao gồm TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 448.247 tỷ đồng tương đương 8,1% GDP năm 2018, tăng 13,1% so với tổng khối lượng phát hành năm 2017. Trong đó, khối lượng phát hành trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp là 224 nghìn tỷ đồng, tăng 94,5% so với năm 2017. Dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm 2018 là 474,5 nghìn tỷ đồng, bằng 8,6% GDP năm 2018 và tăng 53% so với dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm 2017.
Tại Hội nghị phát triển thị trường chứng khoán năm 2019, Phó Thủ tuớng Vương Đình Huệ đặt ra một số mục tiêu cụ thể về phát triển thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu trong thời gian tới. Theo đó, mục tiêu phát triển quy mô thị trường trái phiếu đạt khoảng 47% GDP vào năm 2020, 55% GDP vào năm 2025, lên ngang hàng với một số quốc gia trong khu vực như Malaisia (42% GDP) hay Hàn Quốc (75% GDP). Để thực hiện được những mục tiêu đó, Nhà nước cần kết hợp một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, Nhà nước cần tăng cường minh bạch hóa thông tin về trái phiếu doanh nghiệp như những thông tin về đợt phát hành, tổ chức phát hành cũng như những phương án sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để có thể thực hiện được điều này, Nhà nước cần có nhiều những quy định chặt chẽ về việc công bố, công khai thông tin của doanh nghiệp đồng thời cần có một hệ thống giám sát thi hành chặt chẽ và những hình thức xử phạt nghiêm minh với những doanh nghiệp vi phạm.
Thứ hai, sự xuất hiện của những công ty đánh giá mức tín nhiệm của các doanh nghiệp trong nước là rất qua trọng trong việc định giá trái phiếu, tuy nhiên nhiều công ty đánh giá tín nhiệm trong nước thường sử dụng những phương pháp đánh giá, chuẩn đánh giá trong nước nên còn lạc hâu, chưa theo kịp với chuẩn mực của các tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế, dẫn tới sự khác biệt trong đánh giá tín nhiệm giữa các tổ chức, độ tin cậy chưa cao. Vì vậy, các cơ quan có chức năng của Nhà nước cần đưa ra những chuẩn mực đánh giá chung, phù hợp với tình hình các doanh nghiệp trong nước nhằm giúp các tổ chức tín nhiệm và người sử dụng kết quả tín nhiệm có thể đánh giá, so sánh với mức tín nhiệm của các quốc gia khác trên thế giới. Khi đó thị trường trái phiếu Việt Nam sẽ không chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước mà cả những nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, cần đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp hơn nữa như: trái phiểu chuyển đổi, các loại trái phiếu có đảm bảo bằng tải sản, trái phiếu trả lãi định kì, trái phiếu trung hạn, các sản phẩm phái sinh từ trái phiếu
Thứ tư, Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước đồng thời có những biện pháp nhằm tối thiểu hóa được rủi ro tỉ giá, ổn định nền kinh tế vĩ mô để tạo được niềm tin với các nhà đầu tư, qua đó nguồn vốn đầu tư chảy vào thị trường này sẽ được cải thiện. Hệ thống pháp lý cũng cần được củng cố và cải thiện nhằm tạo một môi trường kinh doanh công bằng giữa các doanh nghiệp, tránh tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
5.3.3 Đẩy mạnh phát triển thị trường thuê mua tài chính
Thứ nhất, Nhà nước, các hiệp hội và các công ty cho thuê tài chính cần phải có một kênh tuyên truyền, tiếp thị hiệu quả nhằm thể hiện rõ được lợi thế, ưu điểm của dịch vụ này tới các doanh nghiệp bởi không ít các doanh nghiệp còn thiếu thông tin từ chính các nhà cung cấp dịch vụ này. Bởi vậy, việc quảng bá, truyền thông cần phải rộng rãi và mạnh mẽ hơn nữa, nội dung phổ biến cần đơn giản, dễ hiểu nêu bật được ý nghĩa, lợi ích mà doanh nghiệp có được khi sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính.
Thứ hai, Nhà nước cần từng bước sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tới các hoạt động cho thuê tài chính trong Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành như việc quy định tối đa về dư nợ đối với một khách hàng trong Luật các tổ chức tín dụng và Nghị định 16/2001 của Chính phủ nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính cho nhu cầu vốn trung, dài hạn. Chỉ có như vậy mới giúp thị trường cho thuê tài chính đi vào nề nếp, các công ty tài chính và các doanh nghiệp thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và được đảm bảo về mặt pháp lý.
5.4 Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo
Bài luận văn đã cố gắng thực hiện với phạm vi và dữ liệu tối đa có thể. Tuy nhiên, vì điều kiện khách quan và chủ quan, bài luận văn còn tồn tại một số hạn chế. Trước hết, bài luận sử dụng bộ dữ liệu có kích thước mẫu là 270 quan sát của 27
doanh nghiệp trong ngành CNTT và truyền thông niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 2008 đến năm 2017. Đây là số lượng quan sát chưa cao nếu so với các nghiên cứu trước đây ở trong nước và trên thế giới, mặc dù số quan sát đã vượt số quan sát tối thiểu cần thiết tuy nhiên nhiều quan sát sẽ cho kết quả tin cậy hơn. Ngoài ra, bài luận văn mới chỉ nghiên cứu sự ảnh hưởng của 6 nhân tố chính tác động tới cơ cấu vốn doanh nghiệp mà chưa thể xem xét được một số nhân tố khác như: lạm phát, lãi suất, đặc điểm riêng của doanh nghiệp, quan điểm của nhà quản trị, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ nợ,…
Từ những hạn chế của đề tài nêu trên, tác giả xin đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo để củng cố thêm câu trả lời cho câu hỏi các nhân tố nào có ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào tới cơ cấu vốn các doanh nghiệp trong ngành CNTT và truyền thông. Trước hết, bài luận văn sẽ mở rộng cỡ mẫu quan sát mà cụ thể là tăng số lượng doanh nghiệp được chọn nghiên cứu và mở rộng số năm quan sát trong những năm tiếp theo. Thêm vào đó, đề tài sẽ lựa chọn thêm các nhân tố có ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp để phân tích nghiên cứu như: lạm phát, lãi suất, đặc điểm riêng của doanh nghiệp,… để có thể thấy được sự tác động của những yếu tố này tới cơ cấu vốn các doanh nghiệp trong ngành CNTT và truyền thông.
KẾT LUẬN
Xây dựng và duy trì được một cơ cấu vốn hợp lý với từng doanh nghiệp luôn là một trong những vấn đề hóc búa nhất đối với những nhà quản trị tài chính doanh nghiêp. Trong bài luận văn tác giả đã chỉ ra những lý thuyết về cơ cấu vốn, ưu nhược điểm khi sử dụng một cơ cấu vốn thiên về vốn chủ sở hữu hay nợ vay nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vốn tới mức tối thiểu. Dựa trên số liệu từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, bài luận văn đã khái quát được đặc điểm hoạt động, thực trạng về cơ cấu vốn các doanh nghiệp trong ngành CNTT và truyền thông và xây dựng được mô hình kinh tế lượng gồm 6 nhân tố tác động lên tỉ trọng nợ, tỉ trọng nợ ngắn hạn và tỉ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản của các doanh nghiệp. Kết quả mô hình hồi quy cho thấy nhân tố quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều tới tỉ trọng nợ trên tổng tài sản, 4 nhân tố: khả năng sinh lời, tài sản cố định hữu hình, cơ hội tăng trưởng, tính thanh khoản có tác động ngược chiều tới tỉ trọng nợ trên tổng tài sản, nhân tố thuế suất thực tế không có tác động lên tỉ trọng nợ trên tổng tài sản của các doanh nghiệp trong ngành CNTT và truyền thông. Từ thực trạng và các yếu tố có ảnh hưởng tới cơ cấu vốn các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông, tác giả đã đưa ra những kiến nghị với Nhà nước cũng như các giải pháp đối với các doanh nghiệp trong ngành góp phần giúp các doanh nghiệp đổi mới và hoàn thiện cơ cấu vốn cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời đại CNTT và truyền thông đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Bài luận văn vẫn còn một số hạn chế khi giai đoạn nghiên cứu chỉ giới hạn từ năm 2008 tới năm 2017 và chưa nghiên cứu được hết tất cả các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Tác giả hi vọng với bài nghiên cứu của mình, các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước sẽ có một cái nhìn đẩy đủ và sâu sắc hơn về cơ cấu vốn các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông từ đó thực hiện các giải pháp hiệu quả để xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
[1] Chính phủ (2015), Quyết định số 392QĐ-TTg ngày 27/3/2015 phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Hà Nội, tr2.
[2] Nguyễn Quang Dong (2008), Bài giảng kinh tế lượng, NXB Giao thông vận tải.
[3] Bạch Đức Hiển (2007), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, tr327.
[4] Ngô Thanh Hoàng (2007), Giải pháp xây dựng cấu trúc vốn cho phát triển dài hạn của các công ty cổ phần thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế TP.HCM.
[5] Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp: Lý thuyết, bài tập và bài giải, NXB Thống kê, Hà Nội.
[6] Nguyễn Minh Kiều (2012), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội, tr.580 – 585
[7] Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008), “Các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, tháng 12/2008.
[8] Trần Thị Thanh Tú (2006), Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
[9] Eugene F.Brigham & Joel F.Houston (2009), Quản trị tài chính, NXB Cengage Learning.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
[1] Ashok Kumar Panigrahi (2010), Capital Structure of Indian Corporate: Changing Trends.
[2] Aswath Damodaran (1997), Corporate Fiance - Theory and Practice.
[3] Baker, M. and Wurgler (2002), “J. Market Timing and Capital Structure”,
Journal of Finance, Vol. 57, pp. 1-32.
[4] David Whitehurst (2002), Fundamentals of corporate Finance, 6th edition, pp.576-584.
[5] Franco Modigliani and Merton H. Miller (1958), “The Cost of Capital, Corporation Finance and the Theory of Investment”, The American Economic Review, Vol.48, No.3, pp. 261-297.
[6] Guihai Huang, Frank M. Song (2006), The determinants of capital structure: Evidence from China.
[7] Gurnam Singh Rasoolpur (2012), An empirical analysis of capital structure determinants - evidence from the Indian corporation sector.
[8] Indrani Chakraborty (2010), Capital structure in an emerging stock market: The case of India.
[9] Jean J. Chen (2004), “Determinants of capital structure of Chinese-listed companies”, Journal of Business Research, Vol. 57(12), pp. 1341-1351
[10] Li Kai & Yue Heng & Zhao, Longkai (2009), “Ownership, institutions, and capital structure: Evidence from China”, Journal of Comparative Economics, Vol. 37(3).
[11] Myers, S.C. and Majluf (1984), “Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have”, Journal of Financial Economics, Vol. 13, pp. 187-221.
[12] R.Cull, L.C.Xu (2003), Journal of Development Economics, pp. 555. download by : skknchat@gmail.com
[13] R. Deesomsak, K. Paudyal & G. Pescetto (2004), “The determinants of capital structure: evidence from the Asia Pacific region”, Journal of multinational financial management, Vol 14 (4-5), pp. 387-405.
[14] Ross A.S, Westerfield, W.R and Jordan (1996), Essentials of Corporate Finance, 6th edition, pp.405.
[15] Stephen A.Ross, Randolph W.Westerfield, Bradford D. Jordan (2003),
Fundamentals of corporate finance.
[16] Samuel G.H. Huang and Frank M. Song (2002), “The determinants of Capital Structure: Evidence from China”, Social Science Research Network.
Tài liệu tham khảo trực tuyến
[1] Bộ Thông tin và truyền thông, Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018, Hà Nội, 2017 tại địa chỉ:
http://www.mic.gov.vn/Pages/TinTuc/136272/Bao-cao-tong-ket-cong-tac- nam-2017-va-phuong-huong--nhiem-vu-nam-2018-cua-Bo-Thong-tin-va-
Truyen-thong.html, truy cập ngày 29/04/2019.
[2] Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính, Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy