Tình hình thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp tại huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam từ thực tiễn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 50 - 53)

Hiện nay cơ cấu kinh tế của huyện Yên Mô đang được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của huyện, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển với cơ cấu, quy mô hợp lý theo hướng cơng nghiệp hố,

hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn. Do vậy trên địa bàn huyện đã và đang triển khai hàng loạt dự án như Dự án xây dựng, nâng cấp đường tỉnh 480D; dự án xây dựng tuyến đường kết nối giữa đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình với Quốc lộ 1A; dự án đường 477 kéo dài, đường cứu hộ, cứu nạn cho nhân dân các xã vùng mưa lũ, đường ôtô đến trung tâm các xã, thị trấn; dự án Cụm công nghiệp Khánh Thượng, cụm công nghiệp Mai Sơn; khu kinh doanh tổng hợp Hải Liên .... Một số lớn diện tích đất nơng nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa đã được thu hồi để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy số lượng đất nơng nghiệp bị thu hồi, chuyển đổi mục đích sản xuất lớn nhưng tại thời điểm hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn 10.101,13 ha diện tích đất nơng nghiệp chiếm 68,81% diện tích đất tự nhiên (trong đó đất trồng lúa là 7.100,19 ha chiếm 70,20% diện tích đất nơng nghiệp) với hơn 92% dân số nơng thơn trong đó khoảng hơn 60% dân số làm nghề nơng [40], huyện Yên Mô vẫn được coi là huyện thuần nông. Do vậy đất nơng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nơng nghiệp, vì vậy cơng tác bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nơng nghiệp ln được chính quyền huyện quan tâm tổ chức thực hiện.

Từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, trong giai đoạn từ năm 2015 – 2018 trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện 72 cơng trình dự án, có 3.827 hộ dân và cơ quan tổ chức bị thu hồi đất với tổng số diện tích đất bị thu hồi là 52,04 ha trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 46,69 ha chiếm 89,71% tổng số diện tích đất bị thu hồi:

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các dự án và diện tích đất thu hồi trên địa bàn huyện Yên Mô giai đoạn 2015 - 2018

Nội dung ĐVT 2015 2016 2017 2018

1. Tổng số dự án Dự án 21 14 26 11

2. Diện tích đất thu hồi m2 109.015,8 196.498,5 105.963,5 109.015,0 - Diện tích đất Nơng % 85,75 91,76 91,37 88,44 nghiệp - Diện tích đất phi Nông nghiệp và đất % 14,25 8,24 8,63 11,56 khác

(Nguồn số liệu tổng hợp từ thống kê tình hình thực hiện các quyết định thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất 2015 -2018 [20])

Từ bảng số liệu cho thấy, trong việc thu hồi đất trên địa bàn huyện chủ yếu là đất nơng nghiệp với tỷ lệ rất lớn. Có thể nói đây là giai đoạn mà huyện n Mơ đang đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một huyện thuần nông chuyển sang phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Do thu hồi một lượng lớn đất nông nghiệp nên công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất đã được sự quan tâm của tồn bộ hệ thống chính trị trên địa bàn huyện và đạt được kết quả đáng ghi nhận như chú trọng quá trình vận động, giải thích, tun truyền vận động; thực hiện đúng trình tự, quy định của pháp luật chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật do vậy đa số người dân có đất bị thu hồi đều đồng thuận, ủng hộ và chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, góp phần tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện dự án và đảm bảo ổn định tình hình chính trị tại địa phương. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách khách quan thì cơng tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc như sau:

Thứ nhất, các thủ tục về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, đấu giá giá trị quyền sử dụng đất còn mất nhiều thời gian như: xin giá cụ thể để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, trình phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất, trình thu hồi đất do UBND xã, thị trấn quản lý phải nhiều cơ quan lập, thẩm định, mất nhiều thời gian.

Thứ hai, một số cơng trình dự án phát sinh đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan

đến công tác thu hồi và bồi thường khi thu hồi đất, với số lượng đơn thư nhiều và kéo dài không những gây ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng mà còn gây mất ổn định về an ninh, chính trị, kinh tế và xã hội.

Thứ ba, công tác lập quy hoạch, kế hoạch giữa các cấp, các ngành còn chồng

chéo, chưa đồng bộ. Công tác lập và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm, chưa dự báo tốt nhu cầu sử dụng đất sát với thực tế. Hệ thống hồ sơ địa

chính thiếu đồng bộ, kém chất lượng, số liệu giữa hồ sơ địa chính và thực tế nhiều sai lệch gây ảnh hưởng lớn đến công tác bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất.

Có thể nói những vướng mắc trên không chỉ xảy ra trên địa bàn huyện Yên Mô mà còn là vướng mắc chung của nhiều địa phương trên cả nước. Để hiểu rõ hơn việc áp dụng các quy định của pháp luật về hỗi thường, hỗ trợ khi THĐ nông nghiệp trong thực tế thời gian qua, luận văn sẽ đi sâu phân tích 02 dự án cụ thể trong đó có dự án phục vụ cho mục đích cơng cộng và có dự án phục vụ cho mục đích kinh doanh.

2.2.2.1. Bồi thường, hỗ trợ tái định cư thơng qua 02 dự án cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam từ thực tiễn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)