Mô tả dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 64 - 66)

Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp từ thông tin trên báo cáo tài chính theo năm của 27 doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông niêm yết trên 2 sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HoSE) trong 10 năm từ năm 2008 đến năm 2017. Như vậy bộ dữ liệu có tổng cộng 270 quan sát.

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy Biến Số quan

sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất PROF 270 0,0797 0,0969 -0,2553 0,5784 TANG 270 0,0913 0,0972 0 0,4720 TAX 270 0,1638 0,1451 -0,7801 0,9871 SIZE 270 1721491 5649210 51 4.27e+07 GROWTH 270 0,0348 0,0525 0 0,3602 LIQ 270 2,7589 4,8577 0,4013 55,1917 LNSIZE 270 12,4165 2,0093 3,9318 17,5687 LNLIQ 270 0,6506 0,6576 -0,9131 4,0108 DTR 270 0,4714 0,2072 0,0056 0,8626 SDR 270 0,4266 0,2025 0,0056 0,8626 LDR 270 0,0448 0,0873 0 0,5375

(Nguồn: Kết quả từ chương trình Stata 13 trên số liệu thu thập và tính toán) download by : skknchat@gmail.com

Hệ số trung bình tổng nợ trên tổng tài sản (DTR) của các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông là 0,4714 nghĩa là nợ và vốn chủ sở hữu đều chiếm khoảng một nửa nguồn vốn của doanh nghiệp. Tuy vậy có sự khác biệt đáng kể giữa các doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ nhất lên tới 86,26% còn doanh nghiệp sử dụng ít nợ nhất thì chỉ có 0,56%.

Hệ số trung bình của tỉ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDR) là 0,43 tuy nhiên cũng có sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp với tỉ lệ cao nhất là 86,26% và thấp nhất là 0,56%, độ lệch chuẩn của mẫu là 0,2025.

Hệ số trung bình của tỉ trọng nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDR) là 0,04, độ lệch chuẩn của mẫu là 0,0873, hệ số này cũng có sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp với tỉ lệ cao nhất là 53,75% và thấp nhất là 0%.

Biến số khả năng sinh lời (PROF) có độ biến động trong khoảng từ -25,53% đến 57,84% với giá trị trung bình là 7,97% và độ lệch chuẩn là 0,0969. Biến số này của các doanh nghiệp trải trong khoảng tương đối rộng cho thấy có sự chênh lệch và khác biệt đáng kể về lợi nhuận, khả năng sinh lời giữa các doanh nghiệp trong ngành CNTT và truyền thông trong các năm.

Biến số tỉ lệ tài sản cố định hữu hình (TANG) có giá trị trung bình là 9,13% với tỉ lệ cao nhất là 47,20% và thấp nhất là 0%, độ lệch chuẩn là 0,0972.

Biến số thuế suất thực tế (TAX) có giá trị trung bình là 16,37%, con số này thấp hơn so với mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 20%-22%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông được hưởng khá nhiều ưu đãi về thuế của Chính phủ.

Biến số quy mô doanh nghiệp (SIZE) có giá trị trung bình là 1.721.491, độ lệch chuẩn là 5.649.210 và có biến động trong khoảng giá trị từ 51 tới 42.658.611. Tác giả đã sử dụng logarit tự nhiên của doanh thu thuần để làm phẳng dữ liệu nhằm tránh sự chênh lệch quá lớn trong quy mô doanh thu thuần của các doanh nghiệp lớn so với các doanh nghiệp nhỏ trong ngành.

Biến số cơ hội tăng trưởng (GROWTH) có giá trị trung bình là 3,48%, độ lệch chuẩn là 0,0525 và có biến động trong khoảng giá trị từ 0% tới 36,02% cho thấy đa phần các doanh nghiệp trong ngành CNTT và truyền thông còn chưa thực sự chú trọng vào việc đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng sản xuất trong giai đoạn này.

Biến số tính thanh khoản (LIQ) có giá trị trung bình là 2,75, độ lệch chuẩn là 4,8577 và có biến động trong khoảng giá trị từ 0,40 tới 55,19 cho thấy các doanh nghiệp trong ngành CNTT và truyền thông có tình hình tài chính khá tốt khi mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo trung bình bởi 2,75 đồng tài sản ngắn hạn. Biến số này cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các doanh nghiệp trong ngành qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn các doanh nghiệp ngành CNTT và truyền thông niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)