Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường,hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai từ thực tiễn thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 59 - 71)

hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

Để tổ chức thực thi tốt vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp nói riêng, trên cơ sở các quy định của Luật Đất đai 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành các văn bản nhằm hướng dẫn cụ thể, trực tiếp việc thực hiện vấn đề này một cách phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh và thành phố. Theo đó, một số văn bản cụ thể, trực tiếp liên quan tới bồi thường, hỗ trợ đối với việc thu hồi đất nông nghiệp phải được kể đến là:

1. Bảng giá đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành, Quyết định số: 43/2014/QĐ-UBND ngày 19 /12/2014 về việc ban hành

giá đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu, kèm theo Quyết định này Bảng giá đất

trên địa bàn tỉnh Lai Châu và được áp dụng trong thời gian 05 năm (2015- 2019), kể từ ngày 01/01/2015.

2. Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc ban hành quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lai Châu ngày 14/8/2017 ban hành đơn giá bồi thường về nhà, cơng trình xây dựng trên đất,

cây trồng, vật ni và các tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Trên cơ sở các văn bản pháp luật trên, chính quyền thành phố đã triển khai việc thu hồi đất, thực hiện bồi thường, tái định cư trong những năm qua như sau:

2.2.2.1. Tình hình triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Lai Châu

Thành phố Lai Châu là một thành phố có sự đơ thị hóa nhanh, nhiều cơng trình dự án đã triển khai thực hiện giai đoạn 2015 – 2019 và cùng với đó là Ủy ban nhân dân thành phố được giao chịu trách nhiệm thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ về đất nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng. Cụ thể một số cơng trình dự án:[22] [23] [24]

Dự án 1: Xây dựng trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Lai Châu (năm 2015)

Tổng diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án là 6,77 ha; tổng số hộ bị thu hồi là 50 hộ và 01 tổ chức di chuyển tài sản. Trong đó, số hộ gia đình, cá nhân có đất nơng nghiệp bị thu hồi là 49 hộ; thu hồi đất ở và nhà của 01 hộ. Dự án đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 9,4 tỷ

đồng. Cơ quan thực hiện giải phóng mặt bằng đã phối hợp với chủ đầu tư và UBND phường tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân; đã có 50/51 hộ gia, đình cá nhân, tổ chức nhận tiền bồi thường, hỗ trợ; trong đó, có 48 hộ gia đình, cá nhân có đất nơng nghiệp bị thu hồi đã nhận bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án. Chỉ duy nhất 01 hộ có đất nơng nghiệp (trồng cây lâu năm: trồng chè) bị thu hồi đến nay không nhận bồi thường, hỗ trợ và trong q trình thu hồi thì hộ khơng bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án. Sau nhiều lần giải quyết, trả lời, tổ chức vận động tun truyền nhưng hộ gia đình vẫn khơng chấp hành Quyết định thu hồi đất của UBND thành phố Lai Châu và phải thực hiện thu hồi đất bằng biện pháp cưỡng chế.

Dự án 2: Hệ thống thoát nước ra suối nậm Con Gin (năm 2017)

Nằm trên địa bàn phường Đông Phong và xã San Thàng, do Ban Quản lý dự án làm chủ đầu tư. Tổng diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án là 31.409,2 m2; trong đó, diện tích đất nơng nghiệp thu hồi là 13.403,5 m2 gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu lăm. Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt phương án và thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.

Dự án 3: Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lai Châu (năm 2017)

Chủ đầu tư là Ban Quản lý xây dựng Tỉnh. Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt phương án bồi thường về đất, tài sản và hoa màu; hỗ trợ chuyển đồi nghề, ổn định đời sống sản xuất với tổng kinh phí là hơn 3,2 tỷ đồng; đã tổ chức chi trả hơn 1,7 tỷ đồng. Tổng diện tích đất phải thu hồi là 25.112 m2; trong đó diện tích đất nơng nghiệp thu hồi là 22.107 m2 và đất khác là 3.005 m2.

Dự án 4: Tuyến kênh số 2 hệ thống thốt nước thành phố (năm 2017)

đình, cá nhân và 01 tổ chức; trong đó thu hồi đất nơng nghiệp với diện tích là 13.255,6 m2; đất khác là 5.725,4 m2. Dự án này đã hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ đầy đủ cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức với tổng kinh phí là hơn 2,2 tỷ đồng.

Dự án 5: Trường Trung học cơ sở Đông Phong (năm 2017)

Dự án được triển khai trên địa bàn phường Đông Phong với tổng diện tích đất phải thu hồi là 13.026 m2. Diện tích thu hồi đất nơng nghiệp là 7.749 m2; đất ở là 359,4 m2; đất khác là 4.917,2 m2. Ủy ban nhân dân Thành phố đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ với tổng kinh phí là gần 3,5 tỷ đồng; đã tổ chức chi trả gần 3 tỷ đồng.

Dự án 6: Khu Lâm viên thành phố Lai Châu (năm 2018)

Tổng diện tích đất phải thu hồi là 20.340,4 m2, toàn bộ là đất nông nghiệp (đất trồng vây lâu lăm) của 14 hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn phường Tân Phong. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất nơng nghiệp bị thu hồi là trên 3,5 tỷ đồng; đã chi trả hơn 3,1 tỷ đồng.

* Quy trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất các dự án trên địa bàn thành phố Lai Châu

Được quy định tại điều 25 (Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lai Châu): “Trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.”

Bước 1: Họp dân, phát tờ kê khai và thu thập các giấy tờ về đất đai Bước 2: Kiểm tra tờ khai, điều tra, kiểm đếm đất đai, tài sản gắn liền với đất.

Bước 3: Xác nhận các nội dung kê khai, kiểm kê đất đai, tài sản trên đất bị thu hồi

Bước 4: Xử lý một số trường hợp về đất, tài sản trên đất khi kê khai, kiểm kê và xác nhận

Bước 5: Lập, niêm yết lấy ý kiến về dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ (sau đây gọi là phương án bồi thường).

Bước 6: Hoàn chỉnh, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường Bước 7: Công khai phương án bồi thường; tổ chức chi trả tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng

Chủ đầu tư dự án chỉ được thực hiện dự án sau khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bàn giao đất sạch ngồi thực địa (có Biên bản bàn giao). Trường hợp đặc biệt phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án.

Về cơ bản công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng các dự án đều được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục.

2.2.2.2. Những tác động tích cực trong việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp

Qua khái quát tự nhiên, kinh tế - xã hội và từ thực tiễn thực hiện một số dự án nêu trên tại thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu cho thấy việc thực hiện chính sách, pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đã được tỉnh, thành phố quan tâm cụ thể như sau:

Thứ nhất, thành phố Lai Châu là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa

của tỉnh, hệ thống đường bộ được đầu tư xây dựng nâng cấp đồng bộ. Nơi đây được chú trọng các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, mà hầu hết các dự án liên quan đến thu hồi đát nông nghiệp là chủ yếu. Vì vậy, chính quyền các cấp của thành phố cũng như trong tỉnh đều quan tâm chú trọng đến lãnh đạo công tác thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống Nhân dân; mặt khác, giảm các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai đến mức thấp nhất.

Trong thời gian qua, UBND thành phố, UBND tỉnh cũng ban hành nghị quyết, văn bản về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bồi thường khi Nhà

nước thu hồi đất nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng: Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 05/11/2014 của UBND Tỉnh Lai Châu về việc ban hành Quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn Tỉnh Lai Châu; Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND ngày 05/11/2014 của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành Quy định về trình tự thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu;…

Thứ hai, công tác thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu

hồi đất nông nghiệp cơ bản đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục từ ban hành thơng báo thu hồi đất; lập phương án bồi thường, hỗ trợ; áp dụng giá đất làm căn cứ xác định bồi thường, hỗ trợ đúng theo quy định đến việc công khai phương án hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nơng nghiệp.

Thứ ba, các chính sách hỗ trợ mà tỉnh ban hành đã thể hiện được sự

quan tâm hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và các hỗ trợ khác cho những người có đất nơng nghiệp bị thu hồi. Nhìn chung, đa số người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi đều đồng ý bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án và nhận bồi thường, hỗ trợ theo phương án đã đưa ra.

2.2.2.3. Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động bồi thường thu hồi đất nông nghiệp

Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở một số dự án trên địa bàn thành phố Lai Châu có thể thấy cịn tồn tại vấn đề sau:

Thứ nhất, về quy trình thủ tục: Quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ

phải thực hiện qua nhiều giai đoạn, thời gian, thủ tục quy định làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thu hồi đất và việc GPMB cho các dự án bị trậm trễ. Nhìn chung các dự án đều bị chậm tiến độ tùy theo quy mô của dự án; quy mơ

nhỏ có thể chậm tiến độ từ 2 – 6 tháng hoặc lớn hơn thì từ 1 – 2 năm. Ví dụ dự án “Hệ thống thoát nước ra suối nậm Con Gin (năm 2017)” triển khai

ngày 07/04/2017 và hoàn thành theo kế hoạch là ngày 12/01/2018; nhưng trong q trình thu hồi đất người dân khơng nhất trí phương án bồi thường, hỗ trợ phải phê duyện phương án (lần 2) dẫn đến chậm tiến độ so với kế hoạch 21 tháng. Dự án “Trường Trung học cơ sở Đông Phong (năm 2017)” chậm tiến độ 23 tháng.

Thứ hai, việc bồi thường, hỗ trợ luôn gặp nhiều vướng mắc nhất trong

q trình thực hiện: Giá bồi thường cịn thấp, chưa sát với giá thị trường tại thời điểm bồi thường và hầu hết các dự án đều có người dân thắc mắc về giá bồi thường. Tại thời điểm thu hồi đất thì việc bồi thường áp giá theo khung giá chung 5 năm/ lần (theo Luật Đất đai năm 2013). Đối với một dự án thì việc bồi thường, hỗ trợ khơng thể hồn thành trong một năm mà có thể kéo dài trong năm khác. Do đó, có thể tạo nên sự chênh lệch giữa các dự án với nhau và giữa giá được áp dụng để bồi thường, hỗ trợ và giá chuyển nhượng trên thị trường.

Các dự án trên địa bàn thành phố Lai Châu đều được áp dụng giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật (Căn cứ Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành giá đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu). Tuy nhiên, một số dự án kể trên như: “Xây dựng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Lai Châu”, “Khu lâm viên thành phố Lai Châu”, “Trường trung học cơ sở Đông Phong” chủ yếu là thu hồi đất trồng cây lâu năm (cây chè) với mức giá tương ứng VT1: 24.000 đồng/m2; nhưng người dân đều phản ánh khơng nhất trí với phương án bồi thường, hỗ trợ; đơn giá bồi thường thấp. Vì vậy, gây bất bình trong người dân có đất bị thu hồi, xảy đến một số trường hợp hộ gia đình khơng chịu bàn giao

mặt bằng và bắt buộc phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất.

Thứ ba, về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều người dân

bị thu hồi đất nơng nghiệp đã được chính quyền địa phường áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành phương án đền bù thiệt hại, làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB, thi công dự án cũng như thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ; dẫn đến việc phải thực thi biện pháp cưỡng chế thu hồi đất.

Ví dụ: Dự án “Xây dựng trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Lai Châu (năm 2015)”, trong quá trình thu hồi đất hộ gia đình Bà

Phạm Thị Nguyệt không chịu bàn giao mặt bằng cho Nhà nước để thực hiện dự án do khơng nhất trí nhận tiền bồi thường, hỗ trợ mặc dù đã được UBND phường Đông Phong kết hợp cùng UBMTTQ phường Đông Phong, Trung tâm phát triển quỹ đất đến vận động, giải thích các chế độ chính sách, thuyết phục hộ gia đình chấp hành Quyết định thu hồi đất, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ đã được phê duyệt theo quy định. Bà Nguyệt có một số đề nghị như tăng giá bồi thường về đất, bù đất bờ lô,… và các đề nghị đều đã được UBND thành phố chỉ đạo giải quyết và trả lời bằng văn bản. Qua nhiều lần giải quyết, trả lời, tổ chức vận động tuyên truyền nhưng Bà Nguyệt vẫn không chấp hành. UBND thành phố Lai Châu đã ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi đất số 977/QĐ-UBND, tiếp tục vận động thuyết phục và tiến hành cưỡng chế di dời toàn bộ cây cối, hoa màu về UBND phường để quản lý theo quy định.

Thứ tư, việc hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đồi nghề và

tìm kiếm việc làm cho người dân mới chỉ dừng lại ở việc quy đổi thành giá tiền mà chưa thực sự quan tâm đến việc học nghề, chuyển đổi việc làm của người bị thu hồi đất sau thu hồi.

Theo điều 17 (Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND) về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi

đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn thành phố Lai Châu như sau: đối với đất trồng cây lâu năm được hỗ trợ bằng 3 lần giá đất cùng loại, cùng vị trí (VT1: 24.000 đồng/m2; VT2: 20.000 đồng/m2; VT3: 16.000 đồng/m2)

Qua thực tế một số dự án nêu trên, chủ yếu chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ thành tiền chưa tổ chức thực hiện được phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người trong độ tuổi lao động tại địa phương. Ví dụ dự án “Hệ thống thoát nước ra suối nậm Con Gin” kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề là 3,423,729 nghìn đồng; hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất là 195,120 nghìn đồng. Hay dự án “Khu lâm viên thành phố Lai Châu” tổng kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề và ổn định đời sống sản xuất là 2,176,508 nghìn đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai từ thực tiễn thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)