Bên cạnh việc bồi thường đối với đất và tài sản thì nhằm giải quyết những khó khăn của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp gặp phải về sinh
hoạt, sản xuất, Nhà nước cịn có những chính sách hỗ trợ thỏa đáng. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: (1) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; (2) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp[16, Điều 80]. Khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp ngồi việc được bồi thường bằng tiền cịn được hỗ trợ chuyển đổi nghề, đào tạo nghề mới, tìm kiếm việc làm. Người được hỗ trợ có nhu cầu được đào tạo nghề thì sẽ được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.
2.1.4.1. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất.
Để được nhà nước hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất thì các đối tượng này phải thỏa mãn các điều kiện:
- Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất thuộc đối tượng quy định của Luật đã đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất vào mục đích nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản do nhận giao khốn đất (khơng bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phịng hộ) của các nơng trường, lâm trường quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 thì phải có hợp đồng giao khoán sử dụng đất.
Quy định pháp luật về hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013 và được cụ thể hóa
tại Điều 19, nghị định 47/2014/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư số 37/2014/TT- BTNMT; theo đó, tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định 47/2014 có quy định sau:
“3. Việc hỗ trợ ổn định đời sống cho các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định sau:
a) Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nơng nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.
b) Diện tích đất thu hồi quy định tại Điểm a Khoản này được xác định theo từng quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
c) Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.”
So với trước đây, các quy định về hỗ trợ để ổn định đời sống và sản xuất đã được tăng lên đáng kể và có sự phân biệt về diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi. Có thể thấy rằng, diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi càng nhiều thì đời sống sản xuất của hộ gia đình, cá nhân càng bị ảnh hưởng. Do đó, việc chia ra 2 mức hộ trợ đối với hộ gia đình cá nhân bị thu hồi từ 30% - 70% và trên 70% diện tích đất nơng nghiệp đang được sử dụng đã khắc phục sự bất bình đẳng trong việc hưởng mức hỗ trợ. Bên cạnh đó, đối với người đang sử dụng đất nơng nghiệp từ 30% diện tích đất trở lên, thời gian hưởng hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định này cũng tăng lên gấp đơi. Ngồi ra, pháp luật cịn có quy định về mức chi trả cụ thể đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất. Mặc dù vậy, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về phương thức khoản hỗ trợ này. Chính vì thế dẫn đến việc áp dụng tùy tiện và không đồng nhất giữa các địa phương. Có địa phương áp dụng việc chi trả một lần, như
vậy sẽ không mang lại hiệu quả trong công tác hỗ trợ và làm mất đi mục đích ban đầu của việc hỗ trợ là ổn định đời sống và sản xuất.
2.1.4.2. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp
Trước tình trạng, nơng dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp trở lên thất nghiệp đang ngày càng phổ biến. Do đó, nhà nước ngày càng quan tâm đến chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm mới cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất.
Về đối tượng được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc, Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các Điểm
a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp mà được bồi thường bằng tiền thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nơng nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm”. Như vậy
đối tượng được hỗ trợ, đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cũng chính là những đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất nhưng do họ không được bồi thường về đất nông nghiệp, theo cách diễn giải của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014
là “được bồi thường bằng tiền với diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi”,
không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp nên cần thiết phải có những hỗ trợ để họ có thể tiếp tục lao động, tìm kiếm thu nhập ni sống gia đình. Thể hiện rõ mục đích ý nghĩa của chính sách hỗ trợ kết hợp với việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, pháp luật cũng giới hạn trường hợp: Cán bộ, công chức, viên
chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) không thuộc đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất nhưng không được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, không được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT, khoản 1 Điều 16)[2]. Điều này là hồn tồn phù hợp vì những đối tượng trên không sống phụ thuộc vào việc sản xuất nông nghiệp, ngồi sản xuất nơng nghiệp họ cịn có những khoản thu nhập khác để phục vụ cuộc sống đồng thời đây cũng không phải là các đối tượng trong quy hoạch chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của Nhà nước.
Với cơ chế linh hoạt của Nhà nước trong việc thay đổi phương thức bồi thường, hỗ trợ để bảo đảm cho người dân cũng như các địa phương lựa chọn phương thức có lợi nhất phù hợp với điều kiện tại địa phương, việc hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm được quy định như sau:
Thứ nhất, mở rộng hơn quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và
tạo việc làm cho hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất.
Khoản 1 Điều 20 Nghị định 47/20014/NĐ- CP có quy định về mức độ hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp như sau:
“a, Hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ khơng vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương;
b, Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương.”
Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ quy định một hình thức hỗ trợ duy nhất là hỗ trợ bằng tiền. Mức tiền được quy định là “không quá 05 lần giá đất
nơng nghiệp cùng loại”, ngồi ra, mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định. Quy định này, giúp cho các địa phương có thể thực hiện một cách linh hoạt việc bồi thường tùy vào từng điều kiện. Tuy nhiên, quy định có phạm vi quá rộng khi chỉ quy định mức hỗ trợ tối đa. Trong khi đó, Chính phủ lại giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể nên thực tế hướng dẫn ở các địa phương là rất khác nhau điều này dẫn đến một thực trạng là mức hỗ trợ ở các dự án ở các tỉnh giáp ranh là rất khác nhau, dẫn đến việc so bì, khiếu nại.
Thứ hai, chú trọng việc đào tạo nghề cho hộ gia đình, cá nhân bị thu
hồi đất.
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tao việc làm cho nông dân không thể không quan tâm đến việc đào tạo nghề mới cho họ. Khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định 47/2014/NĐ-CP có quy định: Chính phủ quyết định cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người thu hồi đất nơng nghiệp; trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân chỉ đạo việc lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người trong độ tuổi lao động tại địa phương.
Với quy định trước đây, mức hỗ trợ học nghế rất hạn chế. Không những thế, khơng ít chính quyền địa phương và chủ dự án sử dụng đất thoái thác trách nhiệm đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất. Trong quy định của pháp luật hiện hành, có quy định rõ thẩm quyền trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện phương án đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất. Ngồi ra, trong quy định cịn xác định rõ: “Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.” Đây là quy định hoàn toàn hợp lý để đảm bảo
dân bị thu hồi đất không chỉ ổn định về nơi ở mà còn ổn định cả về mặt sản xuất lao động khi chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, việc thực thi quy định trên trên thực tế cịn khơng nhiều. Ngồi ra, một trong những điểm đáng chú ý của quy định của pháp luật về vấn đề trên đó là: “Phương án đào tạo, chuyển
đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm phải lấy ý kiến của người thu hồi đất.”
Điều này giúp cho phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp có tính khả thi cao hơn, tránh trường hợp có phương án nhưng người được hưởng lại không biết hoặc không cảm thấy phù hợp. Việc lấy ý kiến của người bị thu hồi đất nông nghiệp được thực hiện đồng thời với việc lập phương án hỗ trợ.