Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp qua thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Lai Châu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai từ thực tiễn thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 73 - 76)

đất nông nghiệp qua thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi và bồi

thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

Trình tự thu hồi đất được quy định trong Quyết định số 33/2014/QĐ- UBND hiện áp dụng chung cho tất cả các loại dự án, theo một trình tự thủ tục thu hồi đất theo các mốc thời gian giống nhau, chưa có trình tự rút gọn đối với các dự án đặc thù. Tuy nhiên, đối với những dự án lớn hoặc nhỏ sức ảnh hưởng về số dân là khác nhau nên cần đẩy nhanh tiến độ dự án hoặc có mức vốn khác nhau giữa các dự án nên cần tạo sự khác biệt để giúp giảm chi phí, rút ngắn thời gian nhưng vẫn đảm bảo lợi ích của người dân bị thu hồi đất. Với những dự án mà toàn thể người dân bị ảnh hưởng do thu hồi đất đều nhất trí với dự thảo phương án bồi thường đã được niêm yết cơng khai thì có thể rút ngắn thời gian chuyển sang giai đoạn tiếp theo chứ không nhất thiết phải chờ đến khi hết thời gian cơng khai theo quy định (ít nhất 20 ngày).

Thứ hai, cần có cơ chế tạo điều kiện xác định giá đất bồi thường, hỗ trợ

khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

Đất nơng nghiệp là tư liệu sản xuất chính của người dân, đặc biệt là dân tộc thiểu số trên tồn tỉnh, khi thu hồi đất nơng nghiệp, mức giá đất dùng làm

cơ sở để chi trả bồi thường, hỗ trợ thấp, sự chênh lệch giữa các địa phương, chênh lệch giá đất do Nhà nước bồi thường và do doanh nghiệp thỏa thuận đến việc người dân không đồng ý giao mặt bằng đất dẫn đến nhiều trường hợp phải cưỡng chế. Do đó, việc định giá đất bồi thường, hỗ trợ phải dựa trên sự tôn trọng các nguyên tắc khách quan của thị trường, quan tâm xây dựng các quy định và điều chỉnh linh hoạt giá đất, bảo đảm phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng để phù hợp với địa phương. Ví dụ khi bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thì áp dụng theo giá thị trường để đền bù cho người bị thu hồi đất sẽ tạo được sự đồng thuận của người sử dụng đất.

Thứ ba, hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố

cáo về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Pháp luật cần quy định quyền khiếu nại, tố cáo của người dân được thực hiện ở tất cả các cơng đoạn của q trình thu hồi đất, đồng thời cũng cần quy định việc giải quyết khiếu nại ở giai đoạn nào thì phải được giải quyết dứt điểm ngay ở giai đoạn đó theo đúng thời hạn luật định. Như vậy, vừa bảo đảm quyền khiếu nại của công dân được tôn trọng, mặt khác cũng nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc tổ chức, thực thi nhiệm vụ của mình, đồng thời đảm bảo tính cơng khai, minh bạch.

Trong các văn bản của tỉnh cần phải có thêm các nội dung quy định rõ ràng hơn về vấn đề này để đảm bảo quá trình thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp với tình hình khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư, hoàn thiện các quy định pháp luật về hỗ trợ và giải quyết việc

làm cho người nông dân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Trong quy định của pháp luật hiện hành mới chỉ quan tâm đến tìm kiếm việc làm, đào tạo nghề cho các đối tượng trong độ tuổi lao động. Như quy

định tại khoản 2, điều 17 trong Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND: “2. Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Căn cứ cơ chế, chính sách giải quyết việc làm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Nhân dân cấp huyện lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người trong độ tuổi lao động tại địa phương, trình Ủy ban Nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho phù hợp với từng loại hộ gia đình cá nhân có đất thu hồi.”. Trên thực tế, các

đối tượng làm nghề nông khi hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật thì họ khơng có một khoản hỗ trợ nào, không lương hưu, không trợ cấp, không tài sản tích lũy nên họ vẫn tiếp tục tham gia lao động. Dù hết độ tuổi lao động nhưng nếu cịn đất nơng nghiệp họ vẫn có khả năng, sức khỏe để thực hiện những hoạt động nông nghiệp nhất định, giúp ni sống bản thân và gia đình.

Hầu hết các dự án của thành phố các khoản hỗ trợ đều chỉ được quy đổi thành tiền, việc làm tạo ra thu nhập đối với họ chỉ là con số khơng. Chính vì vậy, cần có sự quan tâm, hỗ trợ để những người dân sau khi bị thu hồi đất nơng nghiệp có thể dưỡng lão, an tâm với cuộc sống mới. Nên xem xét những chính sách hỗ trợ nhằm giảm thiểu gánh nặng an sinh xã hội như chuyển đồi nghề, tìm kiếm việc làm phù hợp và định hướng nghề nghiệp cho những người trong và ngoài độ tuổi lao động tại địa phương.

Vì vậy hồn thiện các quy định pháp luật về hỗ trợ và giải quyết việc làm một giải pháp rất quan trọng giúp người bị thu hồi đất nhanh chóng ổn định và duy trì cuộc sống, góp phần bình ổn xã hội. Trước khi tổ chức dạy nghề cho họ, các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn cần nghiên cứu kỹ, nắm bắt rõ nhu cầu của thị trường lao động trên địa bàn để có những định hướng cụ thể và chính xác trong cơng tác đào tạo nghề, tránh tình trạng đào tạo xong khơng sử dụng được hoặc thị trường khơng có nhu cầu sử dụng.

Thứ năm, hồn thiện cơng tác quản lý dữ liệu đất đai

Qua phân tích một số dự án trên địa bàn thành phố Lai Châu, vấn đề còn gặp phải là người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất để địi bồi thường theo hiện trạng, đặt ra yêu cầu thực tiễn là phải nhanh chóng hồn thành việc cập nhật thông tin đất đai bằng dữ liệu điện tử. Thơng qua việc số hóa đất đai này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước cũng như địa phương trong quá trình xác định đối tượng bồi thường, hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi cho người bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Cuối cùng, bên cạnh các quy định chung của pháp luật trong việc bảm

đảm chi trả bồi thường, hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi, các địa phương nói chung và thành phố Lai Châu nói riêng cần vận dụng linh hoạt các chính sách hỗ trợ riêng của tỉnh, kêu gọi sự hỗ trợ của các chủ đầu tư, các doanh nghiệp trong công tác GPMB cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn. Mỗi địa phương trên tồn tỉnh có thể lập quỹ hỗ trợ riêng hoặc ban hành quy chế nhằm ưu tiên đấu thầu cho những đơn vị kinh doanh đã tạo được công ăn việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp, sử dụng lao động tại chỗ và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai từ thực tiễn thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)