Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 29)

CBCC cấp huyện

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC huyện Diễn Châu

Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên 305,07 km2 với 39 đơn vị hành chính (38 xã và 01 thị trấn). Dân số tháng 6/2014 của huyện là 274.317 người với tỷ lệ chủ yếu người dân ở nông thôn (268.430 người), ở thành thị chỉ có 5.887 người. Cơ cấu giữa nam và nữ của huyện Diễn Châu tương đối đồng đều, với số người nam nữ lần lượt là 134.753 người và 140.212 người.

Trong giai đoạn 2014, tại huyện Diễn Châu có tổng số CBCC là 1.271 người, trong đó CBCC nam là 891 người, nữ là 380 người. Trình độ lý luận chính trị của CBCC huyện Diễn Châu được cải thiện hàng năm, đến năm 2014 đạt tỷ lệ tương đối cao, cụ thể: cao cấp chiếm 11,41%; trung cấp chiếm 58,3%; sơ cấp là 18,8%; và chưa có lý luận chính trị là 11,49% (Phòng Nội vụ huyện Diễn Châu, 2014). Trình

độ chuyên môn của CBCC huyện Diễn Châu cũng đạt ở mức cao. Phần lớn CBCC huyện Diễn Châu đã tốt nghiệp cao đẳng và đại học (chiếm 72,93%). Chỉ có 3,3% CBCC huyện Diễn Châu chưa được qua đào tạo. Một điều cần chú ý đó là mặc dù đã có sự cải thiện rất lớn qua các năm, tuy nhiên trình độ quản lý nhà nước của các CBCC huyện Diễn Châu chưa qua đào tạo còn cao (33,2%), chuyên viên ở mức 53,42%. Trình độ tin học, ngoại ngữ của CBCC đạt trình độ hoặc đã được đào tạo còn rất khiêm tốn (44,53%). CBCC tại huyện Diễn Châu đa số trong độ tuổi từ 36- 50 tuổi (54,6%).

Nhìn chung huyện Diễn Châu đã có sự cải thiện về chất lượng CBCC trên địa bàn theo thời gian. Huyện đã tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các CBCC của huyện về lý luận chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại dựa theo yêu cầu thực tế. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, trong bối cảnh phát triển mạnh của khoa học công nghệ, chất lượng cán bộ, công nghệ của huyện Diễn Châu như vậy vẫn chưa đủ để phục vụ cho nhân dân, chưa đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất.

1.4.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC huyện Đan Phượng

Để nâng cao được chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện của mình, huyện Đan Phượng đã triển khai một số giải pháp. Các giải pháp chủ yếu được tập trung vào thực hiện đó là:

Huyện đã nâng cao nhận thức của các cấp Ủy đảng về tính cần thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Huyện lấy đó làm cơ sở xac định rõ phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng để từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của mình. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC về cơ bản phải theo hướng toàn diện (về phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực công tác, đổi mới tác phong làm việc,…).

Bên cạnh đó, huyện Đan Phượng thực hiện tốt công tác quy hoạch cũng như kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ trên địa bàn huyện của mình. Có thể nói rằng đây là giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài mà huyện đã áp dụng để bổ sung cho đội ngũ CBCC của mình khi mà nguồn lực lao động huyện sử dụng chính vẫn là huy động từ nguồn tại chỗ là chủ yếu.

Ngoài ra, huyện đã đẩy mạnh việc thu hút sinh viên tốt nghiệp các trường đại học có trình độ chuyên môn phù hợp về công tác nhằm trẻ hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện của mình. Việc luân chuyển cán bộ đã giúp huyện khắc phục được tình trạng khép kín, cục bộ, địa phương trong quá trình bố trí các chức danh chủ chốt ở cấp huyện. Việc luân chuyển CBCC còn có một lợi thế nữ là có thể giúp các CBCC rèn luyện, thử thách, tạo điều kiện cho các CBCC nắm bắt được các lĩnh vực, đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình công tác của mình.

Huyện Đan phượng hiện nay đã thực hiện thành công tinh giản bộ máy, bộ máy CBCC của huyện giờ đang theo hướng chỉ có cán bộ chuyên trách và cán bộ chuyên môn. Huyện Đan Phượng hiện không còn cán bộ không chuyên trách. Những cán bộ chuyên trách không tái cử, hoặc không được bầu vào chức danh mới sẽ được cho nghỉ, đóng bảo hiểm tự nguyện hoặc hưởng trợ cấp một lần, từ đó giảm gánh nặng về chi ngân sách.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nhơn Trạch

Qua nghiên cứu một số kinh nghiệm của một số huyện tại một số tỉnh thành của Việt Nam, nghiên cứu rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho huyện Nhơn Trạch trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện của mình. Đó là:

Thứ nhất, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC cấp huyện phải được thực hiện xuyên suốt qua các khâu: tuyển dụng, bố trí, sắp xếp và sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý về cơ sở, đào tạo và bồi dưỡng,… Các khâu phải được kiểm tra và giám sát định kỳ để đảm bảo về chất lượng trong quá trình thực hiện, đảm bảo đúng quy trình, pháp luật và theo chính sách đưa ra.

Thứ hai, khâu tuyển dụng cần được thực hiện công khai, nghiệm túc, tạo được tính công bằng và tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội cạnh tranh. Khi đảm bảo được các tiêu chí trên, việc tuyển dụng CBCC cấp huyện mới có thể lựa chọn được những người thực sự tài giỏi, có phẩm chất, năng lực vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ ba, việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện cần được thực hiện thường xuyên, liên tục sau khi có đợt tuyển dụng. Việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về trình độ lý luận, về quản lý nhà nước sẽ giúp các CBCC cấp huyện hoàn thiện trình độ, kỹ năng của mình, từ đó hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong từng vị trí.

Thứ tư, việc bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ CBCC cấp huyện sẽ tạo một môi trường làm việc phát huy được tối đa khả năng của từng CBCC nói riêng, của đội ngũ CBCC nói chung. Việc luân chuyển, tăng cường gắn với kế hoạch quy hoạch cán bộ, ưu tiên tăng cường cán bộ về những nơi có CBCC chưa đạt chuẩn, nơi có tình hình phức tạp, yếu kém để củng cố lại chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở đó.

Cuối cùng, để nâng cao được chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện không thể thiếu được việc phải đi liền với cải cách hành chính, thực hiện công tác thi tuyển CBCC. Huyện có thể áp dụng hình thức hợp đồng lao động vào làm việc những vị trí đang yếu và thiếu hụt tại huyện, thực hiện rà soát và đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ CBCC của mình.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Chỉ ra các nhân tố ảnh hướng đến chất lượng đội ngũ CBCC. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước đã xác định các tiêu chí đánh giá bao gồm ba nhóm: Thể lực, trí lực, tâm lực. Phân tích bài học kinh nghiệm một số địa phương ở nước ta trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trong thời đại mới. Từ đây, làm cơ sở lý luận để phân tích thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trong chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CBCC CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI

2.1. Khái quát chung về huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội

* Điều kiện tự nhiên:Huyện Nhơn Trạch được tách ra từ huyện Long Thành

theo Nghị định số 51/CP ngày 23/6/1994 của Chính phủ, huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc : giáp TP.Hồ Chí Minh và huyện Long Thành. Phía Nam : giáp TP.Hồ Chí Minh.

Phía Đông : giáp huyện Long Thành và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phía Tây : giáp TP.Hồ Chí Minh.

Diện tích tự nhiên của huyện là 41.083,68 ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên của Đồng Nai, trong đó: Đất nông nghiệp là 27.364,30 ha (chiếm 66,61% tổng diện tích); Đất phi nông nghiệp là 13.662,38 ha (chiếm 33,26% tổng diện tích); Đất chưa sử dụng là 57,01 ha (chiếm 0,14% tổng diện tích)

Huyện Nhơn Trạch có các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng, là cửa ngõ tương lai vào Thành phố Hồ Chí Minh (cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km theo tỉnh lộ 25B) nên Nhơn Trạch có lợi thế to lớn về phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ.

(Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Nhơn Trạch)

* Kinh tế - xã hội: Trong giai đoạn 2015 – 2019, tình hình kinh tế - xã hội

của Huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận:

Về công nghiệp – xây dựng: Trong 5 năm, huyện đã phối hợp với các ngành chức năng tỉnh kêu gọi, thu hút được 134 dự án mới với tổng vốn đầu tư là 1,9 tỷ USD. Nâng tổng số dự án trên địa bàn huyện lên 498 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 10,3 tỷ USD, trong đó, có 361 dự án FDI với tổng vốn 9,3 tỷ USD và 137 dự án trong nước với số vốn 23.355,91 tỷ đồng. Hiện có 294/498 dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hơn 112.000 lao động trong và ngoài địa phương.

Về hoạt động cụm công nghiệp: Tại cụm hiện có 32 doanh nghiệp đầu tư; trong đó có 17 doanh nghiệp đang hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 3.700 lao động, 04 doanh nghiệp đang xây dựng và 11 doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục đầu tư. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thực hiện trong 05 năm là 45.652 tỷ đồng, đạt 76% so NQ, trong đó vốn đầu tư nước ngoài là 23.902 tỷ đồng.

Về thương mại – dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn có mức tăng trưởng hàng năm là trên 25,67% đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. (Mục tiêu Nghị quyết 25-26%/năm).

Về nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển tuy diện tích gieo trồng giảm do giao đất cho các dự án. Diện tích gieo trồng cây hàng năm đều thực hiện vượt kế hoạch. Giá trị sản xuất nông nghiệp 05 năm giai đoạn 2015-2019 đạt 7.821 tỷ đồng, đạt 104% so với kế hoạch. Có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3,57% so với mục tiêu nghị quyết. (Mục tiêu Nghị Quyết 3,5%-4%)

Về lĩnh vực văn hóa – xã hội: Các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được thực hiện theo đúng chương trình, kế hoạch đề ra; hoạt động văn hóa, thể dục-thể thao được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với yêu cầu giải trí của nhân dân địa phương; công tác xóa đói giảm nghèo, chăm lo các đối tượng chính sách.

Giải quyết việc làm được thường xuyên quan tâm thực hiện và tiếp tục đạt một số kết quả. Giai đoạn 2015 – 2019 đã giải quyết việc làm cho cho 28.568 lao động (bao gồm: đưa vào các doanh nghiệp, giải quyết việc làm tại chỗ dự án 120, cho vay XĐGN, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội để tạo việc làm), đạt 103,88% so với kế hoạch giai đoạn 2015 – 2019. Trong đó, lao động có việc làm ổn định là 143.978 người, chiếm tỷ lệ 98,12% (Trong đó: Nông nghiệp: 13%, Công nghiệp – Xây dựng: 47%, Thương mại – Dịch vụ: 40%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75,1% (tăng 11% so với năm 2015); Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt tỷ lệ 63,2% (tăng 11,2% so với năm 2015); Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động nông thôn đạt 89% (tăng 2% so với năm 2015); tỷ lệ tuyển sinh đào tạo từ trung cấp trở lên so với tổng số người được tuyển sinh là 25,5%.

Về an ninh – quốc phòng: Nhìn chung,công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định kể cả trong các ngày lễ, tết. Đã thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn. Phong trào Quần chúng tham gia bảo vệ Tổ quốc tiếp tục được củng cố, phát triển và đã góp phần hiệu quả trong việc thực hiện tốt công tác phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm. Kết quả trong 05 năm qua, đã phát hiện điều tra làm rõ nhiều vụ phạm pháp hình sự, triệt phá nhiều tụ điểm phức tạp về tệ nạn xã hội ở các địa bàn trọng điểm. Trong lĩnh vực an ninh kinh tế, đã tham gia ổn định tình hình và giải quyết tốt các vụ đình công, tranh chấp lao động ở các doanh nghiệp không để tình trạng nghiêm trọng đáng tiếc xảy ra .

Nhiệm vụ quân sự - quốc phòng trong 05 năm qua được hoàn thành thắng lợi. Chế độ trực sẵn sàng chiến đấu được duy trì thực hiện nghiêm và thường xuyên, đặc biệt trong các đợt cao điểm. Công tác tuyển quân hàng năm đều hoàn thành đạt chỉ tiêu giao quân 100% ở cả hai cấp huyện, xã và nâng dần về chất lượng.

2.1.2. Giới thiệu bộ máy tổ chức cấp huyện của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Huyện Nhơn Trạch gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 11 xã: Phước Thiền, Phú Hội, Long Tân, Phú Thạnh, Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh, Vĩnh Thanh, Long Thọ, Phước An và Thị trấn Hiệp Phước.

Đảng bộ cấp huyện là đảng bộ quản lý cấp giữa cơ sở và cấp tỉnh ủy, vì vậy việc quản lý đảng viên và thi hành Điều lệ Đảng, Nghị quyết Trung ương Đảng,... là nhiệm vụ quan trọng nhất của cấp huyện ủy.

Hội đồng nhân dân huyện gồm: các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên

Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Nhơn Trạch được tổ chức hoạt động theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; các cơ quan chuyên môn

trực thuộc UBND huyện Nhơn Trạch (12 cơ quan) được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Hiện nay, UBND huyện Nhơn Trạch tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ tịch UBND huyện là người lãnh đạo và điều hành hoạt động của UBND huyện, chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ và quyền hạn của mình, cùng với tập thể UBND huyện chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân huyện và UBND tỉnh.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện là cơ quan tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước ở địa pương, thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn theo sự ủy phân công của UBND huyện đúng quy định của pháp luật.

2.1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai Trạch, tỉnh Đồng Nai

2.1.3.1. Số lượng

Thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCC, viên chức; Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung Ương về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung Ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Huyện ủy Nhơn Trạch đã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy, đảm bảo lộ trình đã được phê duyệt. Theo số liệu thống kê của phòng Nội vụ của huyện, số lượng CBCC của huyện có xu hướng giảm từ 433

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 29)