Thứ nhất, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và việc thực hiện các văn bản đó. Đất đai ln là lĩnh vực nhạy cảm và
phức tạp đối với các nước trên thế giới và nước ta cũng vậy. Một điểm đặc thù của Nhà nước ta đó là đất đai thuộc chế độ sở hữu toàn dân do vậy để quản lý đất đai thì các văn bản quy phạm pháp luật ở lĩnh vực này cần phải có tính ổn định và phù hợp với thực tế đất nước. Trong thế kỷ XX, do đặc thù của đất nước với những biến
động lớn về lịch sử, kinh tế, xã hội dẫn đến các chính sách pháp luật về đất đai ln ln được thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 đề ra nghị quyết về đổi mới đất nước, để phù hợp với thực tế, nước ta đã 04 lần ban hành Luật Đất đai (vào các năm 1987, 1993, 2003, 2013) với 03 lần sửa đổi, bổ sung (vào năm 1998, 2001 và 2009) cùng hàng trăm văn bản hướng dẫn thi hành. Qua những lần thay đổi nảy, chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp khơng ngừng được bổ sung, hồn thiện hơn giúp cho việc triển khai cac dự án để phát triển kinh tế xã hội ngày càng nhanh chóng và thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, do các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai còn chưa thống nhất, có sự chồng chéo và tính ổn định khơng cao gây nhiều khó khăn cho cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Ngoài việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì việc áp dụng các văn bản đó vào thực tiễn cũng vô cùng quan trọng. Bộ Tài nguyên – Môi trường khi báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2013 đã nhận định về tình trạng chậm bồi thường, giải phóng mặt bằng ở các địa phương là do chính sách thường xuyên thay đổi và do các cơ quan có thẩm quyền khơng thực hiện đúng quy định của pháp luật [2, tr10]. Như vậy có thể thấy ở các cấp cơ sở việc tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa sâu rộng dẫn đến một bộ phận người dân và cả các cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai đều nhận thức chưa đúng, chưa đủ cùng với đó là việc thiếu cơng khai, minh bạch, thiếu dân chủ ở địa phương là nguyên nhân chính dẫn đến việc thực thi pháp luật còn yếu kém, làm giảm lòng tin của nhân dân và của nhà đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thứ hai, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đây được coi là giải pháp
tổng thể cho việc định hướng nền kinh tế trong tương lai, vì thơng qua việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để Nhà nước có thể can thiệp vào các mối quan hệ về đất đai. Việc can thiệp này sẽ giúp cho Nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý, sử dụng đất
đai, Nhà nước vừa có thể khắc phục những hạn chế do lịch sử để lại vừa nhanh chóng giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đặt ra.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã ảnh hưởng đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi ở các mặt như: Nó là một trong những căn cứ quan trọng để thực hiện việc cho thuê, giao và chuyển mục đích sử dụng đất bởi theo quy định của Luật đất đai 2013 thì chỉ được thực hiện việc cho thuê đất, giao đất khi có quyết định thu hồi đất của người đang sử dụng đất; việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng tác động trực tiếp đến giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, qua đó ảnh hưởng đến giá bồi thường đất khi bị thu hồi.
Thứ ba, công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cũng như quy định của các nước trên thế giới, thì ở Việt Nam đất đai cũng là một trong các tài sản phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu. Khi đăng ký đất đai thì người sử dụng mới được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này được coi là chứng thư pháp lý khẳng định quyển sử dụng đất của người dân và là căn cứ chính xác, an tồn cho việc thu hồi, chấp thuận và từ chối các quyền về đất. Trong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi thì GCNQSDĐ là căn cứ để xác định loại đất, diện tích đất được tính bồi thường và đối tượng được bồi thường. Tuy nhiên, hiện nay công tác đăng ký đất đai nói chung và cơng tác đăng ký biến động về sử dụng đất ở nước ta còn yếu kém, việc cấp GCNQSDĐ vẫn chưa hoàn tất, do vậy ảnh hưởng lớn đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, làm chậm q trình giải phóng mặt bằng và nảy sinh nhiều vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai.