nước thu hồi đất nông nghiệp
Thứ nhất, quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật đất đai nói chung và chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp nói riêng.
Về mặt lý luận, pháp luật là sự thể chế hoá những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; là sự định hướng về mặt chính trị cho hoạt động lập pháp ở nước ta. Các hoạt động xây dựng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phải dự trên các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước về chính sách, pháp luật đất đai.
Như vậy, quan điểm, đường lối của Đảng có tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng và hồn thiện pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp nói riêng.[21]
Thứ hai, nội dung các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp chịu sự tác động của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thể hiện ở một số khía cạnh:
Một là, Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất có bồi thường, hỗ trợ cho
người bị thu hồi đất trong trường hợp cần thiết khi Nhà nước cần sử dụng đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; lợi ích quốc gia,… Cịn như các nước có chế độ sở hữu tư nhân về đất đai thì Nhà nước phải đi mua đất từ chủ đất.
Hai là, căn cứ vào khung giá đất do Nhà nước xác định tại thời điểm
thu hồi đất để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp.
Ba là, những người sử dụng đất nông nghiệp chỉ được bồi thường, hỗ
Bốn là, các cơ quan được pháp luật quy định mới có đủ thẩm quyền để
thực hiện việc thu hồi đất nông nghiệp.
Thứ ba, cơ chế quản lý kinh tế: Trong thời kỳ bao cấp, đất đai không
được coi là một loại tài sản do đó, pháp luật nghiêm cấm mua bán, chuyển nhượng đất đai. Trong thời kỳ này, giá trị của đất đai còn thấp nên vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất chưa gặp những khó khăn, phức tạp, người dân chỉ được hưởng bồi thường theo giá do Nhà nước ấn định và hệ thống pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất còn đơn giản.
Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai là một trong những tài sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người sử dụng; vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được đại bộ phận nhân dân quan tâm; sự phát triển kinh tế dẫn đến nhiều dự án cần thu hồi đất nơng nghiệp. Do đó, hệ thống pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ngày càng đầy đủ và toàn diện. Cơ chế quản lý kinh tế hiện nay đòi hỏi pháp luật phải xác định giá để bồi thường cho người có đất nơng nghiệp bị thu hồi theo giá thị trường.
Thứ tư, quá trình hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là một quá trình quá trình liên kết, gắn kết vì mục tiêu phát triển quốc gia nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế đang trở thành xu thế chủ đạo trong sự phát triển, tác động mạnh mẽ đến đời sống của từng quốc gia và quan hệ quốc tế.
Hiện nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn hàng đầu trong quy định chính sách của hầu hết các quốc gia. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, quá trình hội nhập này ảnh hưởng khơng nhỏ đến kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội trong nước. Lĩnh vực pháp luật cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ q trình hội nhập quốc tế, có những quy phạm pháp luật của luật pháp quốc tế được nội địa hóa hoặc các quy phạm pháp luật của Việt Nam được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với luật pháp quốc tế. Đặc biệt là về lĩnh vực liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
- Thông qua hội nhập quốc tế, nước ta tiếp cận những kinh nghiệm về quản lý đất đai và bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp của các nước trên thế giới trong quá trình xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của Luật Đất đai năm 2013.
- Hội nhập quốc tế gắn liền với quá trình gia nhập các tổ chức quốc tế, tức là chấp nhận các luật lệ và chuẩn mực quốc tế chung. Do đó, hệ thống pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất phải phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia.
- Hội nhập quốc tế còn diễn ra trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo pháp luật. Thông qua hoạt động này, đội ngũ cán bộ, công chức của Việt Nam được tiếp thu, học hỏi những kỹ thuật lập pháp hiện đại, quan điểm, tư tưởng tiên tiến về pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng.
Có thể nói, hội nhập quốc tế đặt ra cho pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp những mục tiêu mới, những định hướng tiến bộ và những giới hạn để hạn chế sự lạm quyền của một bộ phận đội ngũ cán bộ, cơng chức có thẩm quyền trong khi thực thi nhiệm vụ bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp.
Thứ năm, quỹ đất phục vụ hoạt động bồi thường
Đất có giới hạn về diện tích, song nhu cầu cho tất cả các ngành, các lĩnh vực và nhu cầu khác nhau của mỗi chủ thể sử dụng đất đều tăng. Vì vậy, cứ mỗi chủ thể sử dụng đất mới được phát sinh thì chắc chắn ít nhất một hoặc một số chủ thể sử dụng đất đang sử dụng sẽ bị chấm dứt (thu hồi). Vì vậy,
việc đưa ra phương thức bồi thường đất bằng đất là phương thức khó khả thi trên thực tế, ngoại trừ thu hồi đất ở mà dẫn đến người có đất bị thu hồi khơng cịn chỗ ở nào khác thì bắt buộc trách nhiệm của nhà nước phải tạo dựng chỗ ở mới cho người có đất bị thu hồi để họ khơng rơi vào cảnh “màn trời, chiếu đất”. Còn lại, thu hồi các loại đất khác, đặc biệt là thu hồi đất nơng nghiệp thì phương thức bồi thường “đất bằng đất” dường như thiếu tính khả thi trên thực tế bởi đất nông nghiệp được giao theo hiện trạng thực tế nên ở địa phương có bao nhiêu quỹ đất nơng nghiệp đều đã được giao ổn định cho các hộ gia đình, cá nhân; nếu cịn thì được chuyển sang quỹ đất dự phòng 5% để xây dựng các cơng trình phúc lợi chung. Vì vậy, khi thu hồi đất nơng nghiệp, rất khó để Nhà nước có thể bố trí, bù đắp bằng quỹ đất nông nghiệp khác cho người bị thu hồi đất mà thay thế vào đó là bồi thường bằng tiền và thực hiện chính sách hỗ trợ thêm để họ ổn định cuộc sống và việc làm khác. Vì vậy, khi giá đất nơng nghiệp được xác định để bồi thường thấp, không đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân mất tư liệu sản xuất thì họ bất bình và khiếu nại về cách thức bồi thường, hỗ trợ cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy, có thể nói, quỹ đất phục vụ bồi thường sẽ tác động, ảnh hưởng tới bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là rất lớn.
Kết luận Chương 1
1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, nên Nhà nước đại diện cho nhân dân quyết định việc thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi có các dự án nhằm mục đích an ninh quốc phịng, phát triển kinh tế xã hội, mục đích cơng cộng,... Vì vậy, trong chương 1 luận văn đã làm rõ các khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về bồi thường, hỗ trợ, tính tất yếu khách quan và ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống của người dân bị thu hồi đất; đồng thời nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật như cơ cấu điều chỉnh và các yếu tố tác động chi phối tới pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
2. Xây dựng cơ sở pháp luật về đất đai nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ là việc làm rất cần thiết và quan trọng. Vì khi thu hồi đất nơng nghiệp sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan, đặc biệt là người sử dụng có đất nơng nghiệp bị thu hồi. Do đó, Quốc hội đã ban hành và liên tục sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai nhằm hoàn thiện pháp luật để phù hợp với thực tiễn, với mục đích giải quyết hài hịa các mâu thuẫn, tạo sự đồng thuận ba bên (Nhà nước, chủ đầu tư và người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi).
3. Các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng là q trình hoạt động có mục đích, giúp cho việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ bảo đảm khách quan, dân chủ, công khai và kịp thời.
CHƯƠNG 2