Nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành CNTT và truyền thông hiện nay còn chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc xây dựng một cơ cấu vốn tối ưu, cân đối, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn còn chưa cao.
Hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp được sử dụng khá hạn chế mặc dù đây là một hình thức huy động vốn dài hạn khá ổn định và chi phí hợp lý. Hình thức này còn cho phép doanh nghiệp có thể huy động một lượng vốn lớn mà không bị giới hạn và thẩm định chặt chẽ như khi vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp còn chưa gây dựng được uy tín lớn với các nhà đầu tư cũng là một rào càn không nhỏ trong hình thức huy động vốn này.
Một phương án huy động vốn hiệu quả khác mà các doanh nghiệp trong ngành CNTT và truyền thông còn chưa sử dụng rộng rãi đó là hình thức thuê mua tài chính. Hình thức huy động vốn này có thể giúp doanh nghiệp theo kịp được với sự phát triển của công nghệ, máy móc thiết bị mới trong khi không cần phải thế chấp hay kí quỹ như đi vay vốn tại ngân hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể chủ động trong việc lựa chọn nhà cung cấp với những thiết bị phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng thuê, doanh nghiệp có thể mua lại tài sản này với giá ưu đãi. Tuy có nhiều ưu điểm như vậy nhưng do hạn chế về năng lực trong quản trị cơ cấu vốn cũng như chưa có đầy đủ kiến thức về các hình thức thuê mua tài chính mà nhiều doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông chưa tận dụng được nguồn vốn tài trợ này.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CƠ CẤU VỐN CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG NIÊM YẾT
TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp định tính và phương pháp định lượng có vai trò rất lớn đối với đề tài nghiên cứu, hai phương pháp này sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng tuy nhiên hai phương pháp này lại trái ngược nhau về cách thức và phương pháp hoạt động.
Nghiên cứu định tính là những nghiên cứu đề cập nhiều hơn vào sự đa dạng, kết cấu và cảm giác từ những biểu hiện của số liệu bởi vì việc nhận định và giải thích các hiện tượng là dựa trên sự nhìn nhận và khả năng tổng hợp của nhà nghiên cứu qua quá trình phát triển của những hiện tượng.
Nghiên cứu định lượng là những nghiên cứu hướng vào việc thiết kế những quan sát định lượng các biến, phương pháp đo lường, phân tích mẫu và kiến giải mối quan hệ giữa các biến bằng các quan hệ định lượng. Việc suy diễn và giải thích các hiện tượng là dựa trên việc thu thập và phân tích những số liệu trước đó.
Đối với đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, tác giả lựa chọn phương pháp định lượng bởi mục đích của bài nghiên cứu là kiểm định các lý thuyết của các nhà nghiên cứu đi trước bằng mẫu số liệu của các doanh nghiệp trong ngành CNTT và truyền thông niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Hơn nữa, các thông tin và dữ liệu phục vụ cho bài nghiên cứu cũng rất phù hợp để xây dưng các mô hình kinh tế. Do đó, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu này là phương pháp định lượng.
3.2 Thu thập và xử lý số liệu
Số liệu trong bài luận văn được tiến hành thu thập dựa trên mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Bài luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp, được lấy từ các báo cáo tài chính được kiểm toán và công bố hàng năm của các doanh nghiệp.
Bài luận văn được thực hiện dựa trên số liệu của 27 doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 tương ứng với 270 quan sát, danh sách các doanh nghiệp được trình bày ở phụ lục I.
Các chỉ tiêu thu thập từ báo cáo tài chính các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông bao gồm: Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tài sản cố định hữu hình, tổng tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, nợ ngắn hạn, chi phí lãi vay, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế, giá vốn hàng bán, doanh thu thuần, khấu hao tài sản cố định, chi đầu tư tài sản cố định. Dựa trên các số liệu này, tác giả tính toán ra số liệu của các biến phụ thuộc và các biến độc lập theo công thức tính toán của từng biến số cụ thể. Từ đó, tác giả xây dựng được 270 quan sát để chạy mô hình thực nghiệm.
3.3 Xây dựng các biến và mô hình thực nghiệm
3.3.1 Biến phụ thuộc
Trong nhiều bài nghiên cứu trước đây về cơ cấu vốn doanh nghiệp như: Huang & Song (2002), G.Huang và F.M. Song (2006), J.J. Chen (2004) tại Trung Quốc, Ashok Kumar Panigrahi (2010), Indrani Chakraborty (2010) tại Ấn Độ hay các bài luận án Tiến sĩ tại Việt Nam như: Trần Thị Thanh Tú (2007), Ngô Thanh Hoàng (2007),… các tác giả này thường sử dụng duy nhất biến phụ thuộc là tỉ trọng nợ trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Do vậy, trong bài viết này, tác giả cũng sử dụng biến phụ thuộc là tỉ trọng nợ trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, như trong phần thực trạng cơ cấu vốn các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông đã đề cập ở chương 2, các doanh nghiệp trong ngành này sử dụng
một tỉ trọng nợ ngắn hạn rất cao trên tổng nợ (khoảng 85% đến 95%) do vậy, tác giả đã sử dụng thêm trong bài viết này hai biến phụ thuộc là tỉ trọng nợ ngắn hạn và tỉ trọng nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm làm rõ hơn những tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ trọng nợ ngắn hạn và dài hạn của các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông.
3.3.1.1 Tỉ trọng nợ
DTR = Tổng nợ Tổng nguồn vốn
Chỉ số này cho biết trên mỗi đồng vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được hình thành từ việc huy động nợ. Chỉ số này càng cao càng thể hiện doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay.
3.3.1.2 Tỉ trọng nợ ngắn hạn
SDR = Nợ ngắn hạn Tổng nguồn vốn
Chỉ số này cho biết trên mỗi đồng vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được hình thành từ việc huy động nợ ngắn hạn.
3.3.1.3 Tỉ trọng nợ dài hạn
LDR = Nợ dài hạn Tổng nguồn vốn
Chỉ số này cho biết trên mỗi đồng vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được hình thành từ việc huy động nợ dài hạn.
3.3.2 Biến độc lập
Trong những nghiên cứu về cơ cấu vốn doanh nghiệp tại một số quốc gia có nhiều đặc điểm kinh tế, chính trị tương đồng với Việt Nam như: Longkai Zhao (2009), Kai Li, Heng Yue, G.Huang và F.M. Song (2006), J.J. Chen (2004), Wald (1999) ở Trung Quốc, Ashok Kumar Panigrahi (2010), Gurnam Singh Rasoolpur (2012) ở Ấn Độ và những nghiên cứu Tiến sĩ tại Việt Nam như: Trần Thị Thanh Tú (2007), Ngô Thanh Hoàng (2007),… tác giả nhận thấy những biến số về khả năng
sinh lời, quy mô doanh nghiệp, tài sản cố định hữu hình, thuế suất thực tế, cơ hội tăng trưởng thường xuyên được các nhà nghiên cứu sử dụng trong các mô hình thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn, do đó tác giả đã sử dụng 5 biến này vào mô hình hồi quy. Ngoài ra, ngành CNTT và truyền thông là ngành có đặc điểm là tốc độ tăng trưởng nhanh, sản phẩm nhanh lỗi thời, cần sử dụng vốn lưu động khá lớn nên tác giả chọn thêm biến là tính thanh khoản trong mô hình. Sáu biến độc lập tác giả sử dụng trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới ngành CNTT và truyền thông chi tiết thể như sau:
3.3.2.1 Khả năng sinh lời
Chỉ tiêu này được đo lường bằng tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản. Theo lý luận của lý thuyết đánh đổi thì doanh nghiệp càng có lợi nhuận cao thì càng có khả năng đi vay nhiều hơn vì được lợi từ tấm lá chắn thuế đối với nợ, từ đó làm tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS và đem lại lợi nhuận lớn hơn cho các cổ đông. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ it sử dụng nợ nếu hiệu quả kinh doanh thấp. Tuy vậy, theo lý thuyết trật tự phân hạng, khi doanh nghiệp có khả năng sinh lời càng cao, tức nguồn tài chính trong nội bộ doanh nghiệp sẽ cao hơn thì doanh nghiệp lại ưa thích sử dụng nguồn vốn nội bộ hơn là việc sử dụng nợ. Như vậy, biến số khả năng sinh lời có thể tác động thuận chiều hoặc ngược chiều tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Biến số cho khả năng sinh lời là PROF được đo lường bởi:
PROF = Lợi nhuân trước thuế và lãi vay (EBIT) Tổng tài sản (Total assets)
3.3.2.2 Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình được coi là một trong những nhân tố quan trọng tác động tới cơ cấu vốn doanh nghiệp bởi nó đóng vai trò là một dạng tài sản đảm bảo của doanh nghiệp với các chủ nợ khi vay vốn. Do chủ nợ không thể tính toán hết được rủi ro trong những dự án của doanh nghiệp nên luôn cần tài sản đảm bảo từ phía doanh nghiệp. Do vậy, những doanh nghiệp có tỉ lệ tài sản cố định hữu hình cao sẽ dễ dàng đi vay nợ hơn, nhất là khi tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng tăng
cao như hiện nay, tài sản thế chấp càng đóng một vai trò quyết định đối với khả năng vay nợ của doanh nghiệp.
Biến số tài sản cố định hữu hình TANG được đo lường bởi:
TANG = Tài sản cố định hữu hình (Fixed assets) Tổng tài sản (Total assets)
3.3.2.3 Thuế suất thực tế
Các doanh nghiệp có mức thuế thực phải nộp cao thường có xu hướng sử dụng nhiều nguồn vốn từ vay nợ hơn để tận dụng triệt để được lá chắn thuế. Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều nợ đôi khi sẽ dẫn tới việc chi phí lãi vay quá cao và tăng chi phí kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp.
Biến số thuế suất thực tế được đo lường bằng tỉ lệ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên lợi nhuận trước thuế (EBT).
TAX = Thuế phải nộp (Tax) EBT
3.3.2.4 Cơ hội tăng trưởng
Cơ hội tăng trưởng ở đây được hiểu là sự tăng trưởng của tổng tài sản của doanh nghiệp của năm sau so với năm trước. Theo lý thuyết đánh đổi, cơ hội tăng trưởng tăng sẽ làm cho nguồn vốn của doanh nghiệp dịch chuyển dần sang việc sử dụng nợ vì họ cần giảm vấn đề người đại diện. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ như lợi nhuận giữ lại trước khi sử dụng tới nguồn vốn bên ngoài bởi lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các cổ đông. Nói cách khác, doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng càng cao thì càng sử dụng ít nợ và nhiều vốn chủ sở hữu.
Cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp được đo lường bởi:
GROWTH = Chi cho đầu tư tài sản cố định Tổng tài sản
3.3.2.5 Quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp lớn chứng tỏ doanh nghiệp có độ rủi ro cũng như chi phí phá sản thấp nên khả năng vay nợ sẽ cao hơn. Theo lý thuyết đánh đổi (TOT) thì quy mô của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với nợ vay do các doanh nghiệp lớn thường có sản phẩm kinh doanh đa dạng, rủi ro vỡ nợ thấp hơn so với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Do đó, các doanh nghiệp lớn sẽ sử dụng nợ vay nhiều hơn nhằm tận dụng được lợi ích từ lá chắn thuế. Mặt khác, doanh nghiệp quy mô lớn có thông tin công khai, minh bạch hơn, ít xảy ra tình trạng thông tin bất cân xứng hơn các doanh nghiệp nhỏ. Điều này theo thuyết trật tự phân hạng thì các doanh nghiệp này sẽ ưu tiên sử dụng vốn chủ sở hữu hơn là sử dụng nợ.
Biến số quy mô doanh nghiệp được tỉnh bởi: SIZE = Doanh thu thuần
3.3.2.6 Tính thanh khoản
Hệ số thanh khoản có thể được hiểu là khả năng chuyển thành tiền và không bị hao hụt nhiều về giá trị của tài sản nhằm trả cho các khoản nợ và nghĩa vụ ngắn hạn. Để làm được việc này, doanh nghiệp cần phải sở hữu các tài sản có tính thanh khoản cao, đó là tiền mặt và tương đương tiền đảm bảo có thể được mua bán trên thị trường nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến giá cả, tức là giá giao dịch không bị chênh lệch quá nhiều so với giá gốc.
Nếu một doanh nghiệp có hệ số thanh khoản thấp, hay nói cách khác là khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn thấp, doanh nghiệp sẽ bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả và chi phí phá sản sẽ cao. Như vậy, theo lý thuyết đánh đổi, doanh nghiệp có hệ số thanh khoản càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt, chi phí phá sản cũng như chi phí kiệt quệ tài chính thấp, doanh nghiệp đó sẽ sử dụng một tỉ trọng nợ lớn hơn. Hay nói cách khác, tính thanh khoản có tác động thuận chiều lên đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có nhiều tài sản có tính thanh khoản cao, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng những tài sản đó cho việc tái đầu tư trước khi cần
đến sự hỗ trợ của nguồn vốn tài trợ bên ngoài. Do vậy, tính thanh khoản cũng có thể tác động tỉ lệ nghịch lên đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Hệ số thanh khoản của doanh nghiệp được đo lường bởi
LIQ = Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
3.3.3 Chọn mô hình
Dựa vào những lý thuyết về cơ cấu vốn đã nêu ở chương trước, kết hợp với một số kết quả nghiên cứu về cơ cấu vốn trước đây, người viết sử dụng mô hình hồi quy đa biến sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất OLS nhằm kiểm nghiệm các nhân tố có ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Mô hình xây dựng cơ cấu vốn doanh nghiệp có dạng tổng quát như sau:
Y = 𝜷𝟎 + 𝜷𝟏.PROF + 𝜷𝟐.TANG + 𝜷𝟑.TAX + 𝜷𝟒.GROWTH + 𝜷𝟓.LNSIZE +
𝜷𝟔.LNLIQ + C trong đó:
Y: Tỉ trọng nợ, tỉ trọng nợ ngắn hạn, tỉ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản PROF: Khả năng sinh lời
TANG: Tài sản cố định hữu hình TAX: Thuế suất thực tế
GROWTH: Cơ hội tăng trưởng LNSIZE: Quy mô doanh nghiệp LNLIQ: Tính thanh khoản
𝜷𝟏, 𝜷𝟐, 𝜷𝟑, 𝜷𝟒, 𝜷𝟓, 𝜷𝟔: Các tham số của mô hình
𝜷𝟎: Hằng số (thể hiện tác động của các nhân tố khác) C: Thành phần ngẫu nhiên hay sai số của mô hình
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CƠ CẤU VỐN CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CNTT VÀ TRUYỀN THÔNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
4.1 Tổng quan dữ liệu nghiên cứu
4.1.1 Mô tả dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp từ thông tin trên báo cáo tài chính theo năm của 27 doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông niêm yết trên 2 sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HoSE) trong 10 năm từ năm 2008 đến năm 2017. Như vậy bộ dữ liệu có tổng cộng 270 quan sát.
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy Biến Số quan
sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất PROF 270 0,0797 0,0969 -0,2553 0,5784 TANG 270 0,0913 0,0972 0 0,4720 TAX 270 0,1638 0,1451 -0,7801 0,9871 SIZE 270 1721491 5649210 51 4.27e+07 GROWTH 270 0,0348 0,0525 0 0,3602 LIQ 270 2,7589 4,8577 0,4013 55,1917 LNSIZE 270 12,4165 2,0093 3,9318 17,5687 LNLIQ 270 0,6506 0,6576 -0,9131 4,0108 DTR 270 0,4714 0,2072 0,0056 0,8626