Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
Thứ nhất, các cấp chính quyền địa phương trong tồn tỉnh Lai Châu cần
đẩy mạnh việc cơng khai hóa, minh bạch hóa q trình thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
Việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp diễn ra không công khai, rõ ràng, minh bạch dẫn đến việc trong quá trình thu hồi đất người dân vẫn cịn có thái độ bất bình, khơng đồng ý đối với phương án bồi thường, hỗ trợ đã đưa ra. Từ đó việc cán bộ thực thi việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp đã gây nên những nghi ngờ trong nhân dân về sự không cơng tâm trong cơng tác thực hiện. Vì vậy, trình tự cưỡng chế thu hồi đất phải đảm bảo quyền lợi của người có đất thu hồi; đảm bảo công khai, minh bạch và dân chủ; thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối thoại, tăng cường sự tham gia trực tiếp của nhân dân và giải trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người dân chưa đồng thuận trong việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Đồng thời, thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến và công khai phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhằm phát huy dân chủ, công khai minh bạch, tăng cường sự giám sát của các cơ quan, tổ chức và quần chúng nhân dân trong việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp, cũng như các vấn đề phát sinh trong quá trình thu hồi đất.
Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thực hiện rà soát kỹ về hiện trạng sử dụng đất tránh tình trạng người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, tiến hành đo đạc diện tích đất đai đồng bộ; nghiêm túc thực hiện cải cách thủ tục hành chính về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để giảm thời gian chờ đợi của người dân. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử để phục vụ cho việc quản lý thuận tiện, thống nhất với hồ sơ địa chính tại thành phố Lai Châu nói riêng và trong tồn tỉnh Lai Châu nói chung.
Thứ ba, tỉnh Lai Châu nói chung và UBND thành phố Lai Châu nói
riêng cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai nói chung cũng như pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp cho người dân.
Khơng thể phủ nhận rằng có khơng ít khiếu nại vơ lý, thiếu căn cứ, đặc biệt do người dân không nắm được pháp luật lại bị các phần tử xấu lôi kéo, xúi giục không chấp hành quyết định thu hồi đất của chính quyền, đi khiếu nại vượt cấp, gây bất an dư luận. Tại nhiều dự án, một số người dân đã ngăn cản
cán bộ đến đo đạc, kiểm đếm vì khơng hiểu biết quy trình tiến hành GPMB, nhận tiền hỗ trợ GPMB nhưng vẫn không chịu bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, dẫn đến phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.
Để khắc phục tình trạng này, đặc biệt Lai Châu là tỉnh miền núi với dân tộc thiểu số chiếm đa số, trình độ dân trí của họ còn thấp và chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nên trước tiên phải thay đổi nhận thức của họ thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp Luật về đất đai nói chung, về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ đất nơng nghiệp nói riêng. Hệ thống pháp luật về đất đai khá đa dạng và phức tạp, phần lớn các quy định liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được nằm rải rác tại nhiều văn bản từ Trung ương đến địa phương, để người dân có thể nắm bắt được quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ pháp luật đất đai thì cơng tác tun truyền địi hỏi sự khéo léo, đa dạng hóa về mặt hình thức, linh hoạt về nội dung phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận. Đặc biệt, trước khi tiến hành thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng chủ đầu tư cần phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện tuyên truyền, vận động giúp người dân nhận thức, ủng hộ các chủ trương thu hồi đất của Nhà nước, từ đó dễ dàng đồng ý, chấp nhận các phương án bồi thường, hỗ trợ khi có đất nơng nghiệp bị thu hồi.
Mặt khác phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của UBND cấp trên, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đối với quá trình thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp Luật Đất đai nói chung cũng như pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của UBND các cấp để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm và xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật một cách qua loa hình thức.
Kết luận Chương 3
Thông qua các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn thi hành các quy định này tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu đã cho thấy được việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phải căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đất đai, gắn với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai.
Để thực hiện tốt những quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và bảo đảm quyền lợi của người dân thì Nhà nước và người làm cơng tác xây dựng pháp luật phải hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp, địi hỏi phải có một q trình. Bên cạnh việc nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp thì việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan thực thi pháp luật cũng là điều rất cần thiết. Vì vậy, pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tại Chương này, trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lau Châu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp nói chung và các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Các định hướng và giải pháp đưa ra đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn thành phố.
KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, thì bản thân việc thu hồi đất nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng là cần thiết đối với quốc gia nhưng lại tác động rất lớn đến người bị thu hồi đất. Vì thế, phải có những chính sách và quy định pháp luật cụ thể về bồi thường, hỗ trợ cho những thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp gây ra những thiệt hại cho người sử dụng đất. Nhà nước cũng cần phải điều tiết, giải quyết hài hịa lợi ích giữa người bị thu hồi đất, Nhà nước và chủ đầu tư (doanh nghiệp). Từ đó, sẽ tạo động lực cho sự phát triển của xã hội nếu giải quyết tốt lợi ích kinh tế giữa ba chủ thể này; và ngược lại, nếu không làm tốt sẽ là nguyên nhân của những đối kháng và mâu thuẫn xã hội.
Với mục đích nghiên cứu ban đầu, Chương 1 của luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung và pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, Chương 2 của luận văn tìm hiểu nội dung pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đi sâu phân tích thực trạng những quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo pháp luật đất đai trên địa bàn thành phố Lai Châu; thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với người dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu (từ năm 2015 đến năm 2019); chỉ rõ những tích cực, khó khăn, vướng mắc và ngun nhân trong trong việc thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Lai Châu.
Từ những phân tích, đánh giá qua việc thi hành các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ thực tiễn
tại thành phố Lai Châu, Chương 3 đã nêu ra quan điểm và đưa ra những định hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Qua nghiên cứu đề tài: “Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp theo pháp luật đất đai từ thực tiễn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu”, tác giả xin phép đưa ra một số kết luận sau:
1. Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh; lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế chung của đất nước không do lỗi của người sử dụng đất gây ra mà xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan của xã hội.
2. Những hậu quả năng nề đã gây ra cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là một điều khơng thể phủ nhận. Do đó, để khắc phục hậu quả, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất nơng nghiệp, thì trong những quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam không chỉ đề cập đến việc bồi thường về diện tích đất thực tế bị thu hồi, về thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi; ngồi ra cịn có các quy định về hỗ trợ hỗ trợ việc đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ đời sống gặp khó khăn cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị mất đất sản xuất.
3. Để tạo hành lang pháp lý cho công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất (trong đó có bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp), Quốc hội cũng đã cho ra đời Luật đất đai năm 1993, 2003 và mới nhất tại thời điểm hiện tại đang áp dụng là Luật đất đai năm 2013 cùng nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành việc bồi thường, hỗ trợ.