Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu và tổng quan về tình hình thu hồi đất của thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai từ thực tiễn thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 56 - 59)

Châu, tỉnh Lai Châu và tổng quan về tình hình thu hồi đất của thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

* Vị trí địa lý

Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 400 km về phía Đơng Nam; phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai; phía Nam giáp tỉnh Điện Biên; phía Đơng giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên và tỉnh Sơn La. Trên địa bàn tỉnh hiện có 06 trục đường quốc lộ đi qua là: QL4D, QL70, QL12, QL32, QL100, QL279 với tổng chiều dài là 318,5 km; 4 tuyến giao thông tỉnh lộ là: 127, 128, 129, 132 với tổng chiều dài là 217 km và hệ thống các đường giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại và thông thương, phát

triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư.[8]

Thành phố Lai Châu là trung tâm văn hóa - chính trị của tỉnh Lai Châu, được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 2013 theo Nghị định số 131/NĐ-CP của Chính phủ, nằm ở phía đơng tỉnh Lai Châu và là thành phố có dân số ít nhất Việt Nam.[9]

* Địa hình, địa mạo

Lai Châu có địa hình rất phức tạp và chia cắt mạnh, có cấu trúc chủ yếu là núi đất, xen kẽ là các dãy núi đá vơi có dạng địa chất castơ (tạo nên các hang động và sông suối ngầm), chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh. Ngồi ra, Lai Châu có những bán bình ngun rộng lớn, dạng địa hình thung lũng, sơng, suối, thềm bãi bồi.

* Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên [7] [8] [9]

Tính đến thời điểm 31/12/2019, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Lai Châu là 9.068,78 km2; đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 84.209,3 ha, chiếm 9,28% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó, diện tích tự nhiên của thành phố Lai Châu là 70,77km2 (đất nông nghiệp là 4.254 ha). Đất ở Lai Châu chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng và vàng nhạt phát triển trên đất cát, đất sét và đá vơi, có kết cấu chặt chẽ.

Tài nguyên rừng: Năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu có 706.621,5 ha tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp, gồm: Đất có rừng 453.499,8 ha (rừng tự nhiên 435.128,3 ha, rừng trồng 18.371,5 ha); đất chưa có rừng 253.121,7 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 50,16%.

Tài nguyên nước: Lai Châu với vị trí đầu nguồn của sơng Đà cung cấp nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt cho tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hịa Bình và một phần cho Đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt là nơi sinh thủy cung cấp nước cho các cơng trình thủy điện lớn là thủy điện Hịa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát và nhiều cơng trình thuỷ điện vừa và nhỏ khác.

Đặc thù là tỉnh có diện tích lớn, khí hậu Lai Châu được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khơng bị ảnh hưởng của gió Lào khơ hanh như các tỉnh giáp Lào, khơng có mưa phùn gió bấc như vùng đồng bằng Bắc bộ, thổ nhưỡng phong phú, đa dạng, là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chất lượng cao.

* Về dân số

Dân số toàn tỉnh đến hết năm 2019 là 463.911 người (dân số thành phố Lai Châu là 42.973 người); 17,8% dân số sống ở đô thị và 82,2% dân số sống ở nông thôn; gồm 20 dân tộc anh em cùng sinh sống; dân tộc thiểu số chiếm trên 87%. Dân số trong độ tuổi lao động có 283.522 người, chiếm 61,2%, trong đó, số lao động qua đào tạo chiếm 48,5% so với tổng số người lao động của tỉnh.[8]

* Về ngành nghề sản xuất chủ yếu

Với điều kiện tự nhiên đặc biệt thổ nhưỡng, khí hậu; Lai Châu chủ yếu phát triển về nghề trồng lúa nước và trồng cây lâu năm (cây chè, cao su). Đối với cây chè, tồn tỉnh Lai Châu hiện có gần 3.410 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Uyên, Tam Đường và thành phố Lai Châu.

Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp để phát triển thành phố, mở rộng thành phố là cần thiết nhằm chuyển dịch nhanh và mạnh kinh tế, xã hội của tỉnh nói chung và thành phố duy nhất của tỉnh nói riêng. Điều đó cũng cho thấy, việc thu hồi đất nông nghiệp diễn ra là tất yếu, đi đơi với đó là trọng trách của tỉnh nói chung và chính quyền thành phố Lai châu nói riêng phải giải quyết tốt vấn đề bồi thường, hỗ trợ, giải quyết tốt vấn đề an dân là vấn đề không hề đơn giản.

Thực hiện quá trình CNH - HĐH, tỉnh Lai Châu đã và đang tích cực trong xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, cải tạo hệ thống giao

thông, thủy lợi, hạ tầng các khu đô thị và nông thôn, khai thác quỹ đất tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng đã tạo ra sức ép lớn về thu hồi đất đai cho tỉnh miền núi. Phải xác định vị trí xây dựng, bố trí các cơng trình đặc biệt đối với tỉnh miền núi địa hình bị chia cắt độ dốc lớn.

Dân tộc thiểu số tồn tỉnh chiếm trên 87%, đặc biệt đất nơng nghiệp lại vô cùng quan trọng đối với sinh kế của họ, những người chủ yếu làm nghề nơng nghiệp, trình độ dân trí thấp, chưa nắm bắt hiểu rõ được pháp luật. Bên cạnh đó, người dân tộc thiểu số có phong tục tập qn mơ tả chi tiết mối liên hệ giữa cộng đồng với môi trường tự nhiên, cách sử dụng đất để duy trì cuộc sống và nhu cầu tinh thần. Nhiều phong tục tập quán chưa được thừa nhận trong luật pháp mặc dù nó có sức ảnh hưởng rất lớn trong các cộng đồng dân tộc thiểu số hoặc một số cịn có sự mâu thuẫn với pháp luật. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ sẽ phức tạp, kéo dài thời gian hơn khi họ chưa nắm bắt hiểu rõ được pháp luật cũng như mục đích chính đáng của việc thu hồi đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai từ thực tiễn thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)