thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Hiến pháp năm 2013 đã quy định quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Do vậy khiếu nại, tố cáo về đất đai liên quan đến việc thu hồi và bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất chỉ là một dạng khiếu nại, tố cáo của người dân. Thực tế cho thấy, trên cả nước số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số đơn. Theo thống kê số lượng đơn mà Bộ Tài nguyên – Mơi trường nhận được thì có tới 70% là đơn khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [44], mà đã khiếu nại, tố cáo về nội dung này thì thường là khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài và dễ gây nên những điểm nóng về chính trị, xã hội.
Trước khi Luật Đất đai 2013 đưa vào thực hiện thì các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai cũng đã được ghi nhận và đưa vào Luật Đất đai, Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành qua các thời kỳ. Tuy nhiên, do chưa có sự thống nhất giữa các văn bản luật nên có nhiều sự mẫu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định với nhau như quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại (theo Luật khiếu nại, tố cáo 1998 thì Bộ trưởng Tài nguyên – Mơi trường có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn theo Luật Đất đai 2003 thì Bộ trưởng Tài ngun – Mơi trường khơng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai); về quyền khởi kiện vụ án hành chính về đất đai (theo Luật khiếu nại, tố cáo 1998 thì cơng dân có quyền khởi kiện đối vụ án hành chính về đất đai đối với
4 trường hợp, nhưng theo Luật Đất đai 2003 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì cơng dân chỉ có quyền khởi kiện đối với 01 trường hợp); về thời hiệu khiếu kiện (Luật khiếu nại, tố cáo 1998 quy định thời hiệu khởi kiện là 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà chưa giải quyết và không quá
45 ngày đối với vùng sâu, vùng xa còn Luật Luật Đất đai 2003 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính lại quy định thời hiệu nói trên là 45 ngày và khơng quy định việc kéo dài thời hạn đối với vùng sâu, vùng xa); về thời hiệu khiếu nại (Luật khiếu nại, tố cáo 1998 quy định thời hiệu khiếu nại, tố cáo là
90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính còn Luật Đất đai thì quy định thời hiệu nói trên chỉ là 30 ngày) [48].
Khắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên, Luật Đất đai 2013 đã quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai theo hướng áp dụng luật chun ngành (Điều 204, Điều 205). Theo đó thì trình tự, thủ tục giải quyết thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại đối với việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai; trình tự, thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai; thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo đối với việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
Như vậy, quy định trong Luật Đất đai năm 2013 đã có sự thống nhất khơng còn tình trạng mẫu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định với nhau như trước đó. Tuy nhiên việc thu hồi và bồi thường khi thu hồi đất nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng ln là một vấn đề nóng, phức tạp, có sự ảnh hưởng lớn đến xã hội do vậy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp chưa bao giờ là việc dễ dàng đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình