Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam từ thực tiễn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 69 - 76)

b) Dự án 2: Dự án xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Khánh Thượng [35]

2.2.3. Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình

2.2.3.1. Kết quả tích cực và nguyên nhân

Sau khi Luật Đất đai 2013 được ban hành cũng với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đi kèm với nó đã tạo nên một khung pháp lý đồng bộ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng làm căn cứ để các bộ, ngành và địa phương thực hiện việc bồi thường cho người bị thu hồi đất khi thực hiện các dự án

Trong thời gian qua, việc áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất nói chung và đất nói riêng trên địa bàn huyện n Mơ đã đạt được những kết quả không nhỏ góp phần vào cơng cuộc xây dựng và phát triển của địa phương. Phần lớn người dân bị thu hồi đất đều đồng tình nhất trí với việc thu hồi và bồi thường đất, đảm bảo việc triển khai các dự án đúng tiến độ đề ra. Hội đồng BT, HT và TĐC huyện đã thực hiện đúng quy định, linh hoạt theo các quy định của Trung ương và của UBND tỉnh. Nguyên nhân đạt được kết quả là do:

Thứ nhất, về quy trình tổ chức thực hiện: Các dự án đều được thực hiện theo

đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình ban hành quy định về thực hiện giao trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Do mục đích thu hồi, đặc thù của từng loại đất thu hồi của các dự án là khác nhau nên trong quá trình thực hiện tiến độ của các dự án cũng khác nhau.

Thứ hai, việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường: Hội đồng

BT, HT và TĐC huyện đã cùng với UBND xã tại nơi thực hiện dự án và các ban ngành có liên quan thực hiện việc rà soát, xem xét hồ sơ pháp lý, xác định nguồn gốc đất, loại đất, người sử dụng trực tiếp đất nông nghiệp để tiến hành thu hồi, bồi thường đúng quy định. Quy trình này được tiến hành cơng khai, minh bạch, chi tiết tới từng hộ dân nên tốc độ GPMB nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ ba, về mức giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp: Đã áp

dụng mức giá bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp theo quy định của UBND tỉnh Ninh Bình, đã áp dụng giá đất đúng mục đích sử dụng đất và đúng giá đất tại thời điểm bồi thường. Mức giá bồi thường, hỗ trợ đã tương đối hợp lý được nhân dân đồng tình nên đã GPMB được nhiều dự án, tạo điều kiện hoàn cảnh thuận lợi cho các dự án triển khai thực hiện, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện.

Thứ tư, các chính sách hỗ trợ cho người bị thu hồi đất: Đã thực hiện đúng

theo quy định của UBND tỉnh, tạo điều kiện để người dân ổn định đời sống sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp. Khi thực hiện dự án xây dựng khu công nghiệp đã cam kết tạo công ăn việc làm cho người dân để đảm bảo tốt hơn các quyền lợi chính đáng cho người bị thu hồi đất.

2.2.3.2. Những hạn chế, bất cập, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp tại huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình và nguyên nhân của tình trạng này

Tìm hiểu thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mô, nhận thấy vẫn còn một số hạn chế, bất cập, thiếu sót, sau đây:

Thứ nhất, về trình tự thủ tục thu hồi, bồi thường đất của các dự án còn kéo dài, thông thường thời gian thực hiện bồi thường hỗ trợ cho mỗi dự án trung bình từ 1-2 năm, có dự án kéo dài 4-5 năm từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực cho đến nay mới hồn thành việc bồi thường, hỗ trợ. Nguyên nhân là do quá trình thực hiện các dự án thường trải qua nhiều giai đoạn cùng với sự liên quan của các cấp, các ngành do vậy làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện thu hồi và bồi thường đất.

Thứ hai, các dự án trên địa bàn khi thu hồi đất nông nghiệp của người dân thì

bồi thường, hỗ trợ chủ yếu bằng tiền. Đây là vấn đề thường gặp nhiều vướng mặc nhất khi thực hiện việc thu hồi đất. Nguyên nhân là do hiện nay trên địa bàn huyện không đủ quỹ đất cùng mục đích sử dụng đất đền bù cho người dân, do vậy phải bồi thường bằng tiền mà giá tiền bồi thường đất thường thấp hơn so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất và giá bồi thường đất nơng nghiệp của Ninh Bình trong giai

đoạn từ 2015 – 2019 còn thấp hơn so với giá bồi thường của 2 tỉnh lân cận là Nam Định và Hà Nam. Ngoài ra việc giá đất bồi thường do UBND tỉnh quy định khơng có sự thay đổi trong thời gian dài thường là 5 năm, trong khi thi trường đất đai thì ln ln biến động càng ngày càng tăng cùng với sự tăng giá tiêu dùng dẫn đến việc người nông dân cho rằng “giá 1m2 chỉ bằng một bát phở” [33]. Chính việc giá bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp thấp đã dẫn đến tình trạng khiếu kiện của người dân làm chậm tiến độ GPMB của dự án. Như tại dự án xây dựng tuyến đường nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại xã Mai Sơn, đây là xã giáp Quốc lộ 1 nằm giữa 2 thành phố là Ninh Bình và Tam Điệp do vậy giá đất trên địa bàn xã theo giá thị trường là khá cao, nhưng lại được bồi thường theo giá đất nông nghiệp miền núi, điều này đã tạo nên sự chênh lệch giá khá lớn dẫn đến việc một số hộ dân khơng đồng tình. Cũng tại dự án này có 1 số hộ dân và doanh nghiệp sản xuất, gia cơng cơ khí khơng có trong danh mục đơn giá vật kiến trúc của tỉnh gây khó khăn cho cơng tác áp giá, xây dựng phương án GPMB. Còn có một số hộ dân nằm ngồi phạm vi GPMB nhưng đất đai và tài sản của họ lại nằm sát với dự án, khi xây dựng cốt đường cao tốc đã ảnh hưởng đến họ trong khi UBND tỉnh lại chưa quy định giải quyết như thế nào. Các hộ dân này đã gửi đơn khiếu kiện và ngăn cản việc thi công ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án.

Thứ ba, về giá đất để tính bồi thường. Đây là điều hết sức cần thiết khi thực

hiện bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bởi giá đất là công cụ để giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người bị thu hồi đất. Chính vì các quy định của pháp luật liên quan đến giá đất chưa thỏa đáng và rõ ràng dẫn đến những khiếu kiện của người dân khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ. Theo Luật Đất đai năm 2013, việc áp giá bồi thường đất do UBND tỉnh quy định theo khung áp giá 5 năm/lần tuy nhiên giá cả thị trường về đất ln có sự chuyển biến nhanh chóng. Trong khi đó để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ đối với mỗi dự án thì thường khơng thể hồn thành ngay trong một thời gian ngắn mà có khi kéo dài từ năm này qua năm khác. Chính điều này đã tạo nên sự chênh lệch giữa giá cả chuyển nhượng trên thị trường và giá được áp dụng để bồi thường, ngồi ra còn có

sự so bì giữa các hộ bị thu hồi đất nơng nghiệp sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực với các hộ có đất nơng nghiệp bị thu hồi tại các dự án được phê duyệt, GPMB trước ngày 1/7/2014 (những dự án triển khai trước ngày này được áp dụng mức giá bồi thường do UBND tỉnh phê duyệt được công bố vào 1/1 hàng năm).

Thứ tư, việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường trong thực tiễn

cũng gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc, thậm chí có trường hợp xác định sai điều kiện được bồi thường, hỗ trợ hoặc sai đối tượng. Điều này gây nên thiệt hại khơng nhỏ đến lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư đặc biệt là quyền và lợi ích của người của người bị thu hồi đất. Trên địa bàn huyện có trường hợp cùng một mảnh đất lúc xác định đối tượng được bồi thường là một người và đã đền chi trả tiền họ, sau này khi có đơn khiếu nại kiểm tra lại hồ sơ mới nhận ra đã xác định đối tượng không đúng, điều này dẫn tới việc khiếu kiện dai dẳng giữa các bên.

Ngoài ra, căn cứ để xem xét bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất là thời điểm sử dụng đất và sự xác định đất đã được sử dụng ổn định, khơng có tranh chấp của UBND cấp xã theo quy định trong Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 47/2014/ NĐ-CP ngày 15/05/2014. Mà trong thực tiễn khi áp dụng các quy định về điều kiện bồi thường về đất thì đối với các trường hợp khơng có các loại giấy tờ hợp pháp theo quy định rất dễ phát sinh các vấn đề phức tạp, xảy ra tranh chấp và khiếu nại.

Nguyên nhân điều này thứ nhất là do sự buông lỏng quản lý đất đai của chính quyền cấp xã và một số phòng, ban có liên quan như phòng Tài ngun mơi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất…nên khi thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng rất khó xác định nguồn gốc đất cũng như các biến động về đất đai; thứ hai là do khi người dân biết được việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào các dự án thì họ cố tình cơi nới, xây dựng thêm kiến trúc và trồng thêm cây cối, hoa màu để Nhà nước bồi thường nhiều hơn, từ đó gây khó khan cho việc kiểm đếm để bồi thường đúng quy định.

Thứ năm, về hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao.

Nguyên nhân là do các dự án trên địa bàn huyện chủ yếu là thu hồi đất nơng nghiệp, có những hộ bị mất đất 100% điều này đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý và đời sống của

người nông dân. Điều họ mong muốn nhất là được hỗ trợ để ổn định đời sống, ổn định sản xuất và được chuyển đổi nghề nghiệp khi khơng có đất để canh tác. Trong khi đó các khoản hỗ trợ này đều được chi trả bằng tiền mặt, điều này đã dẫn tới việc một số hộ dân không sử dụng hợp lý số tiền nói trên cho việc chuyển đổi việc làm đến khi họ sử dụng hết số tiền nói trên thì đời sống thực tế càng trở nên khó khăn hơn. Ngồi ra, chính quyền địa phương cũng chưa thực hiện tốt việc tổ chức đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất trong khi các doanh nghiệp trên địa bàn cũng không nhiều, số lượng lao động được được chuyển nghề còn rất ít so với thực tế, số lao động cần chuyển đổi nghề lại là những người đã có tuổi, khơng có trình độ, tiếp thu trí thức thấp nên khơng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Thứ sáu, vấn đề liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền. Có thể nói hiện nay vẫn còn tình trạng các cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức bồi thường, hỗ trợ chưa tuân thủ đúng pháp luật, tồn tại nhiều sai phạm. Vấn đề này đã diễn ra trên thực tế làm giảm uy tín của các cơ quan và một số cá nhân liên quan đối với nhân dân đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp, khiếu kiện. Có thể đưa ra ví dụ sau: Năm 2015 trên địa bàn huyện Yên Mơ đã xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài của một số hộ dân thơn Thọ Bình, xã n Phong liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy gạch Tuynel của Công ty vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 tại khu vực cầu Rào xã Yên Phong, họ để nghị làm rõ việc 41 hộ dân có tên trong trong quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Ninh Bình vì thực tế đất 313 của các hộ bị thu hồi chỉ có 20 hộ, xem xét lại việc tính tốn tiền hỗ trợ đào tạo nghề của các hộ vì chưa chính xác, chưa cơng bằng, và 01 hộ dân có đất bị thu hồi nhưng chưa được bồi thường, hỗ trợ. Sau khi nhận được đơn của công dân UBND huyện Yên Mô đã giao cơ quan Thanh tra huyện xem xét, xác minh, để giải quyết vụ việc. Sau khi có kết quả xác minh của cơ quan Thanh tra huyện nhận thấy HTXNN Thọ Bình, UBND xã Yên Phong đã không đo đạc, kiểm đếm tại thực địa, đối chiếu hồ sơ địa chính nên đã tổng hợp danh sách đề nghị UBND huyện trình UBND tỉnh ban hành Quyết định thu hồi đất, hỗ trợ đền bù GPMB thực hiện dự án Nhà máy gạch cầu Rào không đúng đối tượng

(chủ sử dụng đất) là 36 hộ chứ không phải là 41 hộ; về việc bồi thường hỗ trợ thì có có 02 hộ tính vượt tiền hỗ trợ, 02 hộ bị tính thiếu, 15 hộ chưa được tính tiền hỗ trợ, 01 hộ chưa được bồi thường. Sau khi có kết quả xác minh, UBND huyện n Mơ đã có văn bản chuyển hồ sơ vụ việc đến Cơ quan Cảnh sát điều tra huyện Yên Mô để điều tra làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong việc lập hồ sơ thu hồi đất, việc quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng.

Thứ bảy, việc tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp gặp nhiều vướng mắc. Nguyên nhân là do hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định về hỗ trợ tái định cư cho hộ gia đình và cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp. Trong khi ở thực tế, nhiều hộ dân cất nhà và sinh sống ngay trên đất nông nghiệp đang canh tác, nay bị thu hồi, họ chỉ được bồi thường về đất nông nghiệp và hỗ trợ để ổn định cuộc sống. Mà mức giá bồi thường, hỗ trợ về đất nơng nghiệp thì khơng cao nên để mua được nhà hay đất ở thì vơ cùng khó khăn đối với họ.

Tiểu kết chương 2

Huyện Yên Mô hiện nay đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, các dự án đang được triển khai đồng bộ trên địa bàn để đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng ln được cấp chỉnh quyền quan tâm thực hiện. Có thể nói pháp luật Việt Nam hiện nay về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp cơ bản đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn về quản lý đất đai trong tình hình mới, cơ bản đảm bảo giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế giữa 3 bên là Nhà nước, chủ đầu tư và người dân bị thu hồi đất. Tuy nhiên, công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp mới chỉ mang tính thực hiện các nguyên tắc, quy định chung là chủ yếu, các quy định mang tính đặc thù riêng của từng địa phương vẫn chưa được rõ ràng, cụ thể. Điều này đã dẫn đến việc vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc hạn chế khi thực hiện trong thực tiễn tại địa phương. Trong Chương 2 của Luận văn đã trình bày những vẫn đề cơ bản nhất về lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của pháp luật Việt Nam hiện nay và việc áp dụng chúng vào thực tiễn địa bàn huyện Yên Mô tại một số dự án, qua đó đề xuất những kiến nghị nhằm hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam từ thực tiễn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)