Cơ cấu pháp luật điều chỉnh về bồi thường,hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai từ thực tiễn thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 25 - 29)

đỡ người dân bi ̣thu hồi đất nông nghiệp ổn định đời sống, sản xuất và phát triển thông qua một số hoạt động như giúp người dân học và tiếp cận với nghề mới, bố trí, tìm kiếm việc làm phù hợp cho từng đối tượng khác nhau....

Đặc điểm pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp: - Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình Nhà nước tiến hành hỗ trợ cho người dân khi thu hồi đất nông nghiệp.

- Pháp luật về hỗ trợ hiện hành căn cứ từ những thiệt hại phi vật chất từ việc thu hồi đất trong tương lai mà các hộ gia đình, cá nhân phải đối mặt và cũng xuất phát từ những yêu cầu cần phải ổn định đời sống, kinh tế của người bị thu hồi đất nông nghiệp.

Theo lý luận pháp luật nói chung, thì pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Đây là một nội dụng quan trọng trong pháp luật đất đai, và có ý nghĩa quan trọng trong thực tế về thu hồi đất ở nước ta hiện nay.

Trên đây là những vấn đề mang tính lý luận của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp để có thể đi sâu, đanh giá những quy định trên.

1.2.2. Cơ cấu pháp luật điều chỉnh về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp hồi đất nơng nghiệp

Thứ nhất, nhóm quy phạm quy định về nguyên tắc và điều kiện bồi

thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân Ngun tắc là phương hướng chủ đạo, là những định hướng để các chủ thể tham gia bất kỳ một quan hệ nào đó phải tuân theo. Nguyên tắc bồi

thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là phương hướng chủ đạo để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng, cũng như các chủ thể có đất bị thu hồi, cùng các chủ thể đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải thực hiện, tuân thủ; tôn trọng các nguyên tắc đã đặt ra và không được làm trái, làm khác. Thu hồi đất là lĩnh vực nhạy cảm, có tác động tới đời sống của người dân, nếu không nhận được sự đồng thuận của người dân thì sẽ dẫn tới sự bất ổn định về chính trị, xã hội; vì vậy, nguyên tắc được đặt ra buộc quá trình tổ chức thực thi trong công tác thu hồi đất nói chung và bồi thừơng, hỗ trợ khi thu hồi đất nơng nghiệp nói riêng trước hết địi hỏi từ phía Nhà nước phải quan tâm, chú trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi, giúp họ phải tạo lập ổn định được cuộc sống, việc làm và tâm lý yên tâm sau thu hồi đất. Mặt khác, việc tổ chức bồi thường, tái định cư phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, dân chủ, cơng khai để đảm bảo tính khách quan, để dân tham gia kiểm tra công việc của Nhà nước.

Chủ thể sử dụng đất có nguồn gốc vơ cùng phong phú và đa dạng; về nguyên tắc, khi Nhà nước thu hồi đất của những người đang sử dụng đất cho các mục đích của Nhà nước mà gây thiệt hại về vật chất cho người sử dụng đất thì trách nhiệm của Nhà nước phải bồi thường, hỗ trợ. Tuy nhiên, cơ sở để hình thành quyền sử dụng đất đối với người có đất bị thu hồi là hết sức đa dạng, phong phú. Có chủ thể được Nhà nước giao, cho thuê, có chủ thể được Nhà nước cơng nhận quyền sử dụng đất; có chủ thể sử dụng đất nơng nghiệp, có chủ thể sử dụng đất phi nơng nghiệp; có chủ thể sử dụng chỉ thuần túy là đất, có chủ thể sử dụng bao gồm cả tài sản gắn liền với đất; có chủ thể sử dụng đất hợp pháp, hợp lệ, có chủ thể sử dụng đất bất hợp pháp. Vì vâỵ, khi thu hồi đất, không phải ai cũng được bồi thường, hỗ trợ theo kiểu cào bằng “cứ bị Nhà nước thu hồi là được bồi thường” mà việc xem xét để được bồi

thường, hỗ trợ hay khơng, ở mức nào thì sự cần thiết phải quy định các điều kiện cụ thể để trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền xét và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ phù hợp, công bằng, khách quan và chính xác. Điều kiện đặt ra khi bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp cũng nhằm xóa bỏ tình trạng gian lận khi thực hiện thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng.

Thứ hai, nhóm quy phạm quy định về nội dung bồi thường, hỗ trợ đối

với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Nội dung bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề quan tâm bậc nhất của người có đất bị thu hồi trong tồn bộ chế định có liên quan tới thu hồi đất và giải phóng mặt bằng, bởi nội dung này thể hiện trực tiếp nhất, cho người có đất bị thu hồi biết họ sẽ được Nhà nước bù đắp về những thiệt hại vật chất bằng phương thức nào, mức bù đắp về vật chất và tinh thần đó có giúp họ tái lập được cuộc sống mới ổn định và hợp lý hay khơng, có thực sự hài hịa lợi ích và hướng tới bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất khơng. Theo đó, nội dung bồi thường, hỗ trợ sẽ thể hiện phương thức bồi thường nào được áp dụng: bằng đất hay bằng tiền, chính sách hỗ trợ nào được thực thi, có hay khơng sự “tự nguyện” hỗ trợ của nhà đầu tư cùng với nhà nước đối với người có đất bị thu hồi. Và quan trọng hơn, mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể là bao nhiêu; Phương thức chi trả bồi thường, hỗ trợ thực hiện cụ thể ra sao; Có hay khơng quyền được lựa chọn của người có đất bị thu hồi đối các phương thức bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước đặt ra... Tất cả các nội dung này đều được thể hiện rõ phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ ba, nhóm quy phạm quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp

pháp luật về bồi thường và giải phóng mặt bằng cũng như các chủ thể có đất bị thu hồi phải tuân thủ các bước và quy trình mà pháp luật quy định để đảm bảo các quy định được thực hiện đúng và đầy đủ, hướng tới công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện trong một trật tự ổn định, hợp pháp nhằm tăng cường tính pháp chế trong lĩnh vực này.

Trong nhóm quy phạm này quy định về: Lập, bổ sung, thẩm định, thực hiện phương án bồi thường, cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp.

Thứ tư, nhóm quy phạm quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải

quyết tranh chấp liên quan đến bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

Khiếu nại, tố cáo về quyết định hành chính, hành vi hành vi hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình khi người khiếu nại cho rằng, quyết định và hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm tới quyền lợi hợp pháp của họ. Theo quy định trong Hiến pháp năm 2013 thì đây là quyền cơ bản của công dân.

Thu hồi đất có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi nên quyền khiếu nại, tố cáo để thể hiện sự khơng đồng tình, bất bình trước các quyết định của Nhà nước được tận dụng tối đa nhằm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định trước đó để thay thế bằng một quyết định khác trên cơ sở yêu cầu, đề nghị của họ. Vì vậy, đây là quyền được đại đa số người có đất bị thu hồi tận dụng tối đa quyền này để nhằm bảo vệ cho mình khi Nhà nước thu hồi đất. Thực tế cho thấy, dù khiếu nại, tố cáo của người có đất bị thu hồi đúng hay khơng, có cơ sở hay khơng có cơ sở thì khiếu nại, tố cáo của người bị thu hồi đất đều phải được xem xét trả lời hoặc giải quyết. Nếu xem nhẹ thì trong nhiều trường hợp vụ việc sẽ làm sâu hơn về sự mâu thuẫn, bất đồng, theo đó, gây nên sự bất ổn về xã

hội, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai từ thực tiễn thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)